Quản trị rủi ro, Xử lý khủng hoảng truyền thông

Một số nguyên tắc cơ bản trong xử lý khủng hoảng truyền thông

Trong quá trình hoạt động trên thị trường doanh nghiệp không tránh khỏi những khủng hoảng về truyền thông. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng biết cách xử lý và giải quyết ổn thỏa.

Dưới đây sẽ là những gợi ý giúp doanh nghiệp tránh khỏi những sai lầm trong xử lý khủng hoảng truyền thông và giữ vững được thương hiệu của mình.

Một số nguyên tắc cơ bản của xử lý khủng hoảng đó là:

1. Xác định tầm vóc và mức độ của khủng hoảng

2. Xác định nguyên nhân khủng hoảng

3. Thành lập ban tác chiến (tốt nhất là thành lập trước đó) gồm TGĐ và các bộ phận có liên quan trực tiếp.

4. Xác định người phát ngôn, hướng phát ngôn, số lượng thông tin phát ra và tuân thủ tuyệt đối việc này.

5. Xử lý vấn đề với những người có liên quan ngay tại gốc rễ. Đồng thời đưa ra các bằng chứng thuyết phục của các nhà chức trách .

6. Vận dụng mọi mối liên hệ với báo giới của chính công ty và của công ty truyền thông tư vấn xử lý khủng hoảng. Tranh thủ sự ủng hộ của người tiêu dùng, công chúng (ví dụ: nếu Viettel bị tấn công vì chất lượng sóng kém, ngay lập tức có thể huy động testimonial của hàng triệu người tiêu dùng, nếu HSBC bị chê trách về chất lượng phục vụ, có thể phỏng vấn ngay hàng nghìn khách hàng; Mì gấu đỏ thay vì ‘‘đốt’’ 77 tỷ vào quảng cáo và đầu tư chút ít vào PR, để khách hàng cùng công ty đi thăm và giúp các cháu bé, trích nhiều tiền hơn trong mỗi gói mì, tạo nên một làn sóng mạnh mẽ ủng hộ trên mạng thì có thể sự việc đã khác đi,…)

Tham khảo:   Bài học rút ra từ những “thương vụ” xử lý khủng hoảng truyền thông

7. Sử dụng các công cụ online để tăng lượng tin tích cực, pha loãng thông tin tiêu cực tiến đến đẩy tin xấu xuống thật xa trong bảng kết quả tìm kiếm của google.

8. Đảm bảo truyền thông xuyên suốt trong nội bộ và với báo giới.

Không nên:

1. Quanh co, chối trách nhiệm, đùn đẩy trách nhiệm.

2. Cư xử trên tiền.

3. Nóng giận, phát ngôn, hành động thiếu kiềm chế.

4. Phát ngôn hành động không nhất quán.

5. Xóa bài (các motor tìm kiếm tự động hoạt động liên tục và xóa bài chứng tỏ doanh nghiệp đang có điều giấu diếm, điều này càng kích thích nhà báo và đối thủ đào sâu, nghiên cứu).

Trên đây là những lưu ý cơ bản giúp doanh nghiệp đứng vững hơn trước giới truyền thông và bảo vệ thương hiệu của mình một cách tốt nhất.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo