31. Kỹ năng làm việc

Làm Thế Nào Để Đối Phó Với Đố Kỵ Nơi Công Sở?

Chắc hẳn ai trong số chúng ta đã từng nảy sinh lòng đố kỵ đối với người khác. Có những người nhận ra bản chất sự đố kỵ không hề tốt và tìm cách kiểm soát cũng như thay đổi nó, tuy nhiên có những người lại để sự đố kỵ biến thành bản tính không thay đổi và mang sự đố kỵ gieo rắc khắp mọi nơi từ gia đình cho đến nơi công sở.

Vậy bản chất đố kỵ là gì? đố kỵ nơi công sở thể hiện qua những hành vi nào? Bạn đọc hãy cùng Masterskills tìm hiểu về sự đố kỵ nhé.

Đố kỵ là gì? Đố kỵ nơi công sở là gì? 

Đố kỵ thực chất là một tính cách tiêu cực trong mỗi con người chúng ta. Sự đố kỵ không phải mới xuất hiện mà đã có từ rất lâu đời, có quan điểm còn trình bày rằng: khi con người vẫn còn mang trong mình sự so sánh lẫn nhau thì khi đó sự đố kỵ vẫn sẽ còn tồn tại. 

đố kỵ nơi công sở là gìđố kỵ nơi công sở là gì
Đố kỵ nơi công sở là gì?

Giải nghĩa đố kỵ trong Tiếng Việt là việc cảm thấy khó chịu trong lòng khi thấy người khác phát triển hơn mình ở một đặc điểm gì đó và sinh ra cảm giác ghét bỏ thì đó là cảm xúc đố kỵ.

Sự đố kỵ trong tiếng anh còn được gọi là Jealousy, một từ ngữ được sử dụng rất nhiều trong các chủ đề nghị luận xã hội hiện nay. Lý do cho sự phổ biến này là vì con người thường mang lòng đố kỵ đi đến khắp nơi và nơi công sở cũng không là ngoại lệ.

Vậy đố kỵ trong công sở là gì? đó chính là sự hơn thua, ganh ghét giữa những người được gọi là đồng nghiệp với nhau. Những khía cạnh như mức lương, bộ phận, vị trí hay thậm chí là sự ái của mọi người là những vấn đề thường xuyên bị các cá nhân cùng chỗ làm đem ra so sánh và bàn tán, để từ đó nảy sinh lòng đố kỵ lẫn nhau.

Tác hại của sự đố kỵ nơi công sở 

Trong một tổ chức, nếu có cá nhân luôn tìm cách bác bỏ sự nỗ lực phấn đấu cũng như thành quả lao động của người khác thì đó là lúc lòng ganh tỵ nơi công sở đã xuất hiện. Một người sẽ nhanh chóng rơi vào nỗi bất hạnh khi trong tâm trí luôn tràn đầy sự ghen ghét, ganh tị trong công việc với người khác.

Lòng đố kỵ ở một người sẽ dễ dàng bị nhìn thấu chỉ thông qua những hành động nhỏ hay thậm chí là một ánh mắt. Khi một người đồng nghiệp có biểu hiện xuất sắc ở một lĩnh vực nào đó, những người mang tâm đố kỵ sẽ cố gắng phủ nhận công sức đó cũng như đưa ra những lời lẽ khó nghe khi nói về người có được thành công.

Tham khảo:   “Mẹo” nêu ưu nhược điểm của bản thân thuyết phục nhà tuyển dụng

Trên thực tế, những người càng có tính đố kỵ cao thường sẽ dễ cô độc vì có ít bạn bè và các mối quan hệ tốt vì chẳng một người nào lại thích giao lưu với một người luôn hạ thấp và không công nhận thành tựu của người khác.

Bên cạnh đó, văn hóa doanh nghiệp thường hướng đến những mục tiêu chung, trong khi cá nhân những người đố kỵ lại muốn đánh lẻ giành công một mình. Điều này sẽ đi ngược lại với hướng phát triển của tập thể và có thể kéo kết quả của tập thể xuống theo.

Thực tế kiểu người này xuất hiện ở hầu hết các doanh nghiệp, nếu không được triệt để giải quyết vấn đề này thì sớm muộn những nhân tài bị ganh ghét sẽ từ bỏ doanh nghiệp để tìm kiếm một môi trường thân thiện hơn.

Những biểu hiện của lòng đố kỵ nơi công sở 

đố kỵ công sởđố kỵ công sở
Biểu hiện của lòng đố kỵ nơi công sở

1. Cạnh tranh không lành mạnh

Trong bất kì môi trường làm việc nào, để mọi người cùng nhau phấn đấu phát triển thì cạnh tranh là một điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên có hai hình thức cạnh tranh là cạnh tranh công bằng và cạnh tranh không lành mạnh. 

Rất nhiều người vì thấy đồng nghiệp có năng lực hơn mình mà bản thân sinh lòng ganh ghét đố kỵ và không từ bất cứ thủ đoạn nào để giành cho mình phần thắng. Đó là một biểu hiện đố kỵ có tác động vô cùng tiêu cực đối với mọi người cùng chung một tập thể.

2. Phủ nhận nỗ lực và thành quả của người khác

Trong doanh nghiệp, rất nhiều người khi thấy người khác có thành tựu thì sẽ ngay lập tức cho rằng thành công ấy có sự góp sức của họ. Lên tiếng phủ nhận thành tựu của người khác hay cho rằng sự thành công có được do may mắn cũng là một biểu hiện của lòng đố kỵ.

Ngoài ra cũng có trường hợp bị ghen ghét ngầm, đố kỵ trong lòng khi sự xuất hiện của một người đồng nghiệp có thể làm lu mờ người khác, hoặc họ nhận được sự ưu ái của lãnh đạo.

Làm gì để loại bỏ đố kỵ nơi công sở? 

lòng đố kỵ nơi công sởlòng đố kỵ nơi công sở
Đố kỵ nơi công sở cần được loại bỏ bằng nhiều cách

1. Xây dựng môi trường làm việc lành mạnh

Đối với doanh nghiệp, xây dựng văn hóa doanh nghiệp lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của doanh nghiệp đó. Môi trường làm việc lành mạnh có giá trị và ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh và kết quả làm việc của nhân viên và cả tổ chức đó. 

Tham khảo:   8 kỹ năng đàm phán thương lượng cần thiết trong kinh doanh

Một công ty có văn hóa đoàn kết bền chặt, lành mạnh, không có sự đố kỵ tiêu cực không chỉ thu hút những nhân tài tiềm năng mà còn hỗ trợ nhân viên trong việc chia sẻ mục tiêu và tạo động lực cho họ đi làm, đóng góp hết mình cho tổ chức đó 

2. Bồi đắp và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp

Trên thực tế, lòng ganh tỵ với người khác đều có từ sự đố kỵ trong tâm mỗi người. Lòng đố kỵ không thể hoàn toàn hết đi nhưng nó có thể được giảm xuống. 

Mỗi chúng ta đều cần làm việc, nhưng nếu phải làm việc tại một môi trường vừa có áp lực deadline vừa có sự ganh ghét của đồng nghiệp thì sẽ khiến cho bản thân trở nên mệt mỏi hơn.

Chính vì thế, lập kế hoạch “chiêu dụ” đồng nghiệp là một ý kiến sáng suốt. Những hành đồng nhỏ như tham gia các buổi ăn uống sau giờ làm, bắt chuyện xã giao, v.v có thể giúp kéo gần khoảng cách giữa mọi người lại với nhau.

Tuy nhiên, lưu ý đừng cố gắng thể hiện bản thân, phô trương quá đà vì những điều đó sẽ khiến bạn chuốc thêm phiền phức. 

3. Làm việc chăm chỉ và khiêm tốn

Để tiêu diệt sự đố kỵ nơi công sở bạn hãy cố gắng làm việc chăm chỉ. Việc gì cũng có lý do của nó, nếu bạn làm việc hiệu quả chắc chắn sếp sẽ trọng dụng bạn. Nhưng đôi khi đồng nghiệp của bạn lại không nghĩ như vậy. Do đó, để “đập tan” nghi ngờ, bạn chỉ còn cách chăm chỉ làm việc và hoàn thành tốt tất cả các công việc được giao.

Để tránh khỏi sự đố kỵ nơi công sở, hãy làm việc chăm chỉ và khiêm tốn. Làm việc gì cũng cần có sự cố gắng vì nếu bạn chăm chỉ làm việc có hiệu quả thì việc được sếp trọng dụng là chuyện đương nhiên. 

Nhưng đồng nghiệp của bạn sẽ cố gắng phủ định điều đó, hãy mặc kệ và cố gắng hoàn thành công việc được giao một cách tốt nhất. Điều này sẽ giúp bạn xử lý công việc một cách dễ dàng và có thể sẽ được họ nể phục thay vì ganh tỵ như trước.

4. Thẳng thắn đối mặt và giải quyết triệt để nếu thấy hành vi đố kỵ công sở.

Nếu không thể thay đổi được lòng đố kỵ từ người khác thì hãy thẳng thắn đối mặt và giải quyết vấn đề một cách triệt để bằng việc phớt lờ những hành động dè biểu của họ. Hãy luôn giữ cho mình tâm thế lạc quan, yêu đời, bạn sẽ thấy mình dễ thở hơn vì đến cuối cùng, họ cũng chỉ là những người đi ngang đời bạn.

Tham khảo:   3 nỗi sợ kinh điển trong công việc bán hàng và cách khắc phục

Tuy nhiên, sự đố kỵ của đồng nghiệp sẽ vô tình giúp tính nhẫn nại, kiên trì của chúng ta được rèn luyện. Sự đố kỵ không hề mang lại bất kì giá trị tốt đẹp nào, vì thế đừng để những chuyện thị phi không đáng phải lẩn quẩn trong tâm trí bạn.

Kết luận 

Masterskills đã tổng hợp và giải thích các thông tin chi tiết nhất về sự đố kỵ nơi công sở là gì và những thông tin liên quan về cảm xúc đố kỵ này.

Hy vọng với những kiến thức mà Masterskills cung cấp, bạn có thể hiểu rõ hơn về sự đố kỵ nơi công sở và các phương pháp để xử lý cũng như vượt qua sự đố kỵ nơi làm việc để có thể làm việc hiệu quả.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo