Kỹ năng Đánh giá hiệu quả công việc

3 Điều cần lưu ý khi xác định tiêu chí đánh giá nhân viên

Đánh giá năng lực nhân viên là đánh giá kỹ năng, kiến thức, thái độ làm việc cũng như các giá trị tiềm ẩn bên trong mỗi một cá nhân. Nếu nhân viên có năng lực tốt, và được đặt đúng vị trí, điều kiện làm việc phù hợp, sẽ mang đến hiệu quả công việc cao, tạo ra những giá trị thiết thực cho doanh nghiệp. Và để làm được điều này, những người lãnh đạo cần phải xác định tiêu chí đánh giá nhân viên đúng đắn. Sau đây là điều cần lưu ý khi xác định tiêu chí đánh giá nhân viên dành cho mọi doanh nghiệp.

3 điều cần lưu ý khi xác định tiêu chí đánh giá nhân viên

1. Phải xác định tiêu chí đánh giá nhân viên rõ ràng

Dù doanh nghiệp của bạn đang áp dụng phương pháp đánh giá nào đi nữa, thì nhà quản lý cũng nên đặt ra các tiêu chí đánh giá nhân viên của mình một cách rõ ràng. Các tiêu chí này phải đo lường được kết quả, năng lực, thái độ, phẩm chất,… của nhân viên, tránh đưa ra các tiêu chí mang tính chất “chung chung” khiến cấp dưới hiểu lầm.
Đồng thời, tiêu chí đánh giá phải gắn cùng với nhiệm vụ được giao và mục tiêu mà doanh nghiệp mong muốn đạt tới, tương ứng với vị trí công việc của từng nhân viên. Tiêu chí đánh giá nhân viên phải được đưa ra trước khi tiến hành đánh giá để nhân viên hiểu yêu cầu và mong đợi của người ban quản lý đối với mình.
Bên cạnh đó, người quản lý cũng không nên thay đổi tiêu chí đánh giá nhân viên khi đã bắt đầu tiến hành áp dụng vì khi đó nhân viên sẽ không thể điều chỉnh kịp thời. Tuy vậy, để tạo sự “mới mẻ”, “thách thức” cho nhân viên, người quản lý đôi khi cũng cần điều chỉnh các tiêu chí đánh giá nhân viên, những lưu ý phải thông báo sớm cho nhân viên được biết.

Tham khảo:   PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ LÀM VIỆC SỬ DỤNG HỆ SỐ HIỆU QUẢ CỐT YẾU KPI

2. Các tiêu chí đánh giá phải công bằng, khách quan

Để tối đa hóa được tính công bằng, việc xác định tiêu chí và cách đánh giá năng lực như thế nào, rất cần được thực hiện ở nhiều phương diện khác nhau, có thể là: bản thân tự đánh giá, đánh giá bởi đồng nghiệp, hoặc cấp trên.
Một điều mà người quản lý nên biết là tất cả mọi nhân viên đều muốn biết được năng lực của mình được cấp trên đánh giá ra sao. Do vậy, bên cạnh xác định các tiêu chí đánh giá nhân viên công bằng, khách quan, người quản lý cần phải kịp thời cho nhân viên của họ biết về hiệu quả, năng lực của họ trong quá trình đánh giá.

3. Mục đích của các tiêu chí đánh giá là để phát triển

Khi xác định các tiêu chí đáng giá nhân viên, cấp quản lý cũng cần có mục chỉ ra những điểm yếu cần cải thiện, giúp họ vươn lên mục tiêu cao hơn nữa. Nhưng các nhà quản lý không nên đánh giá quá tiêu cực với những sai lầm của nhân viên, mà thay vào đó là hãy động viên họ. Điều này sẽ tạo động lực để nhân viên khắc phục điểm yếu và cố gắng hoàn thành tốt hơn công việc, mục tiêu của mình.
Nhà quản lý cần xác định, đánh giá năng lực nhân viên sẽ là động lực giúp cá nhân họ phấn đấu hơn trong việc cải thiện kỹ năng, kiến thức để nâng cao hiệu suất, kết quả chứ không phải là sức ép đè họ xuống.

Tham khảo:   Bạn đã sẵn sàng để đánh giá KPI nhân sự?

Có nhiều tiêu chí đánh giá nhân viên khác nhau, nhưng để có cái nhìn khái quát nhất, các nhà lãnh đạo cần phải dựa vào tình hình, điều kiện thực tế của doanh nghiệp mình.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc