Kỹ năng Đánh giá hiệu quả công việc

Làm sao để đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên tốt nhất?

Đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên được đo lường chính thức và công khai, bởi nó được phổ biến trong tổ chức, được áp dụng rộng rãi cho tất cả mọi người theo đúng quy định chung. Tuy nhiên, làm thế nào để đưa ra kết quả đánh giá tốt nhất, vừa mang tính công bằng, vừa đảm bảo hài hòa trong doanh nghiệp là vấn đề khiến người lãnh đạo phải “nhức đầu”. Trên thực tế, chỉ cần người lãnh đạo nắm rõ những nguyên tắc cơ bản nhất, thì công tác đánh giá hầu như rất dễ dàng.

Được đánh giá kết hợp tuyên dương

Có phải trong công việc, ngoài tiền lương thì sự vui vẻ là điều mà mỗi một chúng ta mong muốn nhất? Vậy lần gần nhất nhân viên của bạn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc với công việc mà họ đang làm là vì điều gì? Chắc chắn đó là khoảnh khắc họ được ghi nhận, tán dương về những nỗ lực, thành tích đạt được trong quá trình cống hiến cho doanh nghiệp.

Làm sao để đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên tốt nhất?

Dù bạn là ai trong tổ chức, từ nhân viên hay người lãnh đạo, quản lý thì nhu cầu được thể hiện bản thân, được mọi người ghi nhận, tuyên dương là rất lớn. Đồng thời, đó cũng là động lực để mỗi một cá nhân cống hiến hết mình và hoàn thiện bản thân mỗi ngày. Đó cũng chính là động lực phát triển trong doanh nghiệp.
Điều muốn nói đến ở đây là quy trình đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên không phải là chỉ nhìn nhận vào những cái hạn chế để chỉ trích, mà thay vào đó là tán dương những thành quả tốt và động viên để người lao động hạn chế cái chưa tốt của mình.

Tham khảo:   PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ LÀM VIỆC SỬ DỤNG HỆ SỐ HIỆU QUẢ CỐT YẾU KPI

Đưa quy trình đánh giá trở thành một việc làm được nhân viên mong đợi

Với nhiều năm tư vấn quản trị nguồn nhân lực, chúng tôi luôn khuyên các doanh nghiệp khi tiến hành triển khai hệ thống đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên nên chú trọng 3 nguyên tắc cơ bản để đảm bảo sự hài hòa và mang đến hiệu quả tốt nhất, cụ thể như sau:

  • Mục đích của đánh giá là phát hiện người “làm tốt”

Luôn lưu ý rằng mục đích chính của việc đánh giá là phát hiện, ghi nhận, khen thưởng kịp thời đối với những cá nhân làm tốt công việc, dựa vào đó khuyến khích và thúc đẩy mọi người làm theo. Theo đó, tiêu chuẩn làm thế nào để đạt hoặc vượt mức yêu cầu công việc cần được xác lập rõ ràng, nhằm làm cơ sở cho nhân viên hướng đến và điều chỉnh công việc, nỗ lực của mình.

  • Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá khả thi

Phương pháp đánh giá phải đơn giản, dễ hiểu và có thể thực hiện được. Ở giai đoạn đầu, với mỗi chức danh chỉ cần có từ 4 – 5 mục tiêu hay tiêu chuẩn năng lực đánh giá là đủ. Tuy nhiên, các tiêu chí này cần phải phản ánh đúng bản chất, trọng tâm của vị trí công việc. Một số doanh nghiệp sử dụng kỹ thuật chấm điểm để đánh giá thì cần đảm bảo tính công bằng và nhất quán trong các cách thức chấm điểm và xếp loại.

  • Thực hiện triệt để và cải tiến thường xuyên
Tham khảo:   Đánh Giá Hiệu Quả Làm Việc

Nếu doanh nghiệp đã thực hiện được 2 điều trên, thì lãnh đạo và quản lý nhân sự phải chỉ đạo, giám sát thực hiện một cách triệt để và nghiêm túc, đảm bảo không có vùng cấm, cũng như không có ngoại lệ. Lắng nghe những vướng mắc, tiếp nhận ý kiến đóng góp của nhân viên định kỳ để cải tiến và điều chỉnh ngay. Điều này là hết sức quan trọng, nó quyết định đến thành công của việc đánh giá và công bằng cho nhân viên.

Việc đánh giá không hề khó, cũng không đòi hỏi lãnh đạo doanh nghiệp phải có kiến thức, tầm nhìn “cao siêu”. Hãy nắm rõ và tuân thủ những nguyên tắc trên khi tổ chức thực hiện đánh giá kết quả sao cho phù hợp với doanh nghiệp của mình, để biến nó thành một công cụ để thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả hơn.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo