31. Kỹ năng làm việc

6 kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp nhân viên sale nhất định phải biết

Bất kể loại hình kinh doanh của doanh nghiệp là gì thì việc bán hàng và tiếp thị cũng đóng vai trò thiết yếu trong việc tăng trưởng và phát triển. Điều này làm cho các nhân viên bán hàng trở thành một trong những thành viên quan trọng nhất trong doanh nghiệp. Một số người có khả năng bẩm sinh khiến họ trở thành người bán hàng giỏi nhưng những người bán hàng giỏi nhất đã dành nhiều năm để mài giũa kỹ năng của họ. Vậy, giữa danh sách các kỹ năng bán hàng cần thiết, điều gì là quan trọng nhất? Dưới đây là sáu kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp mà bạn cần có để trở nên thành công trong lĩnh vực này.

Kiến thức chuyên sâu về sản phẩm

Bất kể bạn làm việc cho công ty nào thì một kiến thức sâu rộng về các dịch vụ/sản phẩm của công ty là hoàn toàn không thể thiếu, đặc biệt là ở vị trí bán hàng. Nếu một khách hàng hỏi bạn câu hỏi về một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể và bạn thấy mình không thể trả lời, việc bán hàng của bạn rất có thể sẽ thất bại. Ngược lại, khi hiểu biết đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ của công ty, bạn có thể đề xuất giải pháp cho khách hàng hay điều chỉnh sản phẩm theo yêu cầu hoặc mong muốn của họ. Điều này sẽ giúp việc bán hàng của bạn tiến triển thuận lợi và giúp bạn thăng tiến trong sự nghiệp.

Xây dựng mối quan hệ

Các nhân viên bán hàng phải làm việc chăm chỉ để xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Tuy nhiên, ngay cả những người hướng ngoại cũng có thể gặp khó khăn trong việc tạo mối quan hệ tức thì với những người lạ, đôi khi có tính cách khiến họ cảm thấy không thoải mái.

Tham khảo:   Gợi ý hay để trả lời câu hỏi “Điểm mạnh của bạn là gì?”

Cách tốt nhất để xây dựng mối quan hệ nhanh chóng là tìm kiếm điểm chung trước khi thực hiện các bước liên hệ đầu tiên. Biết những gì khách hàng đang đối mặt như tình hình ngành nghề hoặc công ty và trò chuyện về nó sẽ giúp bạn có bước khởi đầu thuận lợi trong việc xây dựng mối quan hệ trước khi cố gắng đặt lịch hẹn.

Hiểu biết về truyền thông xã hội

Các nhân viên bán hàng sẽ có nhiều thành công hơn nếu họ thành thạo các kỹ năng bán hàng trên các mạng xã hội. Điều đó bắt đầu bằng việc hoạt động trên LinkedIn, Instagram, Facebook và các mạng, diễn đàn khác quan trọng đối với ngành hoặc doanh nghiệp của bạn. Hãy tìm những thông tin liên quan để chia sẻ, theo dõi và tương tác với khách hàng, chú ý đến những gì quan trọng đối với họ bằng cách xem những gì họ chia sẻ và sử dụng những điều đó để tạo nền tảng cho việc xây dựng mối quan hệ.

Kiên trì

Sự kiên trì cũng là một trong những đặc điểm quan trọng nhất đối với nhân viên bán hàng. Những người từ bỏ quá dễ dàng khi khách hàng tiềm năng không phản hồi sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội giao dịch. Theo thống kê, trung bình một nhân viên bán hàng cần gửi khoảng 8 email cho khách hàng tiềm năng – người mà họ chưa từng nói chuyện trước đây – mới có thể nhận được phản hồi. Tuy nhiên, kiên trì không có nghĩa là “tấn công” người mua bằng một cơn bão email đáng ghét. Hơn bao giờ hết, điều quan trọng là mọi tương tác với khách hàng dù qua email, điện thoại hay các trạng thái trên mạng xã hội đều cần bổ sung các thông tin thú vị và có giá trị. Nếu không làm điều này, bạn sẽ không có cơ hội thu hút sự chú ý của khách hàng.

Tham khảo:   Trì hoãn là gì? Cách hiệu quả để vượt qua sự trì hoãn

Đồng cảm sâu sắc

Là một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, bạn cần có khả năng hiểu cách khách hàng nghĩ và tìm hiểu nhu cầu thực sự của họ. Bạn càng đồng cảm với khách hàng tiềm năng, bạn càng có thể dự đoán được những gì họ sẽ làm tiếp theo. Vì vậy, bạn có thể lên kế hoạch trước để đảm bảo thỏa thuận diễn ra suôn sẻ. Chẳng hạn, nếu khách hàng cảm thấy muốn mua nhưng do dự vì vấn đề ngân sách tạm thời, bạn có thể chủ động đề xuất các kế hoạch thanh toán thay thế để chốt giao dịch nếu có sự đồng cảm sâu sắc.

Linh hoạt và nhanh nhẹn

Một số doanh nghiệp có sẵn các kịch bản để nhân viên bán hàng sử dụng khi gọi điện cho khách hàng nhưng một nhân viên bán hàng tuyệt vời sẽ không bao giờ “mù quáng” đi theo những gì đã được viết. Họ có thể nhanh chóng thích nghi với bất kỳ tình huống khó khăn nào mà khách hàng đặt ra cho họ. Họ sử dụng sự thấu cảm của mình để đọc tín hiệu của khách hàng và ứng biến khi mọi thứ không hoàn toàn đúng như những gì họ được học trong khóa đào tạo bán hàng. Thay vì nhắm mắt sao chép các chiến thuật, họ sử dụng các chiến lược bán hàng phù hợp với từng tình huống khác nhau để làm hài lòng khách hàng, đặc biệt là những “thượng đế” khó tính.

Tham khảo:   Năng suất là gì? Bí quyết để nâng cao năng suất làm việc

Tú Trinh

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo