04. Quản Trị Bán Hàng, Thu hồi công nợ

Phân tích rủi ro thu hồi nợ của doanh nghiệp

Phân tích rủi ro thu hồi nợ sẽ giúp những người sử dụng thong tin nắm được số nợ mà doanh nghiệp có thể mất, không thu hồi được; mức độ tổn thất; nguyên nhân tổn thất;… Từ đó, xác định được tác động của các khoản nợ phải thu khó đòi tới hoạt động của doanh nghiệp, dự báo được rủi ro tài chính có thể xảy ra khi doanh nghiệp không thu hồi được nợ để có giải pháp thích ứng.

Khi phân tích rủi ro thu hồi nợ, có thể sử dụng các chỉ tiêu sau:

Tỷ trọng nợ phải thu khó đòi so với tổng số nợ phải thu (%) = (Số nợ phải thu khó đòi / Tổng số nợ phải thu) x 100

  • Chỉ tiêu này cho biết số nợ phải thu khó đòi chiếm bao nhiều % trong tổng số nợ phải thu của doanh nghiệp. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, chứng tỏ mức độ nợ phải thu khó đòi càng cao, phần tổn thất có thể xảy ra càng cao và do vậy, doanh nghiệp rất dễ gặp rủi ro tài chính. Ngược lại, trị số của chỉ tiêu càng nhỏ, số nợ khó đòi càng giảm, mức độ tổn thất của doanh nghiệp càng thấp và do vậy, nguy cơ xảy ra rủi ro tài chính càng thấp

Tỷ trọng nợ phải thu khó đòi so với tổng số tài sản (%) = (Số nợ phải thu khó đòi/Tổng số tài sản) x 100

  • Chỉ tiêu cho biết nợ phải thu khó đòi chiếm bao nhiêu % trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, chứng tỏ mức độ nợ phải thu khó đòi chiếm trong tổng số tài sản càng cao, phần tổn thất có thể xảy ra càng cao và do vậy, doanh nghiệp rất dễ gặp rủi ro tài chính
Tham khảo:   PO là gì? Những điều cần biết về Purchase Order

Tỷ lệ giữa dự phòng nợ phải thu khó đòi so với tổng số nợ phải thu (%) = (Số dự phòng nợ phải thu khó đòi / Tổng số nợ phải thu) x 100

  • Ngoài ra, có thể sử dụng kết hợp chỉ tiêu “Tỷ lệ giữa nợ phải thu khó đòi với tổng số nợ phải thu người mua. Chỉ tiêu này cho biết: Trong 100 đồng nợ phải thu, doanh nghiệp đã lập mấy đồng dự phòng phải thu khó đòi. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, chứng tỏ mức độ nợ phải thu khó đòi càng cao, phần tổn thất có thể xảy ra càng cao, khả năng xảy ra rủi ro tài chính càng cao và ngược lại; trị số của chỉ tiêu càng nhỏ, số nợ khó đòi càng giảm, mức độ tổn thất của doanh nghiệp càng thấp do vậy, nguy cơ xảy ra rủi ro tài chính càng thấp

Căn cứ vào trị số của các chỉ tiêu phản ánh rủi ro về thu hồi nợ và sự dụng công cụ so sánh, các nhà phân tích sẽ chỉ ta mức độ tổn thất và cảnh báo được khả năng xảy ra rủi ro tài chính của doanh nghiệp

Tham khảo:   10 sai lầm phổ biến nhất trong hoạt động bán hàng

Dữ liệu thu thập phục vụ cho việc tính toán chỉ tiêu

  • Nợ phải thu khó đòi: Bao gồm khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán và nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán. Số liệu được thu thập trên bản thuyết minh báo cáo tài chính hoặc tài liệu kế toán chi tiết.
  • Tổng số nợ phải thu: Bao gồm phải thu ngắn hạn (chỉ tiêu có mã số 130) và phải thu dài hạn (chỉ tiêu có mã số 210) trên bảng cân đối kế toán
  • Tổng số tài sản: Chỉ tiêu có mã số 270 trên bảng cân đối kế toán
  • Số dự phòng nợ phải thu khó đòi: Bao gồm dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (chỉ tiêu có mã số 137) và dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (chỉ tiêu có mã số 219) trên bảng cân đối kế toán
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo