01. Quản Trị Sản Xuất, Quản lý chất lượng 6 Sigma

SIX SIGMA – ĐỘ LỆCH CHUẨN VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG

“Sigma” trong bảng thứ tự alphabet – là một ký hiệu sử dụng trong kỹ thuật thống kê để chỉ “độ lệch chuẩn” của một tập hợp. Độ lệch chuẩn cho biết “sự biến động” hay “sự sai lệch” của một hoạt động hoặc quá trình hay sản phẩm. Thông thường, sự biến động hay sự sai lệch được tính quanh giá trị trung bình.

Ví dụ, trong quá trình sản xuất, độ dài sản phẩm dây điện sau khi cắt là 50 +- 2.5mm. Sản phẩm sau khi cắt, có thể sẽ là 50,1; 49.0… và chắc chắc sẽ luôn có sự sai lệch. Không có công đoạn sản xuất nào tạo ra 100% sản phẩm giống hệt nhau mà không có sai lệch. Đây là nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất của sản xuất. Sự sai lệch này được định nghĩa thông qua giá trị “sigma”.

Và phương pháp 6 sigma là cách tiếp cận để nhận dạng và loại trừ các biến động (Sai lệch) trong công đoạn. Giúp sản phẩm đầu ra đạt được chính xác những yêu cầu tiêu chuẩn hay yêu cầu của khách hàng.

DPMO – Defects Per Million Opportunities

Điều căn bản đầu tiên khi áp dụng 6 Sigma là làm rõ những gì tiêu chuẩn (Hay khách hàng muốn) để chuyển thành các yêu cầu rõ ràng. Các yêu cầu này được gọi là “CTQs – Critical to Quality” (các đặc tính quan trọng về chất lượng). Trong sản xuất, mục tiêu cao nhất khi áp dụng 6 sigma là hướng tới một process không tạo ra lỗi (Zero Defects). Đây là điều kiện lý tưởng nhất trong sản xuất.

Tham khảo:   Quản lý tài chính cá nhân là gì? 9 nguyên tắc và công cụ hỗ trợ quản lý phổ biến nhất

Mức sigma dùng để chỉ số lỗi (Defects) xảy ra trên một triệu cơ hội (DPMO – Defects Per Million Opportunities). Chỉ số DPMO được tính theo công thức sau:

DPMO = (số lỗi x 1.000.000) / Số cơ hội xảy ra lỗi

Ví dụ: sản lượng 1 ngày của chuyền A là 1600 pcs, trong đó số lượng con hàng bị lỗi là 50 pcs. Và số cơ hội (theo lý thuyết) có thể tạo ra lỗi trên chuyền là 10. Như vậy chỉ số DPMO sẽ được tính như sau:

DPMO = (50 x 1.000.000) / (1600 x 10) = 3125

Theo bảng chuyển đổi, mức sigma tương ứng với chỉ số DPMO này sẽ là 4,2. Tương ứng với tỉ lệ đạt của sản phẩm là 99,7%.

Để tính được chính xác mức sigma của một quá trình (process), chúng ta cần xem xét tổng hợp tất cả các bước trong quá trình đó: sơ đồ quá trình, đặc tính chất lượng sản phẩm, các cơ hội tạo ra sản phẩm lỗi căn cứ vào tiêu chuẩn đã đề ra…

Ví dụ: Tính DPMO của một process theo thông tin bên dưới:

Công đoạn 1 Công đoạn 2 Công đoạn 3 Công đoạn 4
Số cơ hội xảy ra lỗi 11 9 5 7
Số lỗi 45 57 96 125
Số sản phẩm 100
Số lỗi 323
Tổng số cơ hội 32
DPMO (323 x 1.000.000)/( 100 x 32) = 100.937
Sigma xấp xỉ 2,8
Tham khảo:   Mô hình nhóm huấn luyện (Training Within Industry - TWI) là gì?

 

SIGMA VÀ QUAN HỆ GIỮA KẾT QUẢ VÀ CÁC YẾU TỐ HỆ THỐNG

Lưu đồ bên dưới là ví dụ minh họa mô tả một quá trình sản xuất.

Mối quan hệ giữa Đầu ra (output) và đầu vào (INPUT) có thể mô tả bằng hàm sau:

Y = f(X) = f(X1; X2…Xn)

Như vậy, một người kỹ sư muốn kiểm soát tốt process (hay kiểm soát đầu ra OUTPUT Y) cần phải tính toán những tác động của sự thay đổi của X tới Y và xác định xem sự biến động của X sẽ ảnh hưởng như thế nào đến Y.

Trong quá trình sản xuất, sự biến động của X thông thường bao gồm sự biến động của:

  1. Nguyên vật liệu (Material)
  2. Con người (Man)
  3. Thiết bị (Machine)
  4. Đo lường (Measurement)
  5. Phương pháp (Method)
  6. Môi trường (Environment).

Bằng việc sử dụng phương pháp 6 Sigma để hiểu rõ hệ thống và các biến số của hệ thống, người kỹ sư có thể kiểm soát và tác động tới các yếu tố trên con đường tiến tới mục tiêu, khiến cho mục tiêu có thể đạt được nhanh hơn.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo