31. Kỹ năng làm việc

Tuyệt chiêu “trị” cảm giác lười đi làm sau Tết

Một số nhân viên cảm thấy thoải mái khi đi làm sau Tết, trái ngược với nhiều người cảm thấy lười biếng hay luyến tiếc, bí quyết của họ là gì?

Ai rồi cũng sẽ trải qua cảm giác: lúc Tết dí đến cửa thì thở ngắn than dài “Thôi Tết để làm gì, chả thích Tết, vừa tốn kém vừa bận rộn bao việc”, lúc ăn Tết no nê chuẩn bị đi làm trở lại thì tiếc nuối “Mới nghỉ Tết đó lại chuẩn bị đi làm rồi, sao Tết qua nhanh thế nhỉ?”. Vậy đó, Tết đến ai cũng lo nhưng Tết qua ai cũng tiếc. Cùng với sự tiếc nuối khoảng thời gian nuông chiều bản thân “tối thức khuya, sáng ngủ nướng” là cảm giác mệt mỏi khổ sở khi nghĩ đến cảnh đi làm, trở về với cuộc sống thường nhật đối mặt với bao vấn đề chồng chất.

Dù có níu kéo thì Tết đã hết và chúng ta không thể nào biếng nhác được nữa đâu. Nghĩ về những điều sau đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều động lực để quay lại công sở đấy. 

Động lực đi làm sau Tết

Vì đồng lương mà dịu dàng với thế gian

Tết cũng qua rồi, lương cũng đã cạn, thưởng cũng đã vơi, mình vẫn phải sống, tiền vẫn phải tiêu. Nếu không tiếp tục bước chân ra ngoài để kiếm tiền thì nói thế này đừng buồn nhưng đến đất cũng chả có mà cạp.

Thực tế vốn phũ phàng, nhân sinh vốn khốc liệt. Cố gắng giữ tâm thế bình tĩnh nhất có thể, rút ví và kiểm tra tài khoản ngân hàng mà xem, nghỉ Tết có bao nhiêu ngày mà tiền trong tài khoản nay còn lại bao nhiêu con số? Nghỉ Tết thêm ít ngày, không đi làm vội liệu ta vẫn ổn chứ, gia đình ta vẫn có thể sống tốt đúng không? Nếu câu trả lời là KHÔNG thì chấp nhận sự thật đi, hãy vì đồng lương mà tiếp tục ra đường, tiếp tục nỗ lực trong công việc để sự nghiệp ngày càng tiến xa hơn, lương ngày một cao hơn. Được vậy thì Tết năm sau, rồi năm sau nữa có nghỉ thêm ít ngày chắc ta vẫn ổn đấy?!

Tham khảo:   Thiếu kỹ năng lắng nghe: 9 dấu hiệu bạn cần biết

Nghĩ về việc gặp gỡ đồng nghiệp và cùng nhau tạo nghiệp

Tạo nghiệp một chút thì vui, tạo nghiệp nhiều chút thì vui nhiều nhiều. Vẫn có câu “nghiệp tụ vành môi”, môi không tụ nghiệp đời không nể.

Nói vui vậy thôi nhưng sự thật là có rất nhiều chuyện chúng ta không thể chia sẻ với gia đình, với bạn bè mà chỉ có thể tìm được niềm vui và sự thấu cảm từ những người đồng nghiệp thiện lành. Không thể phủ nhận rằng người mà chúng ta gặp gỡ nhiều nhất chính là đồng nghiệp và những người đem lại cho chúng ta nhiều niềm vui nhất cũng chính là đồng nghiệp. Bởi vậy mới nói, lâu ngày không được gặp gỡ đồng nghiệp, không được cùng nhau tạo nghiệp cứ cảm thấy thiếu thốn sao đó, chợt nhận ra cuộc sống này có chút nhạt, chắc tại tạo nghiệp đã quen, nay được thanh tu lại cảm thấy “ngứa miệng”. Đi làm sau Tết, khi quay lại với công việc và gặp gỡ những đồng nghiệp hợp rơ, bạn sẽ thấy cuộc sống này thật thú vị biết bao.

“Hãy cùng các đồng nghiệp lên kế hoạch cho công việc và những điều cần đạt được cho năm mới. Điều này không chỉ giúp cho bạn có động lực đi làm sau Tết mà còn cảm thấy hứng khởi nữa đấy.”

Bạn đã chán ngán việc tiếp khách, dọn nhà và trông con 24/24?

Chắc hẳn chúng ta đã quá quen với câu chuyện ngày Tết này: các đấng mày râu thì phờ người vì phải tiếp khách liên tục đi kèm với chén chú chén anh, hội chị em phụ nữ thì không khỏi ngán ngẩm vì nghỉ Tết nhưng không thể nghỉ công việc nhà, đã vậy việc nhà chỉ có thêm chứ tuyệt không có bớt.

Cho dù công nghệ có hiện đại đến mấy vẫn không thể giúp chị em nấu cơm ngày ba bữa, chuẩn bị món ngon đãi khách, rửa ly chén và dọn nhà liên tục theo mỗi đợt khách vào ra. Chẳng những vậy, mấy “cục vàng cục bạc” ngày thường xa nhau thì nhớ nhưng ngày Tết phải canh chừng 24/7 cũng đau đầu không thôi. Lúc ấy lại chẳng mong Tết qua nhanh một chút để trường học mở cửa trở lại, mấy cục vàng lại được đến trường, bạ mẹ đỡ được bao việc ấy chứ.

Tham khảo:   Tip phỏng vấn: 8 “không” để tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng

Được giải thoát khỏi liên khúc “Bao giờ lấy chồng?”

Với những ai còn độc thân dù đang ở độ tuổi cập kê hoặc đã qua rồi cái thời son rỗi, kỳ nghỉ Tết là một điều gì đó vô cùng đáng sợ và ám ảnh không thôi. Chẳng phải vì Tết bận rộn, cũng không phải vì Tết tốn kém mà vì phải đón nhận cơn mưa hỏi han vô cùng kém duyên đến từ vị trí của những người thân, người quen và cả những vị khách qua đường: Lương tháng bao nhiêu? Thưởng Tết ít nhiều? Bao giờ lấy vợ/ lấy chồng? Dâu/ rể đâu sao không thấy dẫn về ra mắt? Già rồi chứ chẳng còn trẻ dại nữa đâu, kén chọn cho lắm rồi ở vậy đến già…

Một số người có thể cho rằng: “Có quan tâm thì mới hỏi, có gì đâu mà phải so đo” nhưng sự thật thì những câu hỏi này khi truyền vào tai của người trong cuộc lại chả khác gì kể chuyện buồn trong ngày vui, tặng thêm tuyết trong ngày đông giá rét. Vậy đó mà người ta cứ hỏi hoài, hỏi từ năm này qua năm khác, chẳng hề bận tâm người nghe cảm nhận thế nào, liệu có muốn trả lời hay không.

Đi làm sau Tết, bạn sẽ không còn phải gặp gỡ, tiếp đón quá nhiều vị khách kém duyên nữa, không phải buộc lòng lắng nghe và cố gắng ghìm xuống cơn sóng tức giận đang cuộn trào trong lòng nữa, thật thoải mái đúng không nào?

Tham khảo:   Nhận tiền thưởng Tết rồi nghỉ việc đồng nghĩa với vô ơn?

Đi làm sau Tết là cảm giác như thế nào? Xin thưa là cảm giác lười, rất lười. Cảm giác này chẳng mấy ai có thể tránh khỏi nhưng để vượt qua sự lười biếng thì chẳng phải là không có cách. Nghĩ đến 4 điều lợi trên để mỗi ngày đi làm trở lại sau Tết là một ngày vui các bạn nhé!

Trang Đoàn    

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo