Quản lý hiệu suất nhân viên

7 Bước Quy Trình Đào Tạo Nhân Viên Mới 

Một quy trình đào tạo nhân viên mới chất lượng là cách giúp cho doanh nghiệp có được những ứng viên tiềm năng, đáp ứng tốt nhu cầu công việc mà doanh nghiệp đang cần. Vậy quy trình đào tạo nhân viên nào chất lượng nào được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Hãy cùng Masterskills tìm hiểu ngay bài viết sau đây để trả lời cho câu hỏi này nhé. 

Tầm quan trọng của quy trình đào tạo nhân viên mới

Đào tạo nhân viên mới là điều cần thiết để giúp nhân viên mới bắt đầu thuận lợi. Thông thường, quá trình đào tạo sẽ được tiến hành vì nhằm cung cấp thông tin chi tiết về vai trò công việc, làm quen với các chính sách và thủ tục của công ty, hướng dẫn cách sử dụng các công cụ của doanh nghiệp v.v. 

Thông qua quy trình đào tạo nhân viên mới sẽ loại bỏ được cảm giác bồn chồn, lo lắng, thiếu tự tin cho ngày đầu làm việc. Ngoài ra, việc đưa quy trình vào đào tạo nhân viên mới còn giúp cho doanh nghiệp:

  • Cung cấp cho nhân viên phần giới thiệu về tầm nhìn, thành tựu chính và giá trị của công ty.
  • Giúp nhân viên mới tìm hiểu các quy tắc, quy định và chính sách áp dụng cho trách nhiệm công việc họ sẽ làm.
  • Nhân viên mới hiểu được cách tổ chức bộ phận mình làm việc.
  • Nhân viên mới làm quen với công việc họ sẽ xử lý, cũng như nắm được các công cụ và tài nguyên cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Quy trình 7 bước đào tạo nhân viên mới hiệu quả 

Sau đây là 7 bước trong quá trình đào tạo cho nhân viên mới được nhiều doanh nghiệp áp dụng, bạn có thể tham khảo để áp dụng cho chính doanh nghiệp mình, cụ thể:

1. Chuẩn bị tài liệu đào tạo nhân viên mới 

đào tạo nhân viên mớiđào tạo nhân viên mới
Cung cấp tài liệu cho nhân viên mới

Cung cấp các tài liệu đào tạo nhân viên mới là điều cần thiết mà doanh nghiệp cần làm. Thông qua các tài liệu đào tạo nhân viên sẽ dễ hình dung hơn về những công việc mình cần làm và cần thực hiện. 

Tham khảo:   Vì Sao Bạn Nên Có Nguyên Tắc Làm Việc 90 Phút?

Do đó, doanh nghiệp cần chuẩn bị tài liệu đào tạo thật tỉ mỉ, chi tiết để tiết kiệm tối đa thời gian đào tạo, giúp nhân viên mới nắm rõ hơn công việc của mình. 

2. Cung cấp những hỗ trợ kịp thời 

Ngay cả sau khi tiến hành các buổi đào tạo kỹ lưỡng với nhân viên mới về mọi ứng dụng mà họ cần sử dụng cho công việc, một số nhân viên vẫn có thể có thắc mắc về việc điều hướng hoặc thực hiện một nhiệm vụ khi họ bắt đầu làm việc trên một ứng dụng. 

Vậy nên là một nhà quản lý bạn cần cung cấp cho nhân viên mới những hỗ trợ kịp thời trong quá trình làm việc. Điều này sẽ đảm bảo công việc của họ diễn ra thuận lợi và đem lại kết quả cao hơn. 

3. Thiết lập những mục tiêu có thể đạt được cho nhân viên mới

Đặt mục tiêu rõ ràng và thực tế giúp nhân viên mới cảm thấy thoải mái hơn khi làm việc ở vị trí mới. Điều này còn giúp họ hiểu được những gì doanh nghiệp đang mong đợi ở họ. 

Do đó, doanh nghiệp cần xác định bộ kỹ năng và kinh nghiệm của mỗi nhân viên mới để thiết lập các mục tiêu ngắn hạn. Giúp nhân viên của mình hoàn thành công việc được giao trong những tuần đầu tiên làm việc nhằm thúc đẩy sự gắn kết ban đầu của nhân viên với tổ chức.

4. Thường xuyên đưa ra feedback

Khi những nhân viên mới đã dần nắm rõ các trách nhiệm liên quan đến vai trò của bản thân thì điều quan trọng mà các nhà quản lý cần làm là sắp xếp thời gian với những nhân viên này để nắm rõ những tâm tư, nguyện vọng của họ đối với công việc mới đang đảm nhận. 

Cách làm này không chỉ giúp nhân viên hiểu những gì được mong đợi ở họ mà còn giúp các nhà quản lý hiểu được những thách thức mà nhân viên có thể gặp phải. Từ đó đưa ra những thay đổi trong kế hoạch đào tạo cho phù hợp với nhân viên của mình. 

Tham khảo:   4 Sai Lầm Lớn Trong Cách Sử Dụng ChatGPT Bạn Cần Lưu Ý

Phản hồi thường xuyên của nhân viên cũng đảm bảo rằng nhân viên mới của bạn đang thực hiện nhiệm vụ nghiêm chỉnh và đang đi đúng hướng nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt ra.

5. Điều chỉnh chương trình đào tạo phù hợp với từng nhân viên 

Đào tạo phải luôn được điều chỉnh theo nhân viên. Các chương trình đào tạo được cá nhân hóa áp dụng phương pháp lấy người học làm trung tâm để đảm bảo mỗi lộ trình đào tạo đều phù hợp với người học và mục tiêu của họ. 

Cách tiếp cận này giúp nhân viên làm việc tốt hơn, dẫn đến kết quả kinh doanh tốt hơn trong doanh nghiệp.

6. Sắp xếp và lưu trữ tài liệu đào tạo ở nơi nhân viên dễ dàng tiếp cận 

tài liệu đào tạotài liệu đào tạo
Sắp xếp và lưu tài liệu sao cho nhân viên dễ tiếp cận

Các tài liệu thông qua video đào tạo, văn bản hướng dẫn đào tạo chính là nơi đem lại câu trả lời cho các câu hỏi của nhân viên mới khi bắt đầu công việc tại doanh nghiệp.

Vậy nên doanh nghiệp cần đầu tư vào mạng nội bộ của mình, đảm bảo rằng thông tin nội bộ được cập nhật và đăng tải thường xuyên. Nhờ đó nhân viên mới có thể tham khảo và tìm kiếm tài liệu về công việc khi bắt đầu tại doanh nghiệp. 

Cách làm này sẽ giúp tiết kiệm thời gian cho mọi người và cho phép nhân viên mới của bạn tìm hiểu thông tin dễ dàng hơn, hỗ trợ tốt hơn cho công việc của mình tại doanh nghiệp.

7. Đào tạo đi đôi với thực hành 

Học tập qua trải nghiệm giúp nhân viên dễ dàng thực hiện các nhiệm vụ khác nhau. Đây được coi là một phần của quy trình làm việc hàng ngày và nhờ đó nhân viên được liên tục học hỏi từ kinh nghiệm thực tế mà không cần bất kỳ hướng dẫn nào. 

Không giống như các cơ chế đào tạo hiện tại, học tập đi đôi với thực hành không phải là sự kiện độc lập diễn ra một lần mà diễn ra liên tục và trong thời gian thực.

Tham khảo:   Rèn Luyện Kỷ Luật Bản Thân Khi Làm Việc Tại Nhà Không Khó Như Bạn Nghĩ

Tạm kết

Bài viết trên của Masterskills đã chia sẻ đến bạn đọc chi tiết 7 bước trong quy trình đào tạo nhân viên mới được nhiều doanh nghiệp hiện nay áp dụng.

Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn có được một quy trình đào tạo chuẩn chỉnh cho nhân viên mới của doanh nghiệp mình, giúp họ trở thành những nhân tài tương lai cho doanh nghiệp. 

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo