Chiến Lược Kinh Doanh

5 Chiến lược tạo điểm khác biệt cho thương hiệu doanh nghiệp SME

Bài viết sau chia sẻ đến bạn cách làm thế nào để tạo điểm khác biệt cho thương hiệu doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Thay đổi nhỏ, hiệu quả lớn, hãy tham khảo nội dung bài viết để áp dụng nhé.

Là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, với nguồn vốn hạn hẹp nhưng lại muốn tạo điểm khác biệt cho thương hiệu? Đâu sẽ là câu trả lời cho bài toán chiến lược tạo điểm khác biệt cho thương hiệu hiệu quả nhất?

Trước khi xây dựng chiến lược để mang lại sự khác biệt cho doanh nghiệp của mình, những nhà quản trị nên lưu ý 5 điểm sau đây để có thể làm thật tốt quá trình này.

Đây là những bài học được đúc rút ra từ thực tế tư vấn cho các doanh nghiệp ở quy mô khác nhau, đặc biệt là nhóm SME tại Việt Nam.

5 chiến lược tạo điểm khác biệt cho thương hiệu doanh nghiệp SME

tạo điểm khác biệt cho thương hiệu doanh nghiệp SME

1. Hãy suy nghĩ đơn giản và sát với thực tế

Tìm ra những khác biệt của thương hiệu là điều vô cùng quan trọng, nhưng nó cũng chỉ là một phần trong chuỗi các bánh răng đan xen mà doanh nghiệp phải làm để đạt được mục tiêu cao nhất – bán hàng – để mang về lợi nhuận.

Sản phẩm, thương hiệu, quảng cáo, content marketing và các kênh phân phối,… tất cả đều quan trọng. Khác biệt thương hiệu sẽ không còn ý nghĩa gì nếu như những khâu còn lại của chuỗi bánh răng không được quan tâm thực hiện tới nơi tới chốn.

Nhiều doanh nghiệp thậm chí còn “ham” xây dựng chiến lược thương hiệu trong khi sản phẩm còn nhiều thiếu sót và còn chưa có cả nhân sự để triển khai. Họ đến với nhà tư vấn/nhà đầu tư với những hi vọng ngút trời rằng sẽ mang về được những khoản vốn khổng lồ với thương hiệu là chìa khoá vạn năng. Đó là quan niệm vô cùng sai lầm và các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần thay đổi. Một khi tư duy nền móng đã sai lệch, tất cả sẽ sai lệch theo và kết quả sẽ không bao giờ được như mong muốn.

Tham khảo:   Chiến lược định vị sản phẩm thúc đẩy tăng trưởng doanh nghiệp

2. Đừng bắt chước máy móc theo cách làm của các doanh nghiệp lớn

Sai lầm tiếp theo của SME tại Việt Nam là bắt chước theo cách làm của các doanh nghiệp lớn có cùng phân khúc khách hàng với họ.

Nguy hiểm hơn nữa là máy móc làm theo những chiến lược mà doanh nghiệp lớn kia đề ra mặc cho có sự khác biệt về mô hình kinh doanh. Với nguồn lực vô cùng lớn, uy tín thương hiệu và sự ủng hộ của khách hàng, rõ ràng những doanh nghiệp lớn đã chiến thắng ngay khi cuộc đua chưa khởi động.

3. Cá nhân hóa sản phẩm, dịch vụ theo nhu cầu khách hàng chính là vũ khí cạnh tranh lợi hại nhất

Ưu thế lớn nhất của SME so với các doanh nghiệp lớn là sự linh hoạt và khả năng đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng.

Khi tất cả những điều tạo nên nền móng của doanh nghiệp là nguồn vốn, nhân sự, … đều thua xa những doanh nghiệp lớn thì cá nhân hoá sản phẩm, dịch vụ cho từng phân khúc khách hàng khác nhau chính là vũ khí cạnh tranh lợi hại cuả nhóm SME.

Tham khảo:   Chiến lược kinh doanh của Klook để trở thành công ty du lịch tỉ đô

Điểm khác biệt này, thực tế đã giúp rất nhiều SME có một “định vị” rõ ràng khi tiếp cận khách hàng.

4. Xây dựng chiến lược tập trung

Khi bạn chỉ có trong tay một nguồn lực hạn hẹp, dàn trải các mục tiêu kinh doanh và phân khúc thị trường rõ ràng sẽ khiến SME hụt hơi ngay khi mới bắt đầu.

Đặt ra quá nhiều mục tiêu cho một chiến lược, ôm đồm quá nhiều thông điệp trong key message nhưng không có cái nào đủ sâu sắc hấp dẫn và khác biệt,…

Cứ như thế, doanh nghiệp đổ tiền từ nguồn ngân sách hạn hẹp cho những hoạt động không mang lại hiệu quả thực tế nào.

Hãy nhớ, xây dựng một chiến lược, với ngân sách rõ ràng, thông điệp cụ thể và mục đích tập trung là những gì mà nhà quản trị cần làm được trước khi vung tiền.

5. Hãy khiến doanh nghiệp của bạn thật nổi bật

Sự khác biệt đến từ những thứ nhỏ nhặt nhất.

Hành vi mua hàng của khách hàng rất thực tế, nhiều khi họ lựa chọn sản phẩm A thay vì nhãn hàng B có cùng công dụng chỉ vì bao bì, thiết kế của A đẹp hơn B.

Khách hàng sẽ không bỏ quá nhiều thời gian để suy xét kỹ lưỡng những điều bên trong.

Thương hiệu cũng như con người, nhiều khi đến với nhau cũng chỉ vì những điều nhỏ nhặt bên ngoài của đối phương.

Khác biệt của điểm khác biệt, đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, sẽ thay đổi từ suy nghĩ thực tế của những nhà quản trị tới thay đổi suy nghĩ của khách hàng.

Trên đây là nội dung chia sẻ về 5 chiến lược tạo điểm khác biệt cho thương hiệu doanh nghiệp SME. 5 chiến lược kể trên là những điều cơ bản nhưng vô cùng cần thiết trong quá trình xây dựng chiến lược ngắn hạn và dài hạn cho mỗi doanh nghiệp.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc