31. Kỹ năng làm việc

Pipeline là gì? 5 bước xây dựng pipeline trong kinh doanh

Pipeline là thuật ngữ được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, và ngày càng được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Vậy pipeline là gì, đặc điểm và vai trò của pipeline như thế nào? Câu trả lời sẽ được trình bày chi tiết ngay sau đây.

Pipeline là gì?

“Pipeline là điều gì đó đang được thực hiện hoặc đang được thảo luận, lên kế hoạch hoặc chuẩn bị và sẽ sớm xảy ra hoặc xuất hiện.”

Pipeline đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề như kinh doanh Sale, Marketing, công nghệ thông tin… Với mỗi một lĩnh vực thì Pipeline lại có định nghĩa khác nhau.

Pipeline trong lĩnh vực IT

Trong lĩnh vực IT (công nghệ thông tin), pipeline là một hệ thống hoặc chuỗi các bước xử lý dữ liệu. Tùy từng đối tượng mà các dữ liệu này sẽ nhận từ Input (đầu vào) và chuyển hóa sang Output (đầu ra). Các đối tượng thường được nhắc đến là CPU, GPU hoặc các dòng lệnh đơn giản…

Do có tính chất tiếp nối nên tổ hợp các đối tượng này sẽ được coi như là một pipeline. Và có thể áp dụng nó cho nhiều mục đích khác nhau, từ việc xử lý dữ liệu trong các ứng dụng web, xử lý hình ảnh, hoặc xử lý ngôn ngữ tự nhiên đến việc phân tích các dữ liệu khoa học…

Pipeline trong lĩnh vực kinh doanh

Sales pipeline là gì? Sales pipeline là hình ảnh trực quan về các cơ hội ở các giai đoạn khác nhau trong quy trình bán hàng. Sales pipeline cũng cho bạn biết số lượng giao dịch và giá trị của chúng. Nó cũng giúp nhân viên bán hàng biết nên tập trung vào giao dịch nào, họ cần nỗ lực vào đâu và họ có khả năng kiếm được bao nhiêu trong những tháng tới…  

Pipeline trong lĩnh vực Marketing

Pipeline trong Marketing là kết hợp dữ liệu bán hàng và tiếp thị để tập trung vào việc chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thay vì tiếp tục tạo thêm khách hàng tiềm năng. Các công ty có thể sử dụng Pipeline marketing để làm cho quá trình bán hàng của họ hiệu quả hơn và ít tốn kém hơn.

Tham khảo:   Làm thế nào để phát triển kỹ năng lãnh đạo (Phần 1)

Đặc biệt với những doanh nghiệp nhỏ, thì quy trình Pipeline Marketing có thể hợp nhất với quy trình Sales Pipeline.

CI/CD Pipeline 

CI/CD pipeline viết tắt của những cụm từ Continuous Integration/Continuous Delivery Pipeline là một chuỗi các bước phải được thực hiện để tạo ra phiên bản phần mềm mới.

Quy trình CI/CD là phương pháp tập trung vào việc cải thiện việc phân phối phần mềm trong suốt vòng đời phát triển phần mềm thông qua tự động hóa.

Data pipeline là gì?

Data pipeline nói ngắn gọn là một tệp thông tin dạng chuỗi, có khả năng tự động thực hiện trích xuất và chuyển đổi quy trình. Nhiệm vụ của nó là tổng hợp, phân bổ và di chuyển các thông tin đến kho dữ liệu để sử dụng cho việc phân tích sau này. Bên cạnh đó Data Pipeline còn có khả năng tăng cường các lớp bảo vệ, nhằm chống lại những sự cố không mong muốn.

Vai trò cụ thể của pipeline là gì?

Pipeline có tính ứng dụng cao nên được dùng rất nhiều trong các lĩnh vực như: kinh doanh công nghệ, tài chính… Và những vai trò của pipeline là gì: 

– Trong lĩnh vực IT: Pipeline trong công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng giúp phát hiện và sửa lỗi nhanh hơn, tự động hóa quy trình thử nghiệm, dễ dàng triển khai các thay đổi mã từ đó chất lượng sản phẩm cũng được đảm bảo.

Trong lĩnh vực kinh doanh: Pipeline có vai trò giúp doanh nghiệp có thể phân tích các chiến lược kinh doanh, lập quy trình bán hàng chuẩn. Quản lý và phân bổ nhân sự, theo dõi tiến độ kinh doanh, tăng hiệu suất, dự đoán doanh thu trong tương lai.

5 bước xây dựng pipeline trong kinh doanh

Tìm kiếm nhóm khách hàng tiềm năng

Tìm và xây dựng nhóm khách hàng tiềm năng là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng để doanh nghiệp có thể bắt đầu chuyển đổi khách hàng. Vì thế, bộ phận thị trường cần xây dựng lộ trình cụ thể: tìm hiểu khách hàng, tiếp cận khách hàng tiềm năng, tiến hành chọn lọc nhóm khách hàng có khả năng cao sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nhằm mang lại mục tiêu doanh số.

Tham khảo:   Làm việc hiệu quả với sếp nước ngoài

Chăm sóc tận tâm để giữ chân khách hàng

Sau khi tìm kiếm được nhóm khách hàng mới thì giữ chân khách hàng bằng cách chăm sóc chu đáo là việc làm cần thiết. Để thể hiện sự chuyên nghiệp trong việc giữ chân khách hàng, doanh nghiệp cần yêu cầu nhân viên kinh doanh luôn giữ liên lạc với khách hàng, thường xuyên cung cấp những thông tin cần thiết, cập nhật những ưu đãi, khuyến mãi, giải quyết những thắc mắc về sản phẩm/ dịch vụ, thuyết phục khách hàng duy trì và mua/sử dụng dịch vụ mới của doanh nghiệp mình.

Chọn lọc nhóm khách hàng quan tâm đến sản phẩm

Pipeline giúp doanh nghiệp theo dõi thông tin và phân loại khách hàng vào các nhóm mục tiêu, điều này giúp tối ưu hóa chiến dịch tiếp thị.

Việc phân loại khách hàng tiềm năng ra các nhóm dựa trên đặc điểm, sự quan tâm, hoặc nhu cầu chung sẽ giúp doanh nghiệp thiết lập các chiến dịch tiếp thị và giao tiếp tập trung vào đối tượng cụ thể.

Thuyết phục, đàm phán với khách hàng 

Để khách hàng đồng ý lựa chọn về sản phẩm/dịch vụ nhanh hơn, người bán hàng phải phô diễn được tất cả những tố chất, khả năng và kinh nghiệm của bản thân. Ngoài ra, am hiểu về sản phẩm/dịch vụ, có sự tự tin, nhạy bén khi giao tiếp cũng là những lợi thế giúp việc thuyết phục và đàm phán với khách hàng thành công hơn.

Chốt deal và kết thúc quy trình

Sau khi đã hoàn thành tốt giai đoạn thuyết phục và đàm phán với khách hàng thì công đoạn tiếp theo và là cuối cùng là chốt deal. Bởi khi họ đã tin tưởng vào chất lượng sản phẩm, dịch vụ thì sẽ nhanh chóng đưa ra quyết định cuối cùng là ký hợp đồng mua/bán sản phẩm, sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.

Tham khảo:   Bộc trực là gì? 6 biểu hiện của người có tính bộc trực

Hy vọng rằng bài viết này sẽ bổ ích, giải quyết được những thắc mắc của nhiều người về pipeline là gì. Để đón đọc những thông tin mới về việc làm, mẹo viết CV, thư xin việc hay… hãy truy cập vào website Masterskills. vn mỗi ngày các bạn nhé!

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo