32. Kiến thức kinh tế

PCI là gì? Tất tần tật những lĩnh vực mà PCI biểu thị

PCI là gì? Đặc điểm của PCI, tiêu chí đánh giá PCI là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé. 

PCI là gì?

PCI là viết tắt của một cụm từ tiếng Anh bắt đầu bằng 3 chữ cái P – C – I. Và, mỗi một cụm từ đương nhiên sẽ mang nhiều nghĩa riêng biệt khác nhau, thể hiện cho một lĩnh vực mà chúng được sử dụng. Ở đây, chúng ta hiểu theo 2 khái niệm cơ bản và thông dụng nhất là:

PCI trong cụm từ tiếng Anh “Provincial Competitiveness Index” nghĩa là chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Chúng dùng để đánh giá và xếp hạng các chính quyền cấp tỉnh, thành của Việt Nam về chất lượng điều hành trong kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh. Tỉnh nào có kết quả điều hành kinh doanh thuận lợi cho sự phát triển doanh nghiệp dân doanh tốt thì chỉ số PCI sẽ cao.

Ngoài ra, PCI còn là từ viết tắt thông dụng trong chuyên ngành công nghệ thông tin “Peripheral Component Interconnect”. Chúng được đưa ra nhằm làm tiêu chuẩn đánh giá việc truyền dữ liệu giữa một thiết bị ngoại vi qua chip cầu nam đến bo mạch chủ.

Có vẻ như, cùng là một thuật ngữ viết tắt nhưng PCI lại biểu thị 2 lĩnh vực hoàn toàn tách biệt nhau. Để bạn dễ hiểu hơn, phần tiếp theo chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu cụ thể từng lĩnh vực nhé!

Giới thiệu PCI trong vai trò là chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Định nghĩa chi tiết PCI – năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

PCI là gì? Như đã nói ở trên, PCI chính là một chỉ số mà mọi tỉnh, thành tại Việt Nam đều hướng đến.

“PCI đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá về vấn đề điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp dân doanh”.

Vì thế, hiện nay, mọi doanh nghiệp trước khi quyết định đầu tư vào một địa phương nào đó thường sẽ rất chú trọng vào chỉ số PCI.

Chỉ số này lần đầu được công bố thí điểm vào năm 2005 đối với 42 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Việt Nam. Sau đó, nó được công bố lần thứ 2 vào năm 2006 trở đi với tất cả các tỉnh, thành khác.

Đặc điểm, tiêu chí đánh giá PCI là gì?

Đặc điểm, tiêu chí đánh giá PCI là gì? Mỗi một địa phương được đánh giá có chất lượng điều hành kinh tế tốt nếu đạt được 10 chỉ số thành phần sau của PCI:

Tham khảo:   Monopolistic competition là gì, có ưu nhược điểm thế nào?

–       Địa phương có mức chi phí thấp cho doanh nghiệp khi gia nhập thị trường;

–       Doanh nghiệp đến địa phương kinh doanh có thể tiếp cận đất đai dễ dàng và cơ hội sử dụng quỹ đất ổn định;

–       Doanh nghiệp có môi trường kinh doanh được đảm bảo minh bạch, mọi thông tin đều được công khai;

–       Mức chi phí không chính thức dành cho doanh nghiệp không cao;

–       Các công tác thanh tra, kiểm tra cũng như thực hiện các quy định, thủ tục hành chính nhanh chóng;

–       Môi trường cạnh tranh với các doanh nghiệp khác bình đẳng như nhau;

–       Chính quyền hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết vấn đề năng động, sáng tạo và hiệu quả;

–       Doanh nghiệp kinh doanh tại địa phương được hỗ trợ dịch vụ chất lượng cao, hiệu quả;

–       Doanh nghiệp được áp dụng chính sách đào tạo nguồn lao động tốt nhất;

–       Chính quyền phải cam kết có những thủ tục giải quyết tranh chấp công bằng, hiệu quả và duy trì được an ninh trật tự tại khu vực.

Mục đích của việc công bố chỉ số PCI

Mục đích của PCI là gì? PCI được công bố không phải nhằm nghiên cứu khoa học đơn thuần hay để biểu dương, phê bình một cá thể tỉnh nào đó. Mà đây là cách để chúng ta có thể tìm hiểu, lý giải lý do vì sao một số tỉnh, thành vượt lên các tỉnh, thành khác về phát triển kinh tế tư nhân. Vì sao có một số tỉnh, thành lại tạo được công ăn việc làm và giúp nền kinh tế tăng trưởng nhanh đến vậy.

Thông qua đó, PCI cũng là cách để mang đến cho các nhà lãnh đạo tỉnh, thành phố những kiến thức hữu ích trong việc cải cách điều hành kinh tế cho địa phương mình một cách hiệu quả.

PCI trong lĩnh vực khoa học máy tính

PCI là gì trong lĩnh vực khoa học máy tính?

Nếu người làm nghề kinh doanh quen thuộc với PCI năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thì dân kỹ thuật máy tính sẽ không xa lạ với cụm từ PCI – yếu tố quan trọng tham gia vào vi mạch bo điện tử. Chúng thường được dùng là tiêu chuẩn giao tiếp giữa các linh kiện phần cứng máy tính với nhau.

Tham khảo:   Unit Rate là gì? Khác biệt giữa unit rate và định mức

Thông thường, chúng ta thường nghe đến chuẩn PCI bo mạch chủ, RAM hoặc Card âm thanh, đồ họa, chuột, bàn phím hay loa máy tính… Mỗi PCI sẽ cho một chuẩn tốc độ truyền tải dữ liệu khác nhau. Trong đó, PCIe được xem là chuẩn giao tiếp có tốc độ truyền tải dữ liệu cao nhất trong lĩnh vực khoa học máy tính này.

Các chuẩn khe cắm PCI phổ biến thường gặp

Các khe cắm PCI là nơi tiếp xúc giữa các linh kiện máy tính với nhau qua chuẩn PCI. Mỗi chuẩn khe cắm sẽ cho tốc độ truyền tải dữ liệu khác nhau, đáp ứng từng nhu cầu khác nhau nếu bạn gắn linh kiện mở rộng lên bo mạch chủ máy tính. Cụ thể, hiện nay, chúng ta có các chuẩn khe cắm PCI thông dụng như sau:

Chuẩn khe cắm PCI x 1 truyền tải dữ liệu với tốc độ băng thông là 500Mb/s.

Chuẩn khe cắm PCI x 4 có tốc độ truyền tải dữ liệu là 2GB/s.

Chuẩn khe cắm PCI x 8 với băng thông truyền tải dữ liệu là 4GB/s.

Cuối cùng là chuẩn khe cắm PCI x 16 có tốc độ băng thông truyền tải dữ liệu là 8GB/s.

Những thông số sau dấu “x” trong chuẩn khe cắm PCI biểu thị cho số chân và công nghệ thế hệ mới. Nhìn chung, nếu các chuẩn khe cắm PCI càng có số chân lớn, công nghệ càng mới thì tốc độ truyền tải dữ liệu trong bo mạch điện tử càng cao.

Phân biệt PCI Express và PCI – E

Có thể nói, cả PCI Express và PCI – E đều là những thế hệ chỉ số chuẩn giao tiếp PCI có tốc độ truyền tải dữ liệu cao nhất so với các chuẩn PCI thông thường. Chúng thường dùng trong việc kết nối giữa linh kiện Card mở rộng, bộ nhớ RAM với các bo mạch chủ máy tính. Tuy nhiên:

PCI – E là chuẩn giao tiếp 4.0 mới nhất có tốc độ truyền tải dữ liệu cao nhất hiện nay như đã nói ở trên lên đến 16GT/s, băng thông 64GB/s.

Còn PCI Express lại là chuẩn PCI 3.0, thấp hơn PCI – E nhưng lại là chuẩn giao tiếp giữa các linh kiện máy tính phổ biến nhất hiện nay.

Tham khảo:   Đàm phán trong kinh doanh là gì? Cách để đàm phán thành công

Ý nghĩa của việc tìm hiểu chỉ số PCI theo chuyên ngành khoa học máy tính

Việc tìm hiểu PCI là gì trong lĩnh vực khoa học máy tính sẽ giúp bạn hiểu thêm về một chỉ số. Mà, chỉ số này giúp bạn kết nối hiệu quả các thiết bị ngoại vi với máy tính hơn, đáp ứng nhu cầu truyền tải dữ liệu trong máy tính hiệu quả hơn. Việc tìm hiểu rõ ràng sẽ giúp bạn có được những hướng giải quyết rõ ràng, hữu hiệu khi gặp các vấn đề về PCI Device.

Trên đây là bài viết chia sẻ đến bạn đọc những thông tin PCI là gì biểu thị cho những lĩnh vực nào. Hy vọng rằng, chúng mang đến cho bạn nhiều kiến thức bổ ích, giúp bạn hiểu thêm về những thuật ngữ mới trong cuộc sống. Còn bạn, bạn biết PCI là gì, ứng dụng trong những lĩnh vực nào khác ngoài 2 lĩnh vực vừa giới thiệu trên?

Pha Lê

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo