Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng

Cách Giải Thích Về Khoảng Trống Trong CV Khi Phỏng Vấn

Khi bắt đầu đi làm, ai cũng muốn xây dựng cho mình một con đường sự nghiệp vững chắc. Tuy nhiên, đôi khi có một vài lý do khiến cho sự phát triển của bạn không thể liền mạch. Điều này tạo ra “employment gap”, hay còn gọi là “khoảng trống trong CV”, khiến bạn cảm thấy tự ti khi muốn quay trở lại với công việc.

Để giải quyết nỗi lo lắng của bạn, hãy nắm bắt ngay cách đối phó với những câu hỏi về khoảng trống trong CV khi đi phỏng vấn xin việc nhé.

Đưa ra lời giải thích thành thật

Điều đầu tiên bạn cần làm khi được hỏi về khoảng trống trong CV của mình chính là hãy thành thật.

Hãy đưa ra một sự giải thích thành thật với những gì đã diễn ra với bạn. Đó có thể là quãng thời gian mà bạn muốn nghỉ để dành nhiều thời gian hơn cho gia đình trong một giai đoạn khó khăn; cũng có thể là khi bạn cần phải giải tỏa tâm lý sau vài năm áp lực cao trong lĩnh vực của mình.

© Freepik.com

Bên cạnh những lý do cá nhân, những vấn đề về chuyên môn như việc vị trí của bạn tại công ty cũ bị cắt giảm do khủng hoảng đại dịch; hay bạn muốn thay đổi về định hướng công việc trong tương lai cũng đáng để đc lắng nghe. 

Cho dù lý do đó là gì, một khi nó là sự thật và chính đáng, bạn không cần phải cảm thấy xấu hổ và cố gắng giấu giếm. Nhà tuyển dụng sẽ luôn đánh giá cao sự thành thật, hơn là để tâm quá nhiều tới câu chuyện cá nhân của bạn.

Tham khảo:   Trang Phục Đi Phỏng Vấn Cho Nam: Cách Mix Đồ Tinh Tế và Chuyên Nghiệp

Đừng chia sẻ quá mức cần thiết

Điều này nghe có vẻ đang mâu thuẫn với lời khuyên bên trên, nhưng giải thích thành thật về khoảng trống trong CV của mình không có nghĩa là kể tường tận những gì bạn đã làm.

Nhà tuyển dụng sẽ không có nhiều hứng thú về lịch trình chuyến du lịch xuyên Việt của bạn trong khoảng thời gian đó; hay việc bạn đã khó khăn như thế nào để vượt qua giai đoạn tồi tệ của bản thân và gia đình. 

© Freepik.com

Nếu bạn đi sâu vào từng chi tiết của tình huống, người phỏng vấn sẽ cảm thấy bạn vẫn chú trọng quá nhiều vào những gì đã qua và chưa thực sự sẵn sàng cho công việc mới. Bạn cũng sẽ có ít cơ hội hơn để nói về lý do tại sao bạn là một ứng viên tuyệt vời. Đó mới là điều mà nhà tuyển dụng muốn nghe từ bạn.

Làm rõ về tình trạng hiện tại của bạn

Sau khi trình bày ngắn gọn về những gì đã xảy ra, bạn cần cho họ biết tình hình đã được giải quyết.

Nếu bạn tạm dừng sự nghiệp của mình vì lý do gia đình, hãy giải thích rằng giai đoạn khó khăn đã qua. Nếu lý do là một vấn đề chuyên môn như bị chấm dứt hợp đồng hoặc muốn thay đổi về định hướng nghề nghiệp, hãy nói về bất kỳ bài học nào bạn đã học được. 

© Freepik.com

Điều quan trọng là bạn phải cho nhà tuyển dụng hiện tại thấy được rằng dù lý do cho khoảng trống trong CV là gì, bạn đã hoàn toàn sẵn sàng quay trở lại với công việc và tiếp tục phát triển sự nghiệp của mình.

Tham khảo:   Mẫu Câu Trả Lời Cực Hay Cho Câu Hỏi “Tại Sao Bạn Lại Nghỉ Việc Ở Công Ty Cũ?”

Lấp đầy khoảng trống

Những khoảng trống trong CV có thể là điểm yếu của bạn, nhưng cũng là một cơ hội để bạn “khoe” những kỹ năng của mình. Đừng để câu trả lời của bạn chỉ là lời tâm sự đơn thuần, hãy chỉ ra những điều hữu ích cho sự nghiệp tương lai mà bạn đã học được trong khoảng thời gian đó. 

Hãy nói về cách bạn cập nhật tin tức và ngành nghề bạn theo đuổi, cách bạn duy trì và mở rộng mạng lưới chuyên nghiệp của mình. Có kỹ năng mới nào mà bạn đã phát triển được trong thời gian không đi làm? Bạn đã học thêm được cách sử dụng các phần mềm, các công cụ hỗ trợ cho công việc sau này như thế nào?

© Freepik.com

Đừng quên đề cập đến những hoạt động tình nguyện, các lớp học, chứng chỉ, các sự kiện, hội nghị tọa đàm mà bạn đã tham gia để nâng cao cả kỹ năng mềm và chuyên môn của mình.

Việc thể hiện bạn đã phát triển thế nào là cách tốt nhất để làm lu mờ những bất lợi mà khoảng trống trong CV đem lại. Vì vậy đừng quên làm nổi bật điều đó trước các nhà tuyển dụng.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo