Kỹ năng Đánh giá hiệu quả công việc

Tầm quan trọng & quy trình đánh giá thực hiện công việc trong doanh nghiệp

Đối với mỗi một doanh nghiệp hoạt động dù trong lĩnh vực nào đi chăng nữa, thì nền tảng, bộ phận “nòng cốt” quyết định sự phát triển hay thụt lùi của doanh nghiệp đó là đội ngũ nhân viên. Vì vậy mà quy trình đánh giá thực hiện công việc đối với từng cá nhân, bộ phận, phòng ban là rất quan trọng, để từ đó giúp họ khắc phục được hạn chế và phát huy hết điểm mạnh, bổ sung kiến thức, trau dồi chuyên môn và cống hiến cho doanh nghiệp nhiều hơn.

Tầm quan trọng & quy trình đánh giá thực hiện công việc trong doanh nghiệp

Tầm quan trọng của đánh giá thực hiện công việc

  • Điều quan trọng đầu tiên cần được nói đến là vai trò giúp cho cán bộ nhân sự, các nhân viên có cơ hội xem xét lại hiệu suất liên quan đến công việc, để từ đó rút ra kinh nghiệm cần thiết phải có của một nhân viên trong doanh nghiệp. Hầu hết mọi nhân viên đều có mong muốn chung là biết được các nhận xét, những đánh giá, phản ánh của người chỉ huy về việc thực hiện công việc mà họ được giao. Đánh giá thực hiện công việc nhân viên, rồi cung cấp những thông tin này đến với nhân viên là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp ngày càng hoạt động tốt hơn.
  • Đánh giá thực hiện công việc nhân viên còn giúp cung cấp các thông tin cơ bản. Để dựa vào đó, những người lãnh đạo trong doanh nghiệp mới có thể đưa ra quyết định về thưởng, phạt, vấn đề thăng tiến của nhân viên.
  • Ngoài ra, việc này còn giúp cho các cán bộ nhân sự và nhân viên xây dựng được kế hoạch điều chỉnh những sai sót trong thực hiện công việc theo từng vị trí nhân viên.
Tham khảo:   PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ LÀM VIỆC SỬ DỤNG HỆ SỐ HIỆU QUẢ CỐT YẾU KPI

Quy trình đánh giá thực hiện công việc trong doanh nghiệp

Gồm có 3 bước cơ bản như sau

Bước 1: Xác định công việc

Có nghĩa là sự thống nhất của cán bộ nhân sự cùng nhân viên về :

  • Người lãnh đạo mong đợi ở nhân viên thực hiện cái gì?
  • Những tiêu chuẩn mẫu, để căn cứ vào đó tiến hành đánh giá việc thực hiện công việc nhân viên.

Bước 2: Đánh giá thực hiện công việc

Bước này có nghĩa là so sánh quá trình thực hiện công việc của một nhân viên với tiêu chuẩn đã đề ra mẫu. Doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp khác nhau để đánh giá thực hiện công việc.

Bước 3: Cung cấp thông tin phản hồi

Thực hiện một lần cùng với quá trình đánh giá thực hiện công việc và cung cấp những thông tin đến với nhân việc khi quá trình này kết thúc, hoặc cũng có thể thực hiện nhiều lần trong suốt quá trình đánh giá, điều này phụ thuộc vào từng tính chất, đặc điểm công việc cụ thể.

Mỗi công việc thường rất đa dạng và phức tạp. Để thực hiện được quy trình đánh giá thực hiện công việc của một công nhân sản xuất thì đơn giản, người quản lý có thể căn cứ trực tiếp vào yếu tố, mức độ hoàn thành việc của công nhân đó. Tuy nhiên, đánh giá hiện công việc của những nhân viên khác lại khá phức tạp, khó chính xác, do đó, yêu cầu các nhà quản trị phải lựa chọn đúng phương pháp phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình. Bởi hệ thống đánh giá công việc chính là cơ hội để doanh nghiệp có thể xây dựng đội ngũ nhân viên vững chắc, vươn lên trong môi trường kinh tế ngày càng cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo