08. Quản Trị Hậu Cần (Logistics)

Quản trị logistic là gì? Những nội dung và chiến lược của quản trị logistic

1. Quản trị logistics là gì?

Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí, vận chuyển và dự trữ các nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế.

Quản trị logistics (trong tiếng anh được gọi là logistics Management) là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện và kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quản hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

2. Hoạt động cơ bản và chức năng của quản trị logistics:

– Hoạt động cơ bản của quản trị logistics bao gồm:

  • Quản trị vận tải hàng hóa xuất và nhập.
  • Quản trị kho bãi, vật tư
  • Quản lý đội tàu
  • Thực hiện đơn hàng
  • Thiết kế mạng lưới logistics
  • Quản trị hàng tồn kho
  • Hoạt động cung/ cầu
  • Quản lý các nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ 3.

– Quản trị logistics có chức năng tổng hợp kết hợp và tối ưu hóa tất cả các hoạt động logistics cũng như phối hợp hoạt động logistics với các chức năng khác như marketing, kinh doanh, sản xuất, tài chính, công nghệ thông tin.

3. Nội dung quản trị logistics:

Quản trị logistics có nội dung rất rộng lớn bao gồm như: vận tải, kho bãi, hệ thống thông tin, dịch vụ khách hàng, dự trữ, quản trị vật tư, quản trị chi phí.

– Vận tải:

Các nguyên liệu, hàng hóa,.. từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng cần nhờ vào các phương tiện vận tải để vận chuyển. Vì vậy vận tải có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động logistics. Qua đó sẽ giúp cải thiện được giá trị của khách hàng thông qua việc cắt giảm chi phí giao hàng, cải thiện tốc độ giao hàng và làm giảm thiệt hại cho sản phẩm khi áp dụng phương thức vận tải.

– Kho bãi:

Kho bãi là một bộ phận không thể tách rời trong hệ thống logistics, là nơi lưu giữ những nguyên vật liệu, bán thành phẩm hay thành phẩm trong quá trình chu chuyển từ điểm đầu cho đến điểm cuối của chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó kho bãi còn cung cấp các thông tin về tình trạng, điều kiện lưu trữ và vị trí của các hàng hóa được lưu kho.

Tham khảo:   CHÂN DUNG NHÀ QUẢN TRỊ HẬU CẦN (LOGISTICS)

 

– Hệ thống thông tin:

Hệ thống thông tin là một yếu tố rất quan trọng không thể thay thế trong việc kiểm soát và hoạch định của quá trình quản trị logistics. Nhờ vào những thành tựu mà công nghệ thông tin mang lại sẽ giúp đưa ra các quyết định và chiến lược kinh doanh đúng đắn.
Trong quản trị logistics thì hệ thống thông tin sẽ gồm các thông tin có trong nội bộ tổ chức ( doanh nghiệp, khách hàng, nhà cung cấp,…), thông tin liên quan tới từng bộ phận chức năng (logistic kỹ thuật, kế toán, quản trị sản xuất, marketing,…), thông tin tại từng khâu trong dây chuyền cung ứng (kho bãi, vận tải,…)

– Dịch vụ khách hàng:

Dịch vụ khách hàng được diễn ra thông qua hoạt động giữa người mua, người bán cùng với bên thứ 3. Đây là quá trình cung cấp những lợi ích được lấy từ các giá trị gia tăng cho dây chuyền cung ứng và đảm bảo chi phí hiệu quả nhất. Giá trị gia tăng ở đây chính là sự hài lòng của khách hàng, là hiệu số giữa giá trị đầu ra và giá trị đầu vào, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế có quan hệ và tác động tương hỗ với nhau.

– Dự trữ:

Dự trữ là sự tích lại một phần sản phẩm ở mỗi giai đoạn vận động từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất xã hội được diễn ra liên tục và được nhịp nhàng nhất. Đảm bảo dây chuyền hoạt động diễn ra suôn sẻ không ảnh hưởng đến việc kinh doanh.

– Quản trị vật tư:

Quản trị vật tư là yếu tố đầu vào của quá trình logistics, là hoạt động bao gồm xác định các nhu cầu về vật tư, tìm nguồn cung cấp vật tư, mua sắm hoặc thu mua các vật tư, vận chuyển, nhập kho và lưu kho vật tư. Dù việc quản trị vật tư không có ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng nhưng lại giữ một vai trò quan trọng đối với hoạt động logistics sẽ góp phần đem đến một sản phẩm tốt được ra mắt đến tay người tiêu dùng.

Tham khảo:   KỸ NĂNG SALES LOGISTICS CHO LẦN ĐẦU GẶP KHÁCH HÀNG

– Quản trị chi phí:

Logistics là một chuỗi tích hợp rất nhiều hoạt động khác nhau và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy khi giảm chi phí ở khâu này sẽ có thể làm tăng chi phí ở khâu khác và cuối cùng tổng chi phí không giảm mà còn có thể tăng ngược lại với những mục đích của quản trị chi phí logistics. Việc quản trị chi phí trong logistics sẽ có kế hoạch tương ứng chi tiết tương ứng chi phí nhất định cho các khâu giúp tiết kiệm được chi phí tối đa nhất.

4. Mục tiêu và chiến lược của quản trị logistics:

4.1 Mục tiêu của quản trị logistics:

Quản trị logistic cũng như các công việc khác đều phải có các mục tiêu nhất định như sau:

  • Giảm thiểu về sự khác biệt trong dịch vụ logistics.
  • Nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua các nhóm lô hàng.
  • Giảm thiểu những vấn hàng tồn kho nhằm giảm chi trí.
  • Đáp ứng nhanh chóng sự thay đổi của thị trường cũng như các đơn đặt hàng của khách hàng.
  • Hỗ trợ vòng đời sản phẩm và chuỗi logistics.
  • Giúp duy trì về chất lượng sản phẩm tốt nhất và cải tiến liên tục.

4.2 Chiến lược của quản trị logistics:

Chiến lược của quản trị logistics rất quan trọng trong việc quản trị chuỗi cung ứng bao gồm các chiến thuật như sau:

– Điều phối chức năng:

Logistics tập hợp nhiều hoạt động có thể xem như một hệ thống đồng bộ phụ thuộc lẫn nhau. Do đó khi thay đổi một phần nào của hệ thống cần phải đánh giá được ảnh hưởng của các phần khác trong hệ thống. Khi một quyết định đưa ra trong bất kỳ khâu nào cũng sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả của các khâu khác. Đồng thời trong trường hợp cải thiện của lĩnh vực này cũng sẽ gây ra hậu quả tiêu cực cho lĩnh vực, chính vì vậy để thực hiện quyết định đó phải điều phối giữa tất cả các lĩnh vực của logistics.

– Tích hợp chuỗi cung ứng:

Để tích hợp chuỗi cung ứng đòi hỏi phải thực hiện những bước khi xây dựng một mạng lưới logistics bao gồm:

  • Định vị chuỗi cung ứng tại các quốc gia.
  • Xây dựng chiến lược xuất nhập khẩu hiệu quả.
  • Chọn vị trí kho.
  • Chọn phương thức vận chuyển và các phương tiện vận chuyển.
  • Chọn đối tác phù hợp.
  • Phát triển hệ thống thông tin nghệ thuật nhà nước.
Tham khảo:   Ban hậu cần là gì ? Công việc của ban hậu cần là gì ?

 

– Thông tin thay thế cho khoảng không quảng cáo:

Khoảng không quảng cáo sẽ có thể thay thế bằng thông tin một cách tốt hơn bằng các cách sau:

  • Hợp tác với các nhà cung cấp.
  • Cải thiện về thông tin liên lạc.
  • Giữ hàng tồn kho trong quá trình vận chuyển.
  • Theo dõi thông tin hàng tồn kho chính xác.

– Giảm các đối tác trong chuỗi cung ứng xuống con số hiệu quả:

Một chuỗi cung ứng sẽ có càng nhiều đối tác thì việc quản lý sẽ càng khó khăn và tốn kém về chi phí. Việc phân công giữa các đối tác sẽ giúp mất rất nhiều thời gian và tốn kém tiền bạc. Để giảm chi phí thì bạn nên giảm số lượng đối tác điều này sẽ giúp giảm chi phí hoạt động trong thời gian của quá trình.

– Rủi ro gộp:

Trong quá trình quản lý hàng tồn kho rủi ro gộp chính là một phương pháp giúp làm giảm lượng hàng tồn kho thông qua việc gom hàng vào các kho tập trung. Khi rủi ro tồn kho tăng lên sẽ giúp cho chuỗi cung ứng giảm lượng dự trữ an toàn và chuyển sang quy trình đặt hàng trong khoảng thời gian ngắn. Khi giảm hàng tồn kho theo cách này thì nguy cơ hết hàng sẽ tăng lên thì lượng hàng bán đi sẽ cao.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo