08. Quản Trị Hậu Cần (Logistics)

CHÂN DUNG NHÀ QUẢN TRỊ HẬU CẦN (LOGISTICS)

Cho đến nay, nhiều người vẫn nhầm tưởng quản lý chuỗi cung ứng và quản lý hậu cần là một nên dùng hai thuật ngữ này thay thế cho nhau nhưng thực tế không phải vậy.

Giới thiệu chung

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Hậu cần là hoạt động chuyên chở, lưu giữ và cung cấp hàng hóa. Hậu cần cũng có thể được gọi theo tiếng Anh là logistics.

Quản lý logistic liên quan đến công việc quản lý về mặt kho bãi, vận chuyển, giao nhận và phân phối hàng hóa. Logistics được xem như là một phần của hoạt động chuỗi cung ứng. Chức năng của logistics không chỉ là giao nhận, vận tải mà còn gồm các hoạt động khác như kho bãi, lưu trữ hàng hóa, bao bì, đóng gói, luân chuyển hàng hóa, xử lý hàng hư hỏng… Ngày nay, ngành công nghiệp sản xuất tại Việt Nam đang rất thiếu nhân lực quản lý logistics có chất lượng cao. Đề đáp ứng tốt nhu cầu đặt ra, các nhà quản lý hậu cần phải tạo ra sự khác biệt giữa họ và số đông còn lại.

Công việc của nhà Quản trị hậu cần

  • Lập kế hoạch, điều phối đội xe vận chuyển giao hàng
  • Phối hợp với các Bộ phận như: kế toán, kho, kinh doanh, Marketing và sản xuất thực hiện đúng qui trình đặt hàng và giao hàng cho khách hàng.
  • Sắp xếp lịch trình giao hàng hợp lý và hiệu quả.
  • Quản lý đội xe
  • Cập nhật và gởi báo cáo thường xuyên lên cấp trên
  • Đưa ra những qui trình hoạt động điều phối xe và giao hàng và đề xuất các biện pháp giải quyết
  • Đàm phán với các nhà cung cấp vận tải nhằm đáp ứng tốt cho nhu cầu của công ty.
Tham khảo:   Các loại hình dịch vụ logistics phổ biến hiện nay

Môi trường công việc

Áp lực công việc không hề nhỏ. Thường xuyên chịu áp lực với cấp trên và khách hàng về tiến độ hàng hóa, đôi khi phải xử lý khéo léo những tình huống ngoài ý muốn liên quan tới vấn đề sản phẩm. Công việc hậu cần thường xuyên có mặt ở các kho, bãi, cảng, tàu, xe,… nên thường xuyên đối mặt với những vấn đề về pháp lý hải quan, giao thông vận tải… Là một công việc năng động, những chuyên viên trong lĩnh vực này thường xuyên cập nhật những tin tức chuyên ngành nhằm theo kịp xu hướng vận tải thế giới. Nếu công việc Logistics của bạn liên quan tới xuất nhập khẩu quốc  tế thì khối lượng công việc còn tăng gấp bội.

Những tố chất cần thiết

  • Nhanh nhạy trong xử lý vấn đề
  • Am hiểu ngoại ngữ là một lợi thế ở bất cứ ngành nghề nào
  • Kỹ năng thương lượng, tương tác tốt với các bộ phận CSO, Im/Export, Production, Warehouse, Manage Logictic
  • Kỹ năng quản lý: Quản lý kho, quản lý sản xuất, quản lý nhân sự, quản lý và lập kế hoạch
  • Kỹ năng làm việc phân tích độc lập và làm việc theo nhóm, lãnh đạo nhóm
  • Kỹ năng thuyết trình biến quyết định và ý tưởng đúng đắn của mình thành hành động của tập thể
  • Kỹ năng đàm phán, tìm hiểu thị trường, tìm những nhà vận tải phù hợp với mức giá tối ưu nhất cho công ty
  • Có kiến thức rộng về địa lý, am tường luật lệ liên quan đến xuất nhập khẩu
  • Am hiểu các quy định và luật Hải quan trong nước và quốc tế
  • Thông thạo và hiểu biết về pháp luật quốc gia và luật quốc tế
  • Có kiến thức về cả ngân hàng, bảo hiểm và hàng không, máy bay, tàu biển…
Tham khảo:   6 Xu hướng công nghệ ứng dụng trong lĩnh vực logistics thời 4.0

Triển vọng nghề nghiệp

Như đã nói, Quản trị hậu cần là một ngành thiếu nhân lực trầm trọng tại Việt Nam, cơ hội dành cho các bạn sinh viên tốt nghiệp ngành này rất rộng mở. Đây cũng là ngành có thu nhập cao ở bất cứ đâu trên thế giới này. Theo ước tính, một chuyên viên phân phối/Logistics có thể kiếm được 112.900 USD/năm (tương đương 2,37 tỷ VNĐ/năm) tại Hoa kỳ, và con số này sẻ còn tiếp tục tăng. Lao động làm ở vị trí nhân viên lương từ 400 USD/tháng trở lên, làm ở cấp điều hành lương 1.200 USD/tháng trở lên và cấp quản trị thì mức lương từ 4.000 USD/tháng ở Việt Nam. Con đường thăng tiến của bạn cũng sẽ rất sáng sủa. Bằng chứng là nhiều CEO của các công ty lớn hiện nay có xuất thân từ ngành quản lý chuỗi cung ứng/ Logistics.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo