23. Chứng khoán

Rủi ro giá (Price Risk) là gì?

Hình minh họa

Rủi ro giá

Khái niệm

Rủi ro giá trong tiếng Anh là Price Risk.

Rủi ro giá là rủi ro giá chứng khoán hoặc danh mục đầu tư giảm do nhiều yếu tố khác nhau, nhưng không bao gồm trường hợp toàn bộ thị trường rơi vào suy thoái. 
Các nhà đầu tư có thể sử dụng một số công cụ và kĩ thuật để phòng hộ trước rủi ro giá, ví dụ như mua quyền chọn bán hoặc bán khống.

Hiểu rõ hơn về rủi ro giá

Rủi ro giá cả xoay quanh một số yếu tố, bao gồm biến động thu nhập, quản lí kém, rủi ro của toàn ngành và biến động giá cả. 

Giá trị của chứng khoán chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, ví dụ như: mô hình kinh doanh của doanh nghiệp kém và không bền vững, báo cáo tài chính trình bày sai, rủi ro cố hữu trong chu kì ngành, rủi ro danh tiếng do thị trường không tin tưởng ban quản lí công ty. 

Các công ty nhỏ hoặc công ty khởi nghiệp thường có rủi ro giá cao hơn các công ty lớn và có uy tín. Lí do chính là vì công ty lớn thường có ban quản lí giỏi, vốn hóa thị trường cao, năng lực tài chính, trang thiết bị và vị trí tốt hơn so với các công ty nhỏ.

Một số ngành công nghiệp hàng hóa, ví như thị trường dầu, vàng và bạc có độ biến động cao và rủi ro giá lớn hơn các ngành khác. 

Tham khảo:   Kế hoạch giao dịch (Trading plan) là gì? Đặc điểm

Giá nguyên liệu thô của những ngành này dễ bị biến động do nhiều yếu tố vĩ mô, như chính trị và chiến tranh. Hàng hóa có nhiều rủi ro giá khi chúng được giao dịch trên thị trường tương lai có đòn bẩy cao.

Một số biện pháp để giảm rủi ro giá

Đa dạng hóa đầu tư

Không giống như các loại rủi ro khác, rủi ro giá có thể được giảm thiểu. Kĩ thuật giảm thiểu phổ biến nhất là đa dạng hóa đầu tư. 

Ví dụ một nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu của hai chuỗi nhà hàng cạnh tranh lẫn nhau là A và B. Giá cổ phiếu của A giảm mạnh vì dịch bệnh do thực phẩm. Kết quả là, lượng khách và đơn hàng của B – đối thủ cạnh tranh của nó tăng đột biến. Giá cổ phiếu B cũng tăng cao.

Như vậy, sự giụt giảm giá thị trường của một cổ phiếu được bù đắp bằng sự tăng giá của cổ phiếu công ty còn lại. 

Để giảm rủi ro hơn nữa, nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu của các công ty hoạt động trong các ngành công nghiệp khác nhau, hoặc ở các vị trí địa lí khác nhau.

Sử dụng hợp đồng tương lai và quyền chọn

Hợp đồng tương lai là một thoả thuận để mua hoặc bán một tài sản vào thời điểm chắc chắn trong tương lai với một mức giá xác định.

Chức năng kinh tế cơ bản của các thị trường hợp đồng tương lai là cung cấp một cơ hội cho những người tham gia thị trường để phòng ngừa rủi ro về những biến động giá bất lợi và là công cụ cho các nhà đầu cơ.

Tham khảo:   Đường biên hiệu quả (Efficient Frontier - EF) là gì? Danh mục đầu tư tối ưu

Hợp đồng quyền chọn là một hợp đồng cho phép người nắm giữ nó được mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc được bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lượng hàng hoá cơ sở nhất định tại một mức giá xác định và trong một thời gian nhất định.

Bán khống để phòng ngừa rủi ro

Bán khống trong giao dịch chứng khoán là bán những cổ phiếu mà người bán không thực sự sở hữu mà chỉ vay những cổ phiếu này và đồng ý trả tiền cho những cổ phiếu đó vào một thời điểm trong tương lai.

Ví dụ, do tin rằng cổ phiếu X sắp giảm giá, nhà đầu tư mượn 100 cổ phiếu A và bán chúng với giá 50 USD mỗi cổ phiếu. Nhà đầu tư có 5.000 USD và 30 ngày để trả lại số cổ phiếu mà ông ta đã bán. 

Sau 30 ngày, nếu giá cổ phiếu A giảm xuống còn 30 USD một cổ phiếu, nhà đầu tư có thể mua 100 cổ phiếu với giá 30 USD, trả lại số cổ phiếu đã vay và thu được lợi nhuận 2.000 USD do tác động của rủi ro giá.

(Tham khảo: Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo