01. Quản Trị Sản Xuất, Quản lý chi phí sản xuất

TOP 12 CÁCH GIÚP BẠN GIẢM CHI PHÍ SẢN XUẤT

Chi phí sản xuất là tổng chi phí của các nguồn lực đang sử dụng trong quá trình sản xuất một sản phẩm. Tất cả bao gồm cả chi phí lao động trực tiếp, chi phí nguyên liệu, chi phí sản xuất. Để một công ty, một doanh nghiệp có thể cân bằng được chi phí hợp lí, để đạt được lợi nhuận cao cần phải có một số cách giảm chi phí sản xuất hợp lí nhất có thể.

Khi thời buổi khó khăn và trong quá trình sản xuất không đạt được lợi nhuận cao, các chủ doanh nghiệp sẽ tìm cách cắt giảm chi phí sản xuất trong cơ sở, công ty của họ mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hoặc gây nguy hiểm trong công việc.

12 cách để giảm chi phí sản xuất

Kiểm tra cơ sở sản xuất của bạn

Điều đầu tiên cần làm khi bạn đang xem xét cách cắt giảm chi phí sản xuất của mình là đảm bảo chính xác chúng là gì. Thực hiện kiểm tra tất cả các chi phí hoạt động chính của bạn và theo dõi chúng theo một khoảng thời gian nhất định. Đánh giá những gì có thể loại bỏ bằng cách hạn chế chi phí hành chính và quản lí nợ. Ngoài ra hãy xem xét số tiền phải trả cho các chi phí chung, tiền thuê nhà, bảo hiểm, vật tư văn phòng và các chi phí phát sinh khác.

Giảm chi phí nguyên vật liệu

Bạn có thể giảm chi phí sản xuất bằng cách tìm kiếm các nhà cung cấp nguyên vật liệu có giá thành rẻ hơn nhà cung cấp hiện tại. Nếu không thể tìm nhà cung cấp rẻ hơn bạn có thể thương lượng hợp đồng dài hạn hơn để được giảm đơn giá thấp hơn. Nhà cung cấp có thể giảm giá nếu bạn là đối tác lâu dài, uy tín. Ngoài ra nhà cung cấp sẽ giảm giá nếu bạn thanh toán nhanh hoặc thanh toán bằng tiền mặt.

Đánh giá quy trình sản xuất

Nhìn vào cách sản phẩm của bạn được tạo ra và loại bỏ các quy trình nào quá tốn thời gian hoặc không cần thiết. Bạn sẻ chia nhỏ từng bước của chu kỳ sản xuất và bỏ thời gian dài theo dõi. Tham khảo ý kiến của các nhân viên sản xuất, giữ tất cả máy móc ở tình trạng tối ưu để giảm thời gian chết. Có thể tiến hành bảo trì định kì đúng thời gian để máy có thể hoạt động tối đa và hiệu quả nhất.

Tham khảo:   Cách Lập Kế Hoạch Sản Xuất Bằng Excel Hiệu Quả Và Đơn Giản

Giảm chi phí lưu kho

Việc hàng hóa khi bạn không bán được hoặc không xuất xưởng được sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến kho hàng của bạn, đặc biệt là chi phí lưu kho.

Để khắc phục được vấn đề này bạn cần phải tính toán kĩ về hàng hóa, các mặt hàng nào đang bán chạy trên thị trường.

Hạn chế sản xuất những mặt hàng lõi thời, có thể giam chi phí sản xuất, vị trí trong kho của bạn.

Tìm cách thanh lí những mặt hàng khó bán ra thị trường với các giá thành hợp lí.

Tái cấu trúc sản phẩm của bạn

Bạn có thể cân nhắc việc sử dụng vật liệu ít hơn hoặc rẻ tiền hơn cho sản phẩm của mình nhưng không ảnh hưởng đáng kể về chất lượng sản phẩm. Hợp lý hóa sản phẩm của bạn bằng cách loại bỏ bất kỳ tính năng nào không đóng góp trực tiếp vào sức hấp dẫn thị trường của sản phẩm.

Giảm chi phí sản xuất

Cắt bỏ thặng dư

Các vật liệu phụ như tài liệu và bao bì củng có thể được giảm bớt. Bao bì thừa không chỉ lãng phí mà còn gây hại cho môi trường, tăng thêm trọng lượng tổng thể của mặt hàng, và do đó làm tăng chi phí vận chuyển. Hãy thử chuyển đổi các quy trình tài liệu của bạn sang những ứng dụng không cần giấy, giảm thiếu mức tiêu thụ của máy in, mực, các phương tiện sao chép….

Cắt giảm chi phí vận chuyển

Đánh giá lượng thời gian và nhiên liệu được sử dụng để nhập nguyên liệu và cung cấp thành phẩm. Bạn có thể điều chỉnh tuyến đường giao hàng để tối ưu hóa thời gian di chuyển hoặc giảm khoảng cách. Với cách khác bạn có thể tìm kiếm một công ty vận tải củng sẽ đảm nhận việc bốc xếp. Bạn có thể thương lượng hợp đồng dài hạn với công ty vận chuyển để có giá tốt nhất.

Tối ưu hóa hiệu quả của lực lượng lao động

Bắt đầu bằng cách thúc đẩy họ như một nhóm, chia sẽ mục tiêu thành công để họ thấy được hướng phát triển của công ty. Hiệu quả của nhân viên có thể được nâng cao bằng cách đào tạo họ cách làm việc thông minh và tốc độ nhanh hơn. Bạn đưa ra những ưu đãi, lương thưởng cho nhân viên nhằm mục đích khích lệ tinh thần làm việc. Đảm bảo kỹ năng của nhân viên phù hợp với công việc được giao. Luôn tìm hiểu những công nghệ mới để đào tạo và nâng cao tay nghề của nhân viên sẽ tăng hiệu quả làm việc rất cao.

Tham khảo:   Cách lập mẫu kế hoạch sản xuất cho doanh nghiệp

Giảm thiểu tiêu thụ năng lượng

Tiến hành kiểm tra máy móc và quan sát mức tiêu thụ nhiên liệu để xem có những lúc nào chúng cần ít năng lượng hơn không. Cắt giảm nhu cầu năng lượng ở những đồ dùng như điều hòa không khí, thiết bị điện cần tắt khi không có nhu cầu sử dụng. Hiệu quả hơn có thể lắp thiết bị điều khiển tự động để tối ưu hóa tiết kiệm năng lượng.

Giảm thiểu số lượng hàng hóa hư hỏng khi vận chuyển

Về việc giảm thiểu hàng hóa hư hỏng củng rất quan trọng đối với bạn, trong quá trình vận chuyển sẽ thường xuyên xảy ra việc đỗ vỡ, móp méo hàng hóa, để yên tâm và an toàn trong quá trình vận chuyển bạn có thể đầu tư những mặt hàng bảo hộ như dây tăng đơ, dây khóa cam, dây cáp vải cẩu hàng…. Tại những công ty uy tin như Provina chuyên cung cấp những mặt hàng chất lượng với chi phí khá thấp. Bạn có thể tham khảo.

Tinh giản (sàn lọc tối ưu)

Nếu bạn sản xuất nhiều hơn mức cần thiết, bạn sẽ phải trả chi phí cất giữ, và nếu thị trường bão hòa bạn có thể giảm giá để loại bỏ chúng. Tăng cường kiểm soát chất lượng của bạn đế ít có hư hỏng và lãng phí thời gian trong công việc. Nếu qua trình tạo ra nhiều phế liệu hãy xem xét điều này có thể giảm thiểu được không. Nếu vẫn không khả thi thì hãy xem xét tiếp chúng có thể tái chế hoặc bán tiếp được không. Bạn có thể thường xuyên vệ sinh nơi làm việc để kiểm tra những máy móc dư thừa, đồ trong văn phòng những thiết bị lỗi thời có thể thanh lí chúng.

Đầu tư thông minh

Nâng cấp các công cụ và máy móc có thể giúp giảm chi phí sản xuất và sẽ mang lại lợi nhuận lâu dài. Cần phải phân tích kĩ lưỡng về lợi nhuận dự kiến khi mua, đánh giá những lợi ích chi phí có thể đạt được trước khi đầu tư lớn. Trong một số trường hợp bạn phải xem xét kĩ như máy móc và công nghệ thiết bị có thể bị lỗi thời trong thời gian ngắn nên cân nhắc về việc số lượng của chúng. Tìm kiếm những thành phẩm có giá rẻ hơn so với chi phí sản xuất của bạn nhằm tối ưu được tài chính nhưng trường hợp này củng có thể bị giam một số kinh phí lớn.

Tham khảo:   Công thức tính 6 Sigma mà doanh nghiệp nào cũng cần biết

Những ý tưởng trên có thể giúp cho bạn điều chỉnh chi tiêu trong sản xuất. Giảm chi phí sản xuất của bạn đạt mức tối ưu và thêm nhiều lợi nhuận phát triển công ty, doanh nghiệp.

 

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo