31. Kỹ năng làm việc

Sales Representative là gì? Tìm hiểu cụ thể về công việc Sales Representative

Sales Representative là gì? Tiềm năng phát triển của ngành nghề này là gì, con đường thăng tiến ra sao và đặc biệt yêu cầu tuyển dụng là gì? Nếu bạn quan tâm và muốn có được những hiểu biết nhất định về công việc này, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Sales Representative là gì?

Trong tiếng Anh, “Sales” được hiểu là bán hàng, còn “Representative” mang nghĩa là người đại diện. Như vậy, khi kết hợp hai từ lại với nhau, chúng ta có thể hiểu “Sales Representative” là người đại diện kinh doanh (hay đại diện thương mại) của một công ty, doanh nghiệp.

Trên thực tế, Sales Representative là một vị trí công việc trong bộ phận Sales nói chung. Vị trí này có cấp bậc cao hơn so với nhân viên bán hàng thông thường (Salesman). Tuy nhiên công việc của họ cũng tương tự như một Salesman. Nghĩa là họ cũng có nhiệm vụ thúc đẩy doanh số bằng cách giới thiệu sản phẩm, tư vấn và giải đáp thắc mắc của khách hàng. Bằng nghiệp vụ chuyên môn, họ khiến khách hàng tin tưởng và lựa chọn sản phẩm của công ty.

Bên cạnh các nhiệm vụ nêu trên, một nhân viên Sales Representative còn phải kiêm cả công việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu thị trường, lên đơn đặt hàng hay đề xuất chiến lược kinh doanh…

Nhìn chung, phần lớn Sales Representative đều làm việc trực tiếp cho nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp sản phẩm/ dịch vụ. Đối tượng khách hàng của họ thường là các doanh nghiệp đối tác chứ không phải người dùng mua lẻ.

Các vị trí Sales có liên quan đến Sales Representative

Sau khi hiểu rõ khái niệm Sales Representative là gì, bạn cần biết đến các vị trí Sales có liên quan trực tiếp đến công việc của một Đại diện kinh doanh. Vậy đó là những vị trí nào?

Nhân viên kinh doanh (Salesman)

Nhân viên kinh doanh (Salesman) là cấp thấp hơn, dưới quyền quản lý của. Đây là đội ngũ hỗ trợ cho việc thực hiện các dự án, chỉ tiêu doanh thu của Sale Representative được thuận lợi. Hiểu theo một nghĩa khác, Salesman chính là đồng đội cùng “chinh phạt” thương trường bán hàng cùng với Sale Representative.

Nhà điều hành kinh doanh (Sale Executive)

Nhà điều hành kinh doanh (Sale Executive) là cấp trên trực tiếp của Sale Representative. Họ có vai trò triển khai, chỉ đạo và trực tiếp phân công, giám sát tiến độ cũng như hiệu quả công việc của Sale Representative. Các báo cáo doanh số hằng ngày từ Sale Representative cũng đưa về tay Sale Executive xét duyệt và quản lý.

Tham khảo:   Tất Tần Tật Về 6 Phong Cách Lãnh Đạo

Giám đốc kinh doanh (Sale Director)

Cấp trên nữa của Sale Executive (nhà điều hành kinh doanh) chính là Giám đốc kinh doanh (Sale Director). Đây là người có quyền hành lớn nhất trong bộ phận Sales, có nhiệm vụ quản lý chung toàn bộ nhân viên kinh doanh của cả doanh nghiệp. Đồng nghĩa rằng đây là người sếp cấp cao của Sale Representative.

Nhiệm vụ của Giám đốc kinh doanh là tiếp nhận các báo cáo, ý kiến hoặc phản hồi từ các phòng ban Sales. Sau đó giám đốc tiến hành xem xét, xử lý hay hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh. Người này cũng được ví như “cơ quan đầu não” quyết định phương hướng kinh doanh của toàn doanh nghiệp.

Hầu hết khối lượng công việc của Sale Representative sẽ được đưa xuống từ Giám đốc kinh doanh, thông qua sự phân công của Nhà điều hành và đến tay Đại diện kinh doanh. Trong quá trình tiếp nhận công việc, Sale Representative sẽ làm việc trực tiếp, thảo luận và bàn bạc phương án với hai vị trí này.

Công việc cụ thể của Sales Representative là gì?

Nhiều người thắc mắc công việc cụ thể của Sales Representative là gì. Rõ ràng, với sự lý giải khái niệm và các cấp bậc ở trên, bạn có thể nhận ra đây là một vị trí quan trọng trong bộ phận Sales. Vị trí này giúp nâng cao giá trị thương hiệu, hình ảnh của công ty trước các khách hàng lớn hoặc doanh nghiệp đối tác.

Đi đôi với trọng trách đó, Sale Representative phải “gánh vác” nhiều nhiệm vụ khác nhau, hướng đến mục đích cuối cùng là làm gia tăng lợi nhuận công ty. Tiêu biểu là:

Tiếp cận và đàm phán với khách hàng, quản lý Salesman

Cụ thể họ sẽ làm các công việc như giới thiệu sản phẩm, chốt đơn đặt hàng, chăm sóc khách hàng, hoạch định chiến lược, phát triển mạng lưới đại lý, nhà phân phối…

Như đã đề cập ở trên, vị trí nhân viên Sale Representative cao cấp hơn Salesman. Do đó, dù đảm nhiệm các công việc tương tự như Salesman nhưng Sale Representative hầu như thiên về xử lý các thủ tục giấy tờ, sau đó sẽ giao lại cho Salesman bán hàng. Đối tượng khách hàng của Sale Representative cũng cao cấp hơn, bao gồm những doanh nghiệp đối tác hoặc các khách hàng lớn, lâu năm.

Tham khảo:   5 đặc điểm của một ứng viên ấn tượng

Thực hiện công việc do cấp trên giao phó

Vị trí Sale Representative (Đại diện kinh doanh) dưới quyền của Supervisor (Quản lý điều phối) hoặc Sale Director (Giám đốc kinh doanh). Vì vậy người đại diện kinh doanh đồng thời phải thực hiện các nhiệm vụ do cấp trên phân công. Chẳng hạn như:

– Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, vạch ra và theo sát chiến lược bán hàng của công ty, đảm bảo đạt chỉ tiêu doanh thu đối với khu vực phụ trách.;

 – Quản lý việc thu hồi công nợ từ khách hàng;

– Trực tiếp lên ý tưởng về các chương trình khuyến mãi, hậu mãi, triển khai và thực hiện theo kế hoạch được cấp trên duyệt;

– Tiến hành báo công việc cho cấp trên theo ngày, tuần, tháng.

Ngoài ra, Sale Representative còn đảm nhận nhiều công việc khác tùy thuộc vào tình hình của từng công ty và nhận quyết định điều chuyển khi có yêu cầu.

Chắc hẳn bạn đã hình dung rõ công việc cụ thể của một Sales Representative là gì. Nhìn chung, người đại diện kinh doanh có vị trí vô cùng quan trọng trong công ty. Họ phải thực hiện khối lượng công việc nặng nề và chịu áp lực từ nhiều phía. Tuy vậy họ cũng sẽ được hưởng mức lương xứng đáng với công sức đã bỏ ra.

Yêu cầu của Vị trí Sales Representative là gì?

Hiện tại Sales Representative đang là vị trí công việc được nhiều người quan tâm và mong muốn ứng tuyển. Mặc dù yêu cầu đối với vị trí Sales Representative không quá khó khăn, thế nhưng không phải ai cũng đáp ứng được. Tìm hiểu về yêu cầu đối với Sales Representative sẽ giúp bạn định hướng rõ hơn về công việc này. Dưới đây là những yêu cầu phổ biến:

Yêu cầu về ngoại hình

Do tính chất công việc khiến người đại diện kinh doanh thường xuyên gặp gỡ và giao tiếp với khách hàng. Nói cách khác Sales Representative là gương mặt đại diện cho công ty. Vì thế họ cần có gương mặt ưa nhìn, sáng sủa, ngoại hình gọn gàng…

Yêu cầu về kỹ năng

Ứng viên ứng tuyển vị trí Sales Representative cần thành thạo một số kỹ năng cần thiết phục vụ cho công việc. Ví dụ như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tin học văn phòng, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng đàm phán, kỹ năng giải quyết vấn đề… Sở hữu đầy đủ những kỹ năng này sẽ giúp bạn có ưu thế vượt trội hơn, dễ dàng ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Tham khảo:   Thói quen của những người thành công sau giờ làm việc

Yêu cầu về kinh nghiệm

Tuy rằng các nhà tuyển dụng vị trí Sales Representative không đặt nặng yêu cầu về kinh nghiệm, song nếu ứng viên có ít nhất từ 1 – 2 năm kinh nghiệm ở vị trí này (hoặc vị trí tương đương) thì sẽ lợi thế hơn. Đặc biệt, nhà tuyển dụng ưa thích chọn những người từng có kinh nghiệm chinh phục doanh số. Những người này sẽ trở thành những nhân tố Sales tích cực cho công ty.

Trên đây là sự lý giải khái niệm Sales Representative là gì cũng như liệt kê các công việc, yêu cầu cụ thể đối với vị trí này. Nếu bạn đã hiểu rõ về nghề này, cảm thấy đáp ứng đủ yêu cầu và mong muốn ứng tuyển, hãy truy cập ngay website: https://www.Masterskills.vn/ để nắm bắt nhiều cơ hội tuyển dụng ngay hôm nay nhé!

Pha Lê

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo