Quản lý hiệu suất nhân viên

8 Cách Quản Lý Nhân Viên Cứng Đầu Hiệu Quả

Một trong những câu hỏi khó nhất mà các nhà quản lý và lãnh đạo phải đối mặt là làm thế nào để đối phó với những nhân viên khó tính, cứng đầu. Hành vi thiếu chuẩn mực và thái độ kém của nhân viên có thể dễ dàng lan rộng nhanh chóng, ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất của họ và của các thành viên khác trong cả công ty. Trong bài viết này, Masterskills sẽ cùng bạn thảo luận thế nào là nhân viên cứng đầu cũng như cách quản lý nhân viên cứng đầu hiệu quả!

Thế nào là nhân viên “cứng đầu”? 

Trước khi xem xét các cách quản lý nhân viên cứng đầu, hãy cùng tìm hiểu thế nào thì được gọi là nhân viên cứng đầu. Một nhân viên cứng đầu thường được coi là một người không cư xử chuyên nghiệp tại nơi làm việc. Họ bảo thủ, không chịu lắng nghe và tiếp thu góp ý từ người khác. 

nhan-vien-cung-daunhan-vien-cung-dau
Nhân viên cứng đầu

Hành vi của họ không chỉ gây khó chịu cho những người xung quanh mà còn có thể gây hại cho doanh nghiệp. Ngoài việc làm tổn hại đến hiệu quả hoạt động của tổ chức, những nhân viên cứng đầu có thể khiến công ty phải đối mặt với các vụ kiện và phí pháp lý tiềm tàng.

Ba kiểu nhân viên cứng đầu cơ bản là những người:

  • Hiệu suất làm việc thấp
  • Có thái độ lồi lõm
  • Làm suy yếu thẩm quyền của người giám sát 

Có thể có nhiều lý do cho điều này, chẳng hạn như thiếu động lực, giao tiếp kém hoặc không đủ nguồn lực. Họ có thể không cảm thấy bị thách thức hoặc có thể thiếu các kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt. Họ cũng có thể cảm thấy thất vọng vì thiếu cơ hội thăng tiến. Cũng có thể có một vấn đề cá nhân khiến họ không thể tập trung và làm việc hiệu quả. Vậy làm sao để quản lý những nhân viên bất ổn như vậy?

Cách quản lý nhân viên cứng đầu hiệu quả 

Dưới đây là một số cách hiệu quả để quản lý một nhân viên cứng đầu. 

Phê bình hành vi, không phải con người

Khi đối phó với một nhân viên cứng đầu, điều cần thiết là tập trung vào hành vi cụ thể chứ không phải các yếu tố cá nhân. Nhiệm vụ của bạn không phải là phán xét họ. Điều đó không chỉ có thể dẫn đến xung đột cá nhân không cần thiết mà còn không thể giúp giải quyết nguồn gốc cho hành vi khó cảm soát của họ.

Tham khảo:   Incentive Là Gì? Ý Nghĩa Của Incentive Bonus Đối Với Người Lao Động

Mục tiêu của bạn là tìm cách ngăn chặn hành vi không thể chấp nhận được của đồng nghiệp và giúp khắc phục những hành vi khiến việc làm việc với họ trở nên khó khăn. Là một quản lý, vai trò của bạn là hỗ trợ họ tìm kiếm giải pháp.

Mọi người không phải lúc nào cũng nhận thức được hành vi của họ ảnh hưởng đến công việc và môi trường xung quanh như thế nào. Vì vậy, hãy bắt đầu bằng cách thu hút sự chú ý của họ theo cách tự nhiên nhất có thể. Hãy tiếp cận theo hướng bạn có ý định tốt dành cho họ. Hãy nhớ rằng không phải tất cả những nhân viên cứng đầu đều khó tiếp cận. Sau đó, bạn có thể tiến hành đưa cho họ những ví dụ cụ thể về hành vi tiêu cực của họ để giúp họ hiểu ra vấn đề.

Hãy cởi mở để phản hồi

Hành vi và thái độ kém có thể là kết quả của nhận thức và kinh nghiệm của nhân viên trong môi trường làm việc của họ. Các nhà quản lý phải cởi mở để nhận phản hồi. Đây có thể là về phong cách quản lý hoặc bất kỳ vấn đề nào khác mà nhân viên của bạn có thể gặp phải với tổ chức.

Hãy tạo một không gian an toàn để đồng nghiệp của bạn có thể bày tỏ ý kiến. Sử dụng phương pháp lắng nghe tích cực để đảm bảo bạn hiểu những gì họ đang nói. Lắng nghe câu chuyện từ phía nhân viên của bạn mà không có thành kiến về điều họ trình bày. Đôi khi một người khó tính chỉ cần một người lắng nghe và hiểu họ. Và một khi cảm thấy mình được lắng nghe, họ thường có xu hướng nhanh chóng thay đổi thái độ và hành vi của mình.

Xác định nguyên nhân của vấn đề

Mỗi sự nổi loạn thường có một nguyên nhân riêng. Đây là lý do tại sao cần xác định nguyên nhân tại sao nhân viên lại hành xử kém như vậy trước khi giải quyết vấn đề.

Nó có thể liên quan đến:

  • Công việc của họ
  • Mối quan hệ với các đồng nghiệp khác
  • Các vấn đề cá nhân ngăn cản họ thực hiện đầy đủ công việc của mình

Là một nhà lãnh đạo, bạn có trách nhiệm tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề và giải quyết nó.

Đưa ra chỉ dẫn rõ ràng

Là một nhà lãnh đạo, điều cần thiết là phải đưa ra các chỉ dẫn rõ ràng để đạt được hiệu quả tốt nhất. Trong một tình huống xung đột, bạn có hai mục tiêu chính:

  • Yêu cầu đồng nghiệp của bạn hạ thấp cái tôi và khả năng phòng thủ của họ.
  • Truyền đạt thông tin cần thiết để họ cải thiện hành vi của mình.
Tham khảo:   Burnout Là Gì? 5 Bước Để Vượt Qua Tình Trạng Kiệt Sức Trong Công Việc

Để đạt được điều này, bạn phải đưa ra phản hồi rõ ràng và chi tiết về hành vi của nhân viên, bao gồm các ví dụ cụ thể.

Giữ bình tĩnh và thể hiện sự tôn trọng

Đưa ra phản hồi tiêu cực hoặc sa thải ai đó chưa bao giờ là điều dễ dàng. Căng thẳng bùng phát, và mọi người sẽ cảm giác khó chịu. Là người quản lý, điều cần thiết là giữ bình tĩnh và tránh phán xét hoặc chỉ trích, duy trì ngôn ngữ cơ thể và giọng điệu trung lập.

Tập trung vào sự thật và duy trì thái độ trung thực, chuyên nghiệp cũng như tôn trọng lẫn nhau. Đôi khi mọi người gặp khó khăn vì họ cảm thấy bị đánh giá thấp. Bạn nên tìm hiểu tận cùng nguyên nhân dẫn đến hành vi của họ trước khi có hành động quyết liệt.

Thực hiện theo chính sách của công ty

Hầu hết các doanh nghiệp đều có chính sách của công ty về xung đột và cách xử lý các tình huống khó khăn. Mỗi khi gặp khó khăn trong việc quản lý nhân viên cứng đầu, bạn có thể khảo chính sách của công ty về chủ đề này. 

Điều này giúp bạn điều hướng các tình huống khó khăn và đưa ra hướng hành động dựa các đề xuất khả dĩ. Ngoài ra, bạn sẽ có thể tham khảo quan điểm của cấp trên trước khi thảo luận các vấn đề với nhân viên của mình.

Giữ quan điểm tích cực

Quan điểm của bạn về tất cả các xung đột nên duy trì ở mức cơ sở và trung lập. Nếu bạn để những suy nghĩ tiêu cực về người đó cứ luẩn quẩn trong đầu, bạn sẽ không thể giải quyết vấn đề một cách khách quan.

Hãy xem xét cả hai mặt của bất kỳ câu chuyện nào và cho những nhân viên cứng đầu cơ hội để sửa chữa hành vi của họ. Luôn tập trung vào hành vi chứ không phải con người, đồng thời cố gắng giữ cho các tương tác ít mang tính cá nhân và cảm xúc hơn để giúp duy trì sự trung lập nên có của người lãnh đạo.

Sẵn sàng đưa ra những quyết định khó khăn

Khi đối phó với những nhân viên cứng đầu, rất có thể, cuối cùng bạn sẽ phải sa thải ai đó nếu họ làm điều gì đó nghiêm trọng hoặc không tiến bộ dựa trên những kỳ vọng mà bạn đã đặt ra. 

Tham khảo:   Top 15 Mô Hình Làm Việc Nhóm Hiệu Quả Cao

Những nhà quản lý giỏi có những phẩm chất lãnh đạo khiến họ khác biệt với những nhân viên khác, và điều này liên quan đến việc đưa ra những quyết định khó khăn. Khi thực hiện việc này, hãy tuân thủ các chính sách chấm dứt hợp đồng của công ty và tham khảo ý kiến của bộ phận nhân sự trước khi bắt đầu quy trình chấm dứt hợp đồng.

Tạm kết

Vậy là Masterskills đã cùng bạn tìm hiểu cách quản lý nhân viên cứng đầu hiệu quả tại nơi làm việc. Hy vọng những gợi ý trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều phương án hơn trong việc quản lý và quản trị đội nhóm của bản thân. Nếu bạn cảm thấy thích thú với chủ đề này, hãy ghé qua Blog của Masterskills để cập nhật thêm nhiều kỹ năng quản trị bổ ích khác nhé!

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo