Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng

Bí Quyết Trả Lời Câu Hỏi Bạn Là Ai, Bạn Là Người Như Thế Nào Trong Phỏng Vấn Xin Việc

“Hãy giới thiệu về bản thân” có vẻ như là một câu hỏi phỏng vấn dễ dàng vì dĩ nhiên là bạn biết tất cả về bản thân mình! Tuy nhiên, để có thể trả lời câu hỏi này trong bối cảnh một buổi phỏng vấn thì bạn có thể cảm thấy căng thẳng và bối rối. Vậy, đâu là bí quyết trả lời câu hỏi bạn là ai, bạn là người như thế nào trong phỏng vấn xin việc? Tìm hiểu cùng Masterskills nhé.

Tại sao nhà tuyển dụng lại hỏi câu hỏi bạn là ai, bạn là người như thế nào? 

Thông thường, những câu hỏi về ứng viên sẽ giúp bầu không khí của buổi phỏng vấn trở nên thoải mái hơn và các ứng viên sẽ cảm thấy buổi phỏng vấn giống như một buổi trò chuyện với nhà tuyển dụng. 

trả lời câu hỏi bạn là ai trong phỏng vấn
Tại sao nhà tuyển dụng muốn biết bạn là người như thế nào?

Câu hỏi này cũng là một khởi đầu để giúp định hướng cuộc phỏng vấn. Tùy thuộc vào những gì bạn nói, nhà tuyển dụng sẽ tìm ra câu hỏi tiếp theo để giúp họ hoàn thành một trong những mục tiêu chính của mình trong quá trình tuyển dụng tìm hiểu về ứng viên.

Nếu bạn trả lời tốt, những người phỏng vấn sẽ bắt đầu tìm hiểu lý do tại sao bạn là ứng viên tốt nhất cho công việc này, xét về kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn cũng như kỹ năng mềm. Đây là một cơ hội tuyệt vời để chứng minh rằng bạn có thể giao tiếp rõ ràng và hiệu quả, kết nối và phản ứng với những người khác cũng như thể hiện bản thân một cách chuyên nghiệp.

Các biến thể của câu hỏi “bạn là ai” từ nhà tuyển dụng 

“Hãy dành 1 phút để giới thiệu về bản thân bạn.” Có lẽ đây là mở đầu phổ biến nhất ở những buổi tuyển dụng nhân sự. Tuy nhiên những người phỏng vấn có thể thay đổi câu hỏi quen thuộc này theo cách của riêng họ, chẳng hạn: 

  • Tôi đã đọc qua CV của bạn nhưng bạn có thể nói rõ hơn về bản thân được không? 
  • Hãy kể cho tôi nghe về con người của bạn.
  • Bạn đã bắt đầu làm việc như thế nào?
  • Cho tôi biết thêm một chút về lý lịch của bạn.

Bí kíp trả lời câu hỏi bạn là ai tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng 

Vậy, để có một câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi “Hãy cho tôi biết về bản thân bạn”, hãy tham khảo những bí kíp dưới đây:

Ấn tượng đầu tiên với nhà tuyển dụng, hãy làm thật tốt!

câu hỏi bạn là ai trong phỏng vấn
Tạo ấn tượng đầu tiên với nhà tuyển dụng

Chúng ta chỉ thực sự có một cơ hội để tạo ấn tượng đầu tiên trước nhà tuyển dụng. Ấn tượng đầu tiên sẽ bao gồm lời chào, cái bắt tay, giao tiếp bằng mắt và điều đầu tiên bạn nói, và đó rất có thể là phản ứng của bạn đối với câu hỏi “Hãy cho tôi biết về bản thân bạn”.

Ấn tượng đầu tiên có thể tô điểm cho phần còn lại của cuộc phỏng vấn. Nếu bạn phải dành thời gian còn lại để bù đắp cho phần mở đầu không tốt, thì bạn đang ở một vị trí rất khác so với việc bạn đưa ra một câu trả lời ngắn gọn, tự tin và phù hợp ngay lập tức.

Biết rõ bạn đang phỏng vấn với ai

Như với bất kỳ câu hỏi phỏng vấn nào, bạn sẽ muốn đảm bảo rằng bạn hiểu mình đang nói chuyện với ai. Bạn có thể nhận được một số câu hỏi dạng “Hãy nói cho tôi biết về bản thân bạn” ở mọi giai đoạn của quá trình phỏng vấn xin việc, từ khi phỏng vấn qua điện thoại cho đến vòng cuối cùng, nhưng điều đó không có nghĩa là lần nào bạn cũng phải đưa ra câu trả lời chính xác giống nhau.

Tham khảo:   Những Lời “Nói Dối” Cần Thiết Khi Phỏng Vấn Xin Việc

Nếu bạn đang nói chuyện với một nhà tuyển dụng không am hiểu về các kỹ năng chuyên môn của nhóm mà bạn sẽ tham gia, bạn có thể giữ câu trả lời của mình một cách khái quát hơn. Còn nếu bạn đang trò chuyện với quản lý tương lai của mình, hãy thể hiện mình là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn. Nếu bạn đang nói chuyện với một giám đốc điều hành như một phần của vòng chung kết, thì có lẽ bạn nên đề cập đến cách bạn có thể giúp họ đạt được sứ mệnh chung của công ty mà họ điều hành.

Bạn cũng có thể nâng cấp câu trả lời của mình và làm cho nó cụ thể hơn ở những vòng phỏng vấn sau dựa vào những gì bạn đã rút ra được trong quá trình phỏng vấn trước đó. 

Trả lời kinh nghiệm có liên quan đến vị trí công việc phỏng vấn

câu hỏi bạn là người như thế nào
Đề cập đến kinh nghiệm làm việc liên quan

Luôn trả lời về kinh nghiệm của bản thân có liên quan đến vị trí công việc phỏng vấn. Để làm được điều đó, bạn cần dành thời gian xem qua bản mô tả công việc, nghiên cứu công ty và tìm ra cách bạn có thể kể câu chuyện của riêng mình.

Nên lưu ý rằng bạn có thể chia sẻ về mục tiêu của mình, tuy nhiên mục tiêu của bạn cần phải hoàn thành mục tiêu chung của công ty. Vì vậy, khi bạn đang tìm kiếm một công việc cụ thể, bạn có thể có một mẫu câu trả lời cơ bản mà bạn sử dụng cho mọi cuộc phỏng vấn, nhưng hãy đảm bảo điều chỉnh nó để phù hợp với công ty. 

Trả lời với tác phong chuyên nghiệp, tự tin, và thể hiện đam mê công việc 

Một câu trả lời tốt nhất là câu trả lời chuyên nghiệp nhất. Bạn có thể chia sẻ về sở thích của cá nhân mình nếu như bạn cảm thấy nó phù hợp với công việc và là điểm cộng của bạn. Tuy nhiên, nên hạn chế việc sa đà vào những vấn đề quá cụ thể mà không mang lại lợi ích gì cho buổi phỏng vấn. 

Bạn không cần phải đi vào quá nhiều chi tiết, nhưng nếu mục tiêu của bạn trong một cuộc phỏng vấn là trở nên nổi bật trong số các ứng viên và đáng nhớ, bạn có thể truyền cho câu trả lời này một chút đam mê. Điều đó sẽ cho nhà tuyển dụng thấy được bạn là một người có nhiệt huyết và niềm đam mê với công việc.

Luyện tập trước khi đến phỏng vấn nhưng tránh học vẹt 

Bạn không muốn đợi cho đến khi nhận được câu hỏi này trong một cuộc phỏng vấn trực tiếp mới thử trả lời lần đầu tiên. Hãy suy nghĩ về những gì bạn muốn truyền đạt về bản thân trước mỗi cuộc phỏng vấn và thực hành trả lời ở nhà.

Bạn có thể ghi âm lại câu trả lời để nghe lại sau đó đưa ra đánh giá khách quan về câu trả lời của mình. Nếu bạn có thể, hãy vượt ra ngoài việc luyện tập một mình. Hãy tìm một người bạn và tập nói trước mặt họ. Nhận xét của họ sẽ là những kinh nghiệm quý giá giúp bạn chỉnh sửa câu trả lời sao cho phù hợp nhất. 

Tham khảo:   Các Câu Hỏi Phỏng Vấn Cho Người Có Kinh Nghiệm Thường Gặp Nhất

Thực hành chắc chắn sẽ làm cho câu trả lời của bạn mạnh mẽ hơn và giúp bạn trở nên tự tin hơn khi đối diện với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, không nên ghi nhớ và đọc thuộc lòng câu chuyện của bạn từng chữ một. Việc học thuộc lòng sẽ khiến câu trả lời của bạn mất đi sự tự nhiên và những nhà tuyển dụng lâu năm có thể dễ dàng nhận thấy là bạn chỉ đang học vẹt. 

Đừng “chém gió” quá đà 

cách trả lời câu hỏi bạn là ai
Không nên bịa đặt quá lố trong khi phỏng vấn

Đừng “thần thánh hóa” bản thân trong các buổi phỏng vấn. Chỉ nói về những gì bạn đã làm và có kinh nghiệm và không nên nhận công về mình khi bạn không làm được điều đó. 

Ngoài ra, hãy biết cách tối ưu thời gian phỏng vấn. Đừng quá lan man với những câu trả lời dài dòng. Độ dài tối ưu cho câu trả lời về bản thân là khoảng 1 phút, vì vậy hãy trả lời ngắn gọn, đúng trọng tâm trong 1 phút đó. 

Tùy vào tình huống, bạn sẽ phải quyết định điều gì phù hợp, hãy quan sát mọi người khi bạn nói chuyện. Nếu người kia trông có vẻ buồn chán hoặc mất tập trung, có lẽ đã đến lúc kết thúc vấn đề. Nếu họ chú ý đến một phần trong câu trả lời của bạn, thì có thể đáng để mở rộng chủ đề đó thêm một chút.

Ví dụ về cách trả lời câu hỏi bạn là ai 

Một số ví dụ về cách trả lời câu hỏi bạn là ai ở các buổi phỏng vấn:

Ví dụ 1:

“Tôi yêu thích việc viết lách và nói chuyện trước công chúng ngay từ khi còn đang học trung học. Điều này khiến tôi theo đuổi những đam mê liên quan đến viết lách—ví dụ như khi còn đại học, tôi là biên tập viên cho tờ báo của trường. Ngoài việc viết, tôi còn học cách quản lý nhóm và cách tiếp cận quá trình viết. Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi đã nhận một công việc tại Acme với tư cách là người quản lý phương tiện truyền thông xã hội, viết nội dung và nội dung xã hội cho blog của công ty. Trong quá trình làm việc, tôi đã có cơ hội lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch truyền thông cho chiến dịch ra mắt sản phẩm mới, và tôi phát hiện ra sự quan tâm của mình đối với việc tiếp thị sản phẩm. Sau khi chuyển sang vai trò tiếp thị sản phẩm và quản lý hai lần ra mắt sản phẩm mới thành công vào năm ngoái, tôi nhận ra rằng mình rất hào hứng đón nhận một cơ hội mới. Tôi đã hiểu rằng tôi có thể làm việc tốt nhất với những sản phẩm mà tôi yêu thích và sử dụng, đồng thời biết rằng tôi là người sử dụng nhiều sản phẩm của công ty, vì vậy tôi đã chớp lấy cơ hội đăng ký khi nhìn thấy thông tin tuyển dụng của bên mình.”

Ví dụ 2:

“Tôi có bằng cử nhân báo chí của Đại học Báo chí và là một cá nhân yêu thích sáng tạo, luôn đảm bảo deadline và luôn tìm cách kể chuyện từ một góc nhìn mới. Khi còn học đại học, tôi thích làm những bài tập đầy thách thức mà người khác tìm cách trốn tránh, thậm chí nếu nó có nghĩa là tôi cần phỏng vấn những đối tượng khó tiếp cận hoặc viết về những chủ đề khó. Tôi đã giành được giải thưởng báo chí khi tối viết về kinh nghiệm của mình khi là một người thiểu số sở hữu một doanh nghiệp nhỏ ở Detroit. Bây giờ tôi đã tốt nghiệp, tôi đang tìm việc với tư cách là một phóng viên, nơi tôi có thể tiếp tục kể chuyện và đưa tin về các chủ đề quan trọng.”

Ví dụ 3:

Tham khảo:   Cách Viết Thư Cảm Ơn Sau Phỏng Vấn Bằng Tiếng Anh

“Tôi đã làm việc trong ngành marketing được hơn năm năm, chủ yếu làm việc ở vai trò quản lý dự án và account. Gần đây nhất, tôi đã làm việc với tư cách là PM cấp cao cho một công ty công nghệ lớn, quản lý các chiến dịch tiếp thị lớn và giám sát các nhà quản lý dự án khác. Và bây giờ tôi đang tìm cách mở rộng kinh nghiệm của mình trong các ngành khác nhau, đặc biệt là fintech, đó là lý do tại sao tôi rất muốn tham gia vào công ty của bạn.”

Kết luận

Để có một câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi bạn là ai, trước hết bạn hãy hiểu về bản thân mình, về công ty mà mình sắp ứng tuyển và những giá trị bạn sẽ mang lại cho công ty. Đừng quên tập luyện ở nhà và chuẩn bị tâm lý tự tin nhất trước khi tham gia phỏng vấn với nhà tuyển dụng.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo