Kỹ năng Đánh giá hiệu quả công việc

Đánh giá thực hiện công việc theo KPI như thế nào?

KPI đánh giá thực hiện công việc là hệ thống các chỉ số đo lường và đánh giá hiệu suất nhân viên thông qua các số liệu, tỷ lệ phần trăm, chỉ tiêu định lượng. Chỉ số KPI sẽ cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả như thế nào, tỉ lệ tăng trưởng của từng bộ phận, từng nhân viên thậm chí là toàn thể doanh nghiệp.

Đánh giá thực hiện công việc sẽ được thực hiện dựa trên các mục tiêu công việc, kết quả thực hiện công việc của từng cá nhân, phòng ban trong doanh nghiệp.

1. Mục đích của việc sử dụng KPI trong đánh giá thực hiện công việc

Đánh giá thực hiện công việc theo KPI được sử dụng theo nhiều mục đích khác nhau tùy vào cơ cấu doanh nghiệp:

Thông qua bản đánh giá thực hiện công việc, từng nhân viên sẽ hiểu được mức độ hoàn thành công việc so với mục tiêu đề ra.
– Tạo động lực làm việc cho nhân viên với kết quả đánh giá thực hiện công việc hiệu quả.
– Nhân viên có thể phát hiện ra khiếm khuyết và cải thiện chúng trong quá trình đánh giá thực hiện công việc
– Quy trình đánh giá thực hiện công việc sẽ giúp cấp quản lý có cái nhìn tổng quan về hiệu suất làm việc của nhân viên cũng như đề ra chế độ lương thưởng, kỷ luật phù hợp.
– Các chỉ số KPI có tính chính xác và định lượng cao sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quy trình đánh giá thực hiện công việc.
– Việc đánh giá thực hiện công việc của nhân viên sẽ trở nên trực quan, minh bạch và chính xác hơn với các chỉ số KPI.

2. Xây dựng mục tiêu trong đánh giá thực hiện công việc theo KPI

Khi xây dựng hệ thống KPI trong đánh giá thực hiện công việc, cấp quản lý cần đảm bảo mục tiêu công việc của nhân viên theo tiêu chí SMART:

Tham khảo:   Xây dựng KPI cho nhân viên, thước đo của hiệu quả công việc

S – Specific: Mục tiêu cụ thể
M – Measurable: Mục tiêu đo lường được
A – Achiveable: Mục tiêu có thể đạt được
R – Realistics: Mục tiêu thực tế
T – TimEbound: Mục tiêu có thời hạn cụ thể

Nếu đảm bảo được các tiêu chi này khi đặt mục tiêu, đánh giá thực hiện công việc của nhân viên sẽ đạt hiệu suất cao hơn.

3. Xây dựng quy trình đánh giá thực hiện công việc

Bước 1: Xác định các yêu cầu cơ bản của đánh giá thực hiện công việc:

Trong quy trình đánh giá thực hiện công việc, cấp quản lý cần xác định các công việc, trách nhiệm cụ thể của từng phòng ban và nhân viên. Các yếu tố này phải thể hiện đặc trưng công việc của từng phòng ban và bản thân nhân viên đó cũng như có liên quan đến mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.

Bước 2: Xác định phương pháp đánh giá thực hiện công việc:

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp đánh giá thực hiện công việc. Dựa vào đặc thù doanh nghiệp, cấp quản lý phải chọn ra một phương pháp đánh giá thực hiện công việc khả thi và phù hợp với mục tiêu, tầm nhìn chiến lược, văn hóa của doanh nghiệp đó.

Bước 3: Đảm bảo cấp quản lý thực hiện đầy đủ việc đánh giá thực hiện công việc:

Để đảm bảo việc triển khai đánh giá thực hiện công việc chính xác và minh bạch, hệ thống chỉ số KPI cần được thiếp lập đủ, đúng và đồng thời cấp quản lý cũng cần được huấn luyện kỹ càng về việc đánh giá thực hiện công việc theo KPI.

Bước 4: Thảo luận với từng phòng ban, nhân viên về buổi đánh giá thực hiện công việc:

Tham khảo:   PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ LÀM VIỆC SỬ DỤNG HỆ SỐ HIỆU QUẢ CỐT YẾU KPI

Cấp quản lý cần thông báo và thảo luận rõ ràng với từng phòng ban, nhân viên về tầm quan trọng, nội dung, cách thức và phạm vi của việc đánh giá thực hiện công việc. Như vậy việc đánh giá thực hiện công việc sẽ diễn ra hiệu quả hơn.

Bước 5: Thực hiện đánh giá thực hiện công việc theo KPI

Đánh giá kết quả thực hiện công việc so với hệ thống chỉ số đánh giá KPI đã đề ra sẽ giúp cấp quản lý và nhân viên có cái nhìn cụ thể hơn về mục tiêu và hiệu suất công việc đang diễn ra. Sau buổi đánh giá, cấp quản lý cần thảo luận thêm về kết quả đánh giá thực hiện công việc. Việc chỉ ra những điểm tốt và những điểm yếu trong kết quả công việc sẽ giúp họ khắc phục và nâng cao hiệu suất làm việc.

Ngoài ra, việc vạch ra các phương hướng phát triển và mục tiêu công việc mới là yếu tố quan trọng trong đánh giá thực hiện công việc. Cấp quản lý cần theo dõi và thực hiện sâu sát vấn đề này thì việc đánh giá thực hiện công việc mới phát huy hiệu quả.

4. Cloudjet KPI – Giải pháp đánh giá thực hiện công việc khác biệt

Hiện nay, Cloudjet KPI là giải pháp đánh giá năng lực theo hiệu suất hàng đầu Việt Nam. Với việc áp dụng công nghệ Cloud Computing và phương pháp triển khai những công cụ được tối ưu theo đặc thù từng doanh nghiệp, Cloudjet KPI cam kết mang lại cho doanh nghiệp bạn giải pháp đánh giá hiệu suất nhân sự chính xác và đơn giản hơn bao giờ hết.

Cloudjet KPI không chỉ là sự kết hợp hoàn hảo giữa bảng điểm cân bằng (Balance Scoredcard – BSC) với chỉ số đo lường & đánh giá hiệu quả công việc (Key Performance Indicator – KPI) mà còn khác biệt ở mô hình đánh giá tự động 9 ô và đánh giá 360 độ. Hệ thống sẽ giúp các doanh nghiệp giảm thiểu đánh giá năng lực cảm tính cũng như có được bản đánh giá nhân viên khách quan và chính xác nhất.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo