31. Kỹ năng làm việc

OKR là gì? Lợi ích, các bước triển khai và xây dựng OKR

OKR mang lại những lợi ích gì mà ngày càng có nhiều các doanh nghiệp lựa chọn? Bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu OKR là gì, chi tiết các bước triển khai và xây dựng OKR, tips thực hiện OKR hiệu quả để bạn đọc hiểu rõ và áp dụng nhé.

OKR là gì? Lợi ích, các bước triển khai và xây dựng OKR

OKR là gì? OKR là viết tắt của từ gì?

“OKR là từ viết tắt của Objectives and Key Results, có nghĩa là phương pháp quản trị theo mục tiêu và kết quả then chốt giúp các cá nhân trong nhóm có sự hợp tác chặt chẽ, đi đúng hướng để đạt hiệu quả mong muốn.”

Cấu trúc của OKR dựa trên 2 yếu tố:

– Objective (Mục tiêu): là đích đến mà cá nhân, tổ chức hay đội nhóm thiết lập để thúc đẩy quá trình vận hành và phát triển công việc. Do đó, mục tiêu đặt ra cần rõ ràng, cụ thể, có thể đo lường và được xác định trong khoảng thời gian nhất định, nhằm khích lệ tinh thần làm việc của người tham gia.

– Key Result (Kết quả then chốt): là những chỉ số đo lường sự tiến bộ, mức độ thành công khi cá nhân, tổ chức, đội nhóm đạt được mục tiêu. Quy trình này được áp dụng trong suốt quá trình thực hiện.

OKR hoạt động theo nguyên lý đặt ra một cách minh bạch, luôn ở mức cao hơn so với năng lực của nhân viên. Điều này nhằm mục tiêu thúc đẩy tinh thần làm việc của họ. 

Một vài ví dụ cụ thể về OKR để các bạn hình dung

Phòng nhân sự 

– Mục tiêu: Nâng cao sự hài lòng, tỷ lệ giữ chân nhân viên cao hơn. 

– Kết quả cụ thể:

+ Giảm 20% tỷ lệ nhân viên nghỉ việc trong năm 2023;

+ Tăng 80% tỷ lệ nhân viên đạt mục tiêu cá nhân đề ra trong năm 2023;

+ Điểm đánh giá sự hài lòng về công việc của nhân viên đạt ít nhất 4.8/5/ tháng.

Phòng Marketing 

– Mục tiêu: Đạt được số liệu kỷ lục trong lĩnh vực của Marketing 

Kết quả cụ thể: 

– Lượng người ghé thăm website 200.000 lượt; 

– Số người theo dõi trên Fanpage tăng 150.000;

– Người theo dõi trên mạng xã hội tăng 60%; 

– Tăng tỷ lệ PR trên mạng xã hội lên 25%.

Lợi ích khi ứng dụng mô hình OKR là gì?

Dưới đây là những lợi ích mà OKR mang lại cho doanh nghiệp:

Tập trung vào các vấn đề thiết yếu

Khi đã nắm được chính xác mục tiêu, các nhân viên trong các phòng/team sẽ chủ động tập trung giải quyết những vấn đề cần thiết trước, nhờ đó chiến lược làm việc được tạo dựng cẩn thận, chu đáo để mang tới kể quả như lãnh đạo doanh nghiệp mong muốn.

Tham khảo:   6 điều cần tránh nếu muốn nổi bật trong công việc mới

Tạo sự liên kết chặt chẽ trong nội bộ doanh nghiệp

Khi mọi người đã cùng trao đổi để thống nhất ra mục tiêu, định hướng chung thì sẽ tạo ra sự liên kết chặt chẽ trong nội bộ, giúp quá trình thực hiện công việc một cách thuận lợi để sớm đạt được mục tiêu cuối cùng đã đề ra.

Làm tăng tính minh bạch nội bộ

Xây dựng OKR giúp mọi người theo dõi được quá trình làm việc và kết quả cuối cùng một cách minh bạch trong nội bộ công ty. Nó giúp các cá nhân có thể kết hợp với các bộ phận khác xử lý công việc hiệu quả hơn.

Nhân viên được trao quyền

Khi mọi người đều đã nắm rõ được mục tiêu và chi tiết công việc thì trưởng phòng/nhóm sẽ để các thành viên tự theo dõi và đánh giá công việc. Quyết định này sẽ giúp nâng cao tinh thần, trách nhiệm của cá nhân đó với nhiệm vụ được giao.

Đo được tiến độ hoàn thành

Nhờ có tính minh bạch trong nội bộ, ban quản lý có thể dễ dàng theo dõi được tiến độ công việc, đánh giá được mức độ hoàn thành mục tiêu, thúc đẩy quá trình hoàn thành công việc như kế hoạch đã định.

Nâng cao hiệu suất để đạt kết quả vượt bậc

Chính vì OKR luôn đặt ra kết quả ở mức cao hơn năng lực nên trong quá trình làm việc, mọi người đều phải phát huy tối đa khả năng từ đó dẫn đến năng suất làm việc sẽ tăng và đạt được kết quả ngoài sự kỳ vọng.

Hướng dẫn các bước xây dựng và triển khai OKR

Xây dựng và triển khai OKR chuẩn chỉnh, mang lại kết quả ấn tượng cần trải qua các bước cụ thể. Vậy các bước để thực hiện OKR là gì?

Xác định được Objective và Key Result

Khi xây dựng OKR điều đầu tiên các bạn cần đề ra 3 đến 5 mục tiêu cụ thể trong thời gian nhất định: quý/năm. Đồng thời, doanh nghiệp cần tạo áp lực trong mục tiêu đó để nhân viên phát huy khả năng tối đa. Và phải nhớ rằng Key Result phải phản ánh đúng thực tế và đo lường được.

Xác định hệ thống tổ chức quản lý OKR

Sử dụng phần mềm sẵn để doanh nghiệp có thể theo dõi, quản lý, điều chỉnh quá trình làm việc. Tuy nhiên, các bạn cần nắm chắc mục tiêu, quy trình công việc để tránh đi lệch với định hướng ban đầu.

Tham khảo:   Đừng Để Những Tật Xấu Nơi Công Sở Này Làm Sự Nghiệp Của Bạn Xuống Dốc

Tiến hành phác thảo mục tiêu

Doanh nghiệp cần tổ chức một cuộc hợp tất cả nhân viên thực hiện OKR để thu thập ý kiến. Sau đó mới tiến hành phác thảo mục tiêu, xây dựng hoàn thiện OKR để các bộ phận tiến hành triển khai.

Phổ biến chiến lược OKR cho toàn doanh nghiệp

​​Sau khi đã hoàn thành việc xây dựng OKR, doanh nghiệp cần phổ biến cho toàn thể nhân viên được biết. Cần phân tích cụ thể về mục đích, kết quả hướng tới cho mọi người hiểu để thực hiện đúng như yêu cầu. 

Phác thảo mục tiêu của từng cá nhân

Khi mọi người đã hiểu rõ về chiến lượng OKR, các trưởng phòng/trưởng bộ phận sẽ họp và phân tích, trình bày cách triển khai công việc và thống nhất nhiệm vụ của từng cá nhân để họ sắp xếp và thực hiện công việc đảm bảo kết quả như mục tiêu đề ra.

Phân tầng, triển khai OKR

Sau khi cho nhân viên triển khai công việc, các trưởng phòng/trưởng bộ phận sẽ gửi ban lãnh đạo doanh nghiệp bảng tổng hợp ý kiến của nhóm/ban về OKR. Sau khi được lãnh đạo xem xét và thống nhất, OKR được trình bày trong cuộc họp toàn doanh nghiệp để triển khai công việc cụ thể.

Theo dõi và quản lý OKR từng cá nhân

Trong quá trình thực hiện OKR, người quản lý phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi và đánh giá từng cá nhân dựa vào sự trợ giúp của phần mềm sẵn có. Việc làm này giúp cho mỗi cá nhân chủ động và tự giác trong công việc để có năng suất và hiệu quả cao hơn.

Đánh giá chiến lược OKR

Việc đánh giá chiến lược OKR sẽ dựa vào thang điểm từ 0 – 1.0. Trong đó 0 điểm là không thực hiện được phần nào trong mục tiêu, 0.6 – 0.7 điểm là mức độ an toàn thể hiện kế hoạch đang đi đúng hướng. Và 1 điểm là hoàn thành được mục tiêu.

OKR phù hợp với loại hình doanh nghiệp nào?

OKR là phương pháp hữu hiệu nên ngày càng có nhiều doanh nghiệp áp dụng vào mô hình của mình. OKR có thể áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, từ nhỏ và vừa đến lớn, thuộc mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.

– Đối với các doanh nghiệp nhỏ, áp dụng chiến lược OKR sẽ giúp toàn bộ nhân viên tránh được những công việc “không tên” để tập trung vào các mục tiêu quan trọng nhất. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và thời gian, nâng cao hiệu quả công việc.

Tham khảo:   Lí do kiên trì nhẫn nại quan trọng với nhân viên kinh doanh

– Đối với các doanh nghiệp vừa, sử dụng OKR để thực hiện và làm rõ những kỳ vọng trong việc tổ chức, quản lý. OKR giúp tăng cường sự gắn kết và phối hợp giữa các bộ phận để hoàn thành công việc sớm nhất.

– Đối với các doanh nghiệp lớn, OKR giúp minh bạch hóa, gắn kết/kết nối với những nhóm làm việc từ xa giúp cả tổ chức cùng nỗ lực hướng tới việc vượt trội mục tiêu đề ra.

Vậy là chúng tôi đã giúp các bạn hiểu được OKR là gì, những lợi ích và các bước triển khai sao cho có hiệu quả. Mong rằng, bài viết này của Careerlink.vn sẽ giúp các doanh nghiệp áp dụng thành công chiến lược OKR trong thời gian sắp tới. 

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo