31. Kỹ năng làm việc

Sếp Ít Tuổi Hơn Nhân Viên: Cư Xử Sao Cho Phải Phép?

Sếp ít tuổi hơn nhân viên thì nên cư xử như thế nào cho phải phép? Trong thực tế, không khó để bắt gặp những trường hợp, cấp trên nhỏ tuổi hơn nhân viên nhưng họ vẫn có đầy đủ năng lực và tố chất của một nhà lãnh đạo tài ba. Trong bài viết này, Masterskills sẽ chia sẻ đến bạn các cách cư xử, làm việc với sếp ít tuổi phù hợp.

1. Thể hiện thái độ tôn trọng với nhà quản lý

Dù người quản lý có ít tuổi hơn bạn nhưng bạn vẫn cần thể hiện tôn trọng đến cấp trên của mình. Không phải tự nhiên mà một người được cân nhắc lên vị trí cao cấp, điều này cho thấy họ có đủ năng lực và tố chất để lãnh đạo đội nhóm. Do vậy, hãy thể hiện sự tôn trọng đến cấp trên của mình, thay vì quá tập trung vào yếu tố tuổi tác.

Việc bạn thể hiện sự tôn trọng đến người khác cũng chính là thể hiện sự tôn trọng với bản thân mình. 

Nên xưng hô với sếp nhỏ tuổi hơn như thế nào? Theo đó, bạn vẫn có thể xưng hô là “anh/chị” đối với cấp trên, bởi nếu bạn xưng hô là “em” có thể khiến nhà quản lý không được thoải mái. 

Xưng hô với sếp nhỏ tuổi hơnXưng hô với sếp nhỏ tuổi hơn
Dù sếp nhỏ tuổi hơn, bạn vẫn cần thể hiện sự tôn trọng với họ.

2. Đóng góp mang tính xây dựng

Mặc dù nhà quản lý trẻ tuổi có đầy đủ năng lực và tố chất lãnh đạo, tuy nhiên trong một số trường hợp họ chưa có nhiều trải nghiệm về các tình huống khó khăn mà doanh nghiệp đối mặt. Do đó, với kinh nghiệm làm việc nhiều năm, bạn hãy cùng hỗ trợ sếp để giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Tham khảo:   7 thay đổi đơn giản giúp bạn hạnh phúc nơi công sở

Bên cạnh đó, để doanh nghiệp có thể hiện thực được mục tiêu chung, sự đóng góp ý kiến của nhân viên nhiều kinh nghiệm có ý nghĩa rất quan trọng.

Tuy vậy, bạn cần chú ý đến cách bày tỏ ý kiến của mình để không bị hiểu lầm là đang khoe khoang, thái độ thể hiện, hơn thua. Thay vì nói, “Cách làm này không mang hiệu quả đâu, chúng tôi đã thực hiện nó rồi” bạn có thể nói, “Đây là một ý kiến hay nhưng trước đó trong quá trình thực hiện chúng tôi vướng phải những vấn đề ABC này khiến cho hiệu quả giải quyết đề không cao. Tôi có một vài đề xuất thế này”.

Qua đây, vừa thể hiện được sự tôn trọng đến nhà quản lý, vừa tạo ra một bầu không khí trao đổi và đóng góp ý kiến để tìm ra giải pháp phù hợp nhất.

3. Đừng suy nghĩ mãi về cách bạn có thể thay thế sếp

Bạn nên thoát khỏi suy nghĩ “Tại sao tôi có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn lại không được lên làm quản lý, mà doanh nghiệp lại tuyển một người trẻ măng?”. Trên thực tế, mọi việc đều có lý do của nó, có thể bạn có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm làm việc nhưng có thể năng lực quản lý của bạn chưa thực sự tốt. 

cấp trên nhỏ tuổicấp trên nhỏ tuổi
Thông thường, không phải ngang nhiên mà họ được lên làm vị trí quản lý hoặc sếp.

Vì vậy thay vì cứ mải mê vào thắc mắc trên, bạn hãy đi tìm lý do thực sự phía sau. Bên cạnh đó, đối chiếu với bản thân để có thể khắc phục những điểm chưa hoàn thiện. 

Tham khảo:   Làm việc thông minh hay làm việc chăm chỉ: đâu là chân lý?

Trong quá trình làm việc, thay vì tỏ ra ganh tị với người khác, bạn nên tập chung vào mục tiêu của doanh nghiệp. Việc bạn ganh tị, hơn thua với người khác sẽ biến trở nên toxic hơn và dẫn đến giảm hiệu suất làm việc. Do đó, bạn hãy cố gắng hoàn thân từng ngày, và cùng hướng về mục tiêu chung. 

Tạm kết

Trên đây là một số chia sẻ về trường hợp “Sếp ít tuổi hơn nhân viên” mà Masterskills muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã chia sẻ đến bạn nhiều thông tin hữu ích và biết cách thích ứng với tình huống tương tự. Trên thực tế, trường hợp sếp nhỏ tuổi hơn nhân viên không hiếm gặp.

Nếu bạn còn có bất kỳ chia sẻ nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để Masterskills và mọi người cùng biết nhé.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc