31. Kỹ năng làm việc

Thuyên chuyển công tác người lao động – những kiến thức cần biết

Thuyên chuyển công tác người lao động là điều rất thường gặp trong bất kỳ môi trường làm việc nào. Do đó, người lao động cần có sự hiểu biết về vấn đề này để có cách ứng xử đúng mực và bảo vệ được lợi ích của bản thân.

Thuyên chuyển công tác là gì?

Thuyên chuyển nhân viên là một quá trình chuyển đổi theo chiều ngang của một nhân viên, trong đó có sự thay đổi trong công việc, mà không có bất kỳ sửa đổi nào trong chế độ đãi ngộ và sửa đổi trách nhiệm. Đó là một hình thức di chuyển nội bộ, trong đó nhân viên được chuyển từ công việc này sang công việc khác thường là ở một địa điểm hoặc bộ phận khác.

Lý do chuyển công tác của nhân viên trong công ty

Mỗi doanh nghiệp có một lí do riêng trong việc thuyên chuyển công tác của nhân viên và nó cũng khác nhau giữa cá nhân này với cá nhân khác. Những lý do thuyên chuyển công tác của nhân viên được đề cập sau đây:

·      Một số vị trí đòi hỏi kỹ năng đặc biệt, năng lực và chuyên môn của các nhân viên được thuyên chuyển.

·      Một bộ phận thiếu nhân viên trong khi bộ phận khác lại thừa nhân viên. Vì vậy, nhân viên được chuyển công tác từ bộ phận này sang bộ phận khác.

·      Có sự xung đột giữa cấp trên và cấp dưới hoặc giữa hai nhân viên với nhau.

·      Nhân viên cũng sẽ được chuyển công tác nhằm phá vỡ sự đơn điệu của công việc, vì năng suất của nhân viên sẽ giảm sụt nếu làm đi làm lại cùng một công việc.

·      Nhân viên có mong muốn được chuyển công tác bởi hoàn cảnh gia đình, muốn chuyển về nơi ở mới.

Dù là vì lí do nào thì việc thuyên chuyển công tác của người lao động cần sự phê duyệt, đồng ý của cấp trên.

Quy định về thuyên chuyển công tác của người lao động

Công ty, doanh nghiệp có thể thuyên chuyển công tác của người lao động (Người lao động sẽ làm một công việc khác với hợp đồng lao động) trong các trường hợp sau:

·      Người sử dụng lao động được quyền chuyển người lao động sang làm công việc khác với hợp đồng lao động khi công ty, doanh nghiệp gặp khó khăn không lường trước được như thiên tai, cháy nổ, dịch bệnh, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện – nước, khắc phục sự cố lao động. Tuy nhiên, tổng cộng thời gian thuyên chuyển công tác này không vượt quá 60 ngày/ năm, trừ khi được người lao động đồng ý.

·      Khi thuyên chuyển công tác, doanh nghiệp cần báo cho người được thuyên chuyển biết trước ít nhất 3 ngày làm việc, kèm theo thời hạn rõ ràng và sắp xếp vị trí mới phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.

Tham khảo:   5 cách thể hiện bạn là người tích cực trong CV

·      Người được thuyên chuyển sẽ được trả lương theo vị trí mới. Nếu tiền lương ở vị trí mới thấp hơn mức lương ở vị trí cũ thì người lao động sẽ được nhận mức lương cũ trong thời gian 30 ngày làm việc. Đồng thời mức lương mới ít nhất phải bằng 85% mức lương ở vị trí cũ nhưng không thấp hơn mức tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ.

Trong trường hợp thời gian chuyển công tác ở vị trí mới vượt quá 60 ngày nhưng người lao động không đồng ý thì hai bên có thể thỏa thuận chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và người lao động phải nộp đơn xin nghỉ việc theo quy định. Khi đó, người lao động sẽ không phải bồi thường bất cứ chi phí nào cho doanh nghiệp mà ngược lại sẽ được nhận các khoản trợ cấp nghỉ việc và các khoản tiền khác (nếu có) từ doanh nghiệp.

Hồ sơ xin thuyên chuyển công tác

Khi có nhu cầu thuyên chuyển công tác, người lao động cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ cơ bản sau đây:

·      Đơn xin chuyển công tác

·      Văn bản quyết định chuyển công tác của đơn vị người lao động đang làm việc

·      Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và xác nhận của chính quyền địa phương

·      Văn bản đồng ý tiếp nhận của đơn vị mới

·      Bản tự kiểm điểm cá nhân có ý kiến nhận xét của người quản lý

·      Bản sao bằng cấp, chứng chỉ

·      Bản sao hộ khẩu, chứng minh nhân dân

·      Bản sao bảng lương có xác nhận

Mẫu đơn xin thuyên chuyển công tác

Nếu muốn thuyên chuyển công tác, người lao động cần có đơn xin chuyển công tác. Nhờ điều này mà người có thẩm quyền sẽ cân nhắc xem có đồng ý lời đề nghị này hay không. Bạn có thể tham khảo mẫu đơn xin thuyên chuyển công tác sau đây.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———o0o——— 

ĐƠN XIN CHUYỂN CÔNG TÁC

Kính gửi (1):  …………………….…………………

Tên tôi là:…………………………………………………… Giới tính:………………

Ngày tháng năm sinh: ………………………………………………………

Nơi sinh: …………………………………………………………………………………

Hộ khẩu thường trú:………………………………………………………………….

Nơi ở hiện nay: ……………………………………………………………

Trình độ chuyên môn (2):……………………………………………………………….

Đơn vị công tác hiện nay:………………………………………………………….

Chức vụ, công việc đang đảm nhiệm: …………………………………..

Quá trình công tác của bản thân (3):

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

Lý do xin chuyển công tác (4):

………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………….

Đơn vị xin chuyển đến (5):……………………………………………………………..

Tôi cam đoan sẽ bàn giao công việc cho các bộ phận theo đúng quy định và đúng hạn.

Tham khảo:   Chinh phục bản thân – Phần 1: Tiêu diệt cảm xúc tiêu cực

Rất mong (6)…………………………. xem xét, chấp thuận cho tôi được chuyển công tác theo nguyện vọng.

Tôi xin chân thành cám ơn.

 
 

…….., ngày…….. tháng…… năm ……..
Ý kiến của lãnh đạo công ty

(Ký, ghi rõ họ tên)
  Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ tên)
 

Hướng dẫn viết đơn thuyên chuyển công tác

(1): Tên người hoặc bộ phận có thẩm quyền cao nhất trong việc ra quyết định thuyên chuyển công tác.

(2): Ghi rõ chuyên ngành đào tạo, hệ đào tạo (chính quy, tại chức, văn bằng 2), kết quả đào tạo (Xuất sắc, giỏi, khá)

 (3): Ghi rõ quá trình làm việc của bản thân từ thời gian gần đây nhất.

(4): Ghi chi tiết, lý do hợp lý bởi đây là căn cứ để xem đơn xin thuyên chuyển công tác có được duyệt hay không

(5): Ghi rõ tên, địa chỉ và thông tin của nơi muốn chuyển đến

(6): Người hoặc bộ phận có thẩm quyền giải quyết

Mẫu quyết định thuyên chuyển công tác

Khi đơn xin thuyên chuyển công tác của người lao động được chấp nhận, có nghĩa là họ sẽ nhận được quyết định thuyên chuyển công tác bao gồm các nội dung:

·      Thông tin của nhân viên được thuyên chuyển công tác

·      Đơn vị, nơi làm việc mới

·      Thời gian bắt đầu làm việc tại bộ phận, đơn vị mới

·      Mức lương cùng các chính sách trợ cấp ở đơn vị mới

·      Danh sách những người liên quan để thực hiện quyết định thuyên chuyển công tác

Cụ thể, mẫu quyết định thuyên chuyển công tác như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———o0o——— 

QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THUYÊN CHUYỂN CÔNG TÁC

                                    Giám đốc công ty…

–       Căn cứ vào quyết định số…, ngày… tháng… năm… về việc thành lập doanh nghiệp…

–       Căn cứ vào nhu cầu hiện tại của công ty…

–       Xét đơn xin chuyển công tác của ông (bà)….;

                                      Quyết định

Điều 1. Nay chấp thuận cho ông (bà)… đang làm việc tại chi nhánh (bộ phận)… được chuyển công tác đến chi nhánh (bộ phận)… kể từ ngày… tháng… năm…

Điều 2. Lương và các khoản phụ cấp của ông (bà)… cho chi nhánh (bộ phận)… mới chi trả.

Điều 3. Ông (bà)…, Trưởng phòng Nhân sự, Ông (bà)… Trưởng phòng Kế toán, Ông (bà)… có trách nhiệm thi hành quyết định này.

Nơi nhận:                                                                                    Giám đốc

–       Lưu VP

–       Như điều 3 để thực hiện

Lời cảm ơn khi chuyển công tác

Dù vẫn làm cùng một công ty nhưng khi chuyển sang bộ phận khác, bạn cũng cần gửi lời cảm ơn đến đồng nghiệp và quản lý cũ. Bạn có thể tham khảo mẫu thư cảm ơn sau đây.

Tham khảo:   Vị trí là gì? Tiêu chí xác định vị trí việc làm là gì?

Gửi các đồng nghiệp yêu mến,

Các bạn là những đồng đội tuyệt vời của tôi trong hai năm qua. Tôi rất biết ơn vì đã có cơ hội làm việc cùng các bạn. Ngày cuối cùng làm việc của tôi ở bộ phận này là ngày… Tôi hi vọng chúng ta có thể cùng nhau ăn trưa vào trước ngày này.

Ngoài ra, cảm ơn các bạn đã cùng chia sẻ và giúp tôi vượt qua nhiều khó khăn trong công việc. Tôi rất vui vì chúng ta vẫn cùng làm chung một công ty và hi vọng trong tương lai tình đồng nghiệp của chúng ta vẫn được bền lâu.

Trân trọng,

[Tên của bạn]

Môi trường nơi công sở có rất nhiều những thử thách nảy sinh, bạn khó lòng có thể tiên liệu trước được những chuyện bất ngờ xảy ra. Vì vậy, khi việc thuyên chuyển công tác xảy ra, hãy áp dụng những bí quyết trên để đạt được thành công lớn hơn trong sự nghiệp. Chúc bạn thành công.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo