Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng

Làm Thế Nào Để Trả Lời Câu Hỏi Sở Thích Của Bạn Là Gì Từ Nhà Tuyển Dụng? 

Trả lời một cách trôi chảy và thuần thục những câu hỏi phỏng vấn khi đi xin việc là cách giúp bạn tạo được điểm thu hút đối với nhà tuyển dụng. Và đã bao giờ việc trả lời câu hỏi phỏng vấn sở thích của bạn là gì cũng khiến bạn ngập ngừng, khó xử? Nếu bạn chưa biết làm thế nào để trả lời câu hỏi sở thích của bạn là gì từ nhà tuyển dụng thì những chia sẻ sau đây của Masterskills sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này. Cùng theo dõi nhé. 

Tại sao nhà tuyển dụng muốn biết sở thích của bạn là gì?

Khi nhà tuyển dụng hỏi bạn câu hỏi “Sở thích của bạn là gì?”, điều đó có nghĩa là bạn đã thu hút sự quan tâm của họ và họ muốn biết thêm về bạn với tư cách là một cá nhân phù hợp với văn hóa doanh nghiệp của họ. 

Dưới đây là những điều quan trọng mà tuyển dụng thực sự muốn biết và đánh giá khi hỏi về sở thích và mối quan tâm của ứng viên:

  • Để biết bạn đam mê điều gì và sở thích của bạn với những thứ khác ngoài công việc.
  • Sở thích của bạn phù hợp với công việc bạn làm như thế nào;
  • Nhà tuyển dụng có thể biết thêm một chút về cuộc sống cá nhân của bạn và con người bạn ngoài trách nhiệm công việc.

Bí quyết trả lời câu hỏi “sở thích của bạn là gì” tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng

Sau khi bạn có một danh sách toàn diện về sở thích và mối quan tâm của mình với các kỹ năng, phẩm chất và giá trị tương ứng, bạn có thể lập kế hoạch trả lời câu hỏi thể hiện rõ giá trị độc đáo mà bạn có thể mang lại cho vị trí này. Thực hiện theo các mẹo sau để tạo ra một câu trả lời ngắn gọn và thuyết phục:

1. Cho nhà tuyển dụng thấy đam mê của bạn khi nói về sở thích 

sở thích của bạn là gì
Thể hiện đam mê của bạn khi nói về sở thích

Bạn có thể làm cho câu trả lời của mình cụ thể hơn nữa bằng cách cung cấp một ví dụ ngắn gọn về sở thích hoặc mối quan tâm của bạn. Hãy thử sử dụng phương pháp STAR để xác định tình huống và nhiệm vụ bạn cần hoàn thành. Sau đó, phác thảo các hành động của bạn và trình bày kết quả. Chiến lược này có thể giúp bạn tập trung vào những chi tiết quan trọng và thể hiện kỹ năng, phẩm chất hoặc giá trị của bạn.

2. Sở thích nói lên tính cách, hãy lựa chọn thông minh

Phần này của câu trả lời bạn nên tham khảo danh sách đầy đủ các hoạt động ngoại khóa của bạn. Thảo luận về các hoạt động giúp bạn chuẩn bị cho việc đào tạo, thực hiện các nhiệm vụ và thành công khác tại nơi làm việc.

Tham khảo:   Structured Interview Là Gì? Các Loại Câu Hỏi Trong Phỏng Vấn Có Cấu Trúc

Bạn có thể nói đến hàng trăm sở thích khác nhau nhưng nên cố gắng chọn 1 – 3 sở thích đặc thù phù hợp với công việc bạn đang ứng tuyển. Bởi đây là cách giúp cho nhà tuyển dụng thấy được sự phù hợp cũng như sự quan tâm sâu sắc của bạn đối với vị trí mà họ đang cần.

Là một ứng viên thông minh, họ sẽ biết cách biến từ một sở thích đơn giản trở thành điểm mạnh của bản thân. Vậy nên, trước khi tham gia vào các cuộc phỏng vấn xin việc bạn nên cố gắng đọc mô tả công việc thật kỹ để biết được sở thích gì của bản thân sẽ chinh phục được nhà tuyển dụng. 

3. Kết nối sở thích với công việc, công ty bạn ứng tuyển

trả lời câu hỏi sở thích của bạn
Nói về sở thích có liên quan đến công việc bạn ứng tuyển

Hãy nói rõ các sở thích của bản thân giúp bạn trở thành người phù hợp với công ty như thế nào, nên xét về giá trị hoặc niềm đam mê của bạn. Cân nhắc thảo luận về sự tham gia gần đây của công ty vào công việc từ thiện hoặc đánh giá tích cực của nhân viên.

4. Nói ngắn gọn và súc tích

Thời gian phỏng vấn có hạn vì thế bạn cần đưa ra câu trả lời thật ngắn gọn và súc tích về sở thích của bản thân mình. Cách làm này giúp bạn tận dụng tối đa thời gian để đưa ra được câu trả lời đúng với trọng tâm nhất. 

5. Không đề cập đến sở thích gây tranh cãi hoặc liên quan đến chính trị

Cần tránh đề cập đến những sở thích của bản thân có thể gây nên sự tranh cãi hoặc liên quan đến chính trị. Đây là điều thực sự cấm kỵ và ứng viên cần đặc biệt chú ý, việc đưa ra sở thích gây tranh cãi hoặc liên quan đến chính trị có thể khiến cho nhà tuyển dụng có cách nhìn khác về bạn.

6. Đừng bao giờ nói rằng bạn không có sở thích nào 

Nếu được hỏi sở thích của bạn là gì thì lời khuyên là bạn không nên trả lời câu hỏi bằng cách nói “tôi không có sở thích nào cả”. Câu trả lời này sẽ khiến bạn trở thành người thiếu chủ động, không có đam mê và sở thích trong cuộc sống. Không những thế việc trả lời không sẽ khiến nhà tuyển dụng có ấn tượng xấu về bạn. 

Một vài sở thích nên và không nên được đề cập trong cuộc phỏng vấn

nói về sở thích trong phỏng vấn
Sở thích nên và không nên nhắc đến trong phỏng vấn

Dưới đây là một vài gợi ý về sở thích nên và không nên đề cập đến trong cuộc phỏng vấn, cụ thể:

  • Sở thích nên trả lời:
    • Tham gia các hoạt động tình nguyện.
    • Sở thích đọc sách, xem phim, làm vườn, v.v.
    • Tham gia các khóa học chuyên môn, phát triển kỹ năng cho bản thân.
    • Luyện tập thể thao, tập thể dục, tham gia lớp yoga hay các hoạt động liên quan đến sức khỏe của bản thân. 
    • Các sở thích liên quan đến sáng tạo như viết lách, vẽ tranh, chơi nhạc, nấu ăn, v.v.
  • Sở thích không nên trả lời:
    • Tuyệt đối không nên đề cập đến các sở thích gây tranh cãi.
    • Không nên phóng đại sở thích của bản thân, tránh lan man về cuộc sống cá nhân của bạn. 
    • Sở thích của bạn không nên đi ngược lại trách nhiệm công việc.
    • Đừng trả lời bạn không có sở thích
Tham khảo:   Những Câu Hỏi Phỏng Vấn Google Thường Gặp Và Cách Trả Lời Ghi Điểm

Mẫu trả lời câu hỏi sở thích của bạn là gì trong phỏng vấn 

Dưới đây là một số ví dụ trả lời câu hỏi sở thích của bạn là gì dành cho ứng viên khi trả lời nhà tuyển dụng khi bạn tham gia phỏng vấn.

Ví dụ 1:

“My hobbies are playing board games and solving all kinds of puzzles

Of the two, I spend most of my free time bent over a puzzle, like a jigsaw, general trivia, logic, cryptic, or even a Sudoku or crossword puzzle.

On my 9th birthday, I remember receiving a Rubik’s cube and a 1000-piece jigsaw puzzle. That’s when this hobby got triggered. Over the years, I have realized that a tough puzzle can easily take a few hours to a month to solve!

In retrospect, this hobby has been a great teacher. I have acquired patience, consistent effort, planning, perseverance, and observation due to my hobby.

(Sở thích của tôi là chơi board game và giải các loại câu đố. Trong số hai sở thích trên, tôi dành phần lớn thời gian rảnh của mình để giải một câu đố, chẳng hạn như: trò chơi ghép hình, giải câu đố chung, mật mã, hoặc thậm chí là Sudoku hoặc trò chơi ô chữ.

Vào sinh nhật lần thứ 9 của tôi, tôi nhớ đã nhận được một khối Rubik và sở thích với trò chơi ghép hình cũng bắt đầu từ đó. Qua nhiều năm, tôi nhận ra rằng một câu đố hóc búa có thể mất từ vài giờ đến một tháng để giải. 

Nhìn lại, sở thích này như một người giáo viên tuyệt vời. Tôi đã có được sự kiên nhẫn, nỗ lực, biết lập kế hoạch, kiên trì và quan sát nhờ sở thích của mình.)

Ví dụ 2:

“My hobbies are reading books and working out. Along with this, I also like cooking. While researching the company, I got to know about the in-house gym. Having a gym in the workplace is a great idea as employees can get to know each other better on a casual level apart from their designated roles.“

(Sở thích của tôi là đọc sách và tập thể dục. Cùng với điều này, tôi cũng thích nấu ăn. Trong khi tìm hiểu về công ty, tôi đã biết về phòng tập thể dục được công ty trang bị cho nhân viên. Có một phòng tập thể dục tại nơi làm việc là một ý tưởng tuyệt vời vì nhân viên có thể hiểu nhau và thân thiết với nhau hơn ngoài vai trò trong công việc hàng ngày.)

Tham khảo:   Lý Do Trượt Phỏng Vấn Nhiều Lần? Lỗi Do Đâu

Ví dụ 3:

“I love learning new skills and recently I have been interested in exploring different languages as they help me explore new cultures around the world. I started learning Korean online and I have already cleared the beginner level. I generally spend my weekends focusing on exploring new Korean words and watching Korean movies to strengthen my grasp over the language.“

(Tôi thích học các kỹ năng mới và gần đây tôi quan tâm đến việc khám phá các ngôn ngữ khác nhau vì chúng giúp tôi khám phá các nền văn hóa mới trên khắp thế giới. Tôi bắt đầu học tiếng Hàn Quốc trực tuyến và tôi đã vượt qua trình độ mới bắt đầu. Tôi thường dành những ngày cuối tuần để tập trung khám phá những từ mới tiếng Hàn và xem phim Hàn Quốc để củng cố khả năng nắm bắt ngôn ngữ của mình.)

Kết Luận

Trên đây là những gợi ý của Masterskills giúp bạn trả lời câu hỏi sở thích của bạn là gì. Mong rằng những thông tin hữu ích trên của chúng mình sẽ giúp bạn có được câu trả lời phù hợp, từ đó tạo được ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng. 

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc