04. Quản Trị Bán Hàng, Thu hồi công nợ

Hoạt động thu hồi nợ có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp

Thu hồi công nợ là luôn là một trong những vấn đề gây “đau đầu” cho các doanh nghiệp. Các hoạt động thương mại, mua bán hàng hóa diễn ra hàng ngày với tốc độ ngày càng nhanh, số lượng các khoản phải thu của khách hàng, đối tác ngày càng nhiều, và không phải khách hàng, đối tác nào cũng thanh toán được đúng hẹn. Việc chậm thanh toán là ảnh hưởng trực tiếp đến dòng vốn của doanh nghiệp, thậm chí với các khoản công nợ lớn mà không thu hồi được sẽ làm ngưng trệ dòng tài chính có thể trực tiếp đẩy doanh nghiệp đến tình trạng mất khả năng thanh toán, hoặc lâm vào trình trạng phá sản. Chính vì thế, hoạt động thu hồi nợ có ý nghĩa quan trọng, quyết định tới sự sống còn của doanh nghiệp.

1. Hoạt động thu hồi nợ là gì

Thu hồi nợ là việc yêu cầu khách nợ thanh toán cho chủ nợ các khoản tiền hay tài sản khi đã hết hạn hoặc quá hạn mà khách nợ phải trả cho chủ nợ theo thỏa thuận và hợp đồng.

Công ty, doanh nghiệp đạt được trạng thái hoạt động lý tưởng khi không còn nợ quá hạn và không bị doanh nghiệp nào đó chiếm dụng vốn quá thời gian quy định. Nhưng gần như trên thực tế không có bất cứ doanh nghiệp nào như vậy tồn tại.

Thực tế thì các doanh nghiệp đều mong muốn chiếm dụng vốn được của các công ty, doanh nghiệp khác càng lâu vì điều đó càng có lợi cho doanh nghiệp của họ, đặc biệt với hoàn cảnh mà kinh tế khó khăn như những năm gần đây.

Các công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp bị phá sản bởi vì không thể thanh toán được các khoản nợ hoặc không thể thanh toán được các khoản nợ đã quá hạn. Vì vậy, thu hồi nợ có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp.

Tham khảo:   6 Ý tưởng để xây dựng đội ngũ bán hàng thành công

2. Thu hồi nợ có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp

Thứ nhất, thu hồi công nợ quyết định “sự sống” của doanh nghiệp và tránh rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

Doanh nghiệp đạt được trạng thái hoạt động lý tưởng khi không còn nợ quá hạn và không bị doanh nghiệp nào đó chiếm dụng vốn quá thời gian quy định.

Khi tài chính, lợi nhuận ổn định, doanh nghiệp có thể có những kế hoạch tài chính, phương án kinh doanh phát triển phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của mình. Khi tài chính, lợi nhuận không ổn định, doanh nghiệp có thể xảy ra tình trạng vay vốn từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng.

Trong hoạt động kinh doanh, việc vay vốn từ các tổ chức khác là dễ hiểu. Trường hợp doanh nghiệp đi vay vốn từ các tổ chức khác và có thể đảm bảo thanh toán đúng hạn thì không xảy ra rủi ro. Tuy nhiên, trường hợp doanh nghiệp đi vay vốn từ các tổ chức khác để kinh doanh nhưng không đảm bảo được thời hạn thanh toán thì rủi ro đối với doanh nghiệp là rất lớn.

Nếu khoản vay vốn ấy bị đẩy vào nhóm nợ xấu, doanh nghiệp có thể bị liệt vào “danh sách đen”, rất khó để tiếp tục đi vay vốn ngân hàng hoặc các tổ chức khác. Nghiêm trọng hơn là tài sản thế chấp của doanh nghiệp có thể bị tịch thu, kê biên để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp có thể bị phá sản bởi vì không thể thanh toán được các khoản nợ đã quá hạn do nguồn vốn cạn kiệt, hoặc khoản nợ của doanh nghiệp chưa thu hồi được.

Thứ hai, thu hồi nợ xấu sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo được lợi nhuận kinh doanh của mình.

Lợi nhuận được hiểu là khoản chênh lệch giữa phần doanh thu của doanh nghiệp và phần chi phí họ chi ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận được coi là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động kinh doanh, đồng thời nó cũng là cơ sở và là nền tảng để từ đó có căn cứ đánh giá hiệu quả kinh tế của mỗi doanh nghiệp.

Tham khảo:   4 cách "kể chuyện" khiến khách hàng dễ bị thuyết phục nhất: Dù là người bán hàng nhỏ hay nhà kinh doanh lớn đều nên biết!

Thực tế thì các doanh nghiệp đều mong muốn chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp khác càng lâu, đặc biệt với hoàn cảnh mà kinh tế khó khăn như những năm gần đây. Hầu hết, các doanh nghiệp thực hiện việc chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác thông qua việc không thanh toán, hoặc kéo dài thời gian thanh toán đối với các khoản công nợ. Do đó, khi công nợ không được thu hồi, đồng nghĩa với việc phần lợi nhuận của doanh nghiệp không đảm bảo, ảnh hưởng lớn đến dòng tiền, tài chính của doanh nghiệp.

Thứ ba, đảm bảo về sự lành mạnh tài chính của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp

Đối với cá nhân: Thông qua các mối quan hệ quen biết, bạn bè, sự bất cẩn trong việc giao kết hợp đồng, không có tài sản bảo đảm… dẫn đến tình trạng bên vay không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ. Việc thu hồi nợ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong giảm thiểu những tổn thất, mất mát về mặt tài sản, cũng như giữ gìn, duy trì các mối quan hệ giữa bên cho vay và bên vay.

Đối với doanh nghiệp và các tổ chức khác: Thông qua các khoản nợ sẽ phản ánh trực tiếp và gián tiếp đến hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp và các tổ chức khác. Để đảm bảo sự lành mạnh về tài chính cũng như lợi nhuận, thì việc thu hồi nợ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động doanh nghiệp và các tổ chức kinh doanh khác.

Tham khảo:   Pepsi- tạo dấu ấn từ Storytelling

Nhìn chung, thu hồi nợ có ý nghĩa vô cùng quan trọng với doanh nghiệp, đảm bảo sự lành mạnh và an toàn về tài chính của doanh nghiệp, giúp vận hành bộ máy hoạt động hiệu quả và tránh rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp cần nhìn nhận tầm quan trọng của việc thu hồi nợ và lựa chọn cho mình phương thức thu hồi nợ hiệu quả, phù hợp.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc