04. Quản Trị Bán Hàng, Thu hồi công nợ

Cách thu hồi nợ xấu hiệu quả và đúng pháp luật

1. Đối tượng phụ trách thu hồi nợ xấu 

 

Nếu như Luật Đầu tư 2014 trước đó quy định ngành, nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ là ngành, nghề có điều kiện thì theo luật Đầu tư đang hiện hành, ngành nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ là ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh. Vậy những ai có thể thực hiện việc thu hồi nợ xấu?

Thứ nhất, đó là những đối tượng liên quan trực tiếp đến khoản nợ xấu đó hay còn gọi là chủ nợ.

Thứ hai, đó là những người có kiến thức, tầm nhìn, đặc biệt là khả năng hiểu rõ về hồ sơ cũng như phụ trách các vấn đề pháp lý để tránh thu hồi nợ trái pháp luật. Đó là những cơ quan có thẩm quyền hoặc những luật sư, nhân viên thu hồi công nợ trong các tổ chức tín dụng,…

Như vậy, để thu hồi nợ xấu nhưng không trái với pháp luật, cần những đối tượng trực tiếp tham gia thu hồi nợ mà những đối tượng đấy phải hiểu rõ về khoản nợ đó hay về những hồ sơ, thủ tục liên quan tới thu hồi nợ xấu.

2. Cách thu hồi nợ xấu không trái pháp luật

Sau khi thu thập đủ những thành phần giấy tờ đầy đủ, nên xem xét những phương án thu hồi nợ. Đặc biệt, phải xem kỹ tính chất nợ để đánh giá vấn đề và đưa ra cách thu hồi nợ hiệu quả, cụ thể như sau:

+ Tìm hiểu kỹ về đối tượng nợ như khả năng cho trả, năng lực pháp luật,..;

Tham khảo:   Quản lý cửa hàng nhiều chi nhánh cần chú ý những vấn đề nào?

+ Đánh giá hồ sơ thu nợ và các bằng chứng liên quan;

+ Lựa chọn phương án, đối tượng thu nợ phù hợp;

+ Phân chia giai đoạn thu nợ, khoản chi phí hợp lý để tiến hành thu nợ.

Có 03 phương án thu hồi nợ xấu không trái với quy định của pháp luật:

2.1 Cách thu hồi nợ qua việc xác minh nợ đã đến hạn phải trả

Qua việc xác minh hồ sơ và qua quá trình điều tra về khả năng chi trả của đối tượng phải trả nợ, các đối tượng có khả năng đòi nợ sẽ thông báo đến bên nợ về việc yêu cầu trả nợ và thời gian để thực hiện thanh toán khoản nợ này.

Nếu hết thời gian nhưng bên nợ vẫn không hoàn trả khoản nợ, đối tượng thu hồi nợ tiến hành các bước đàm phán hoặc khởi kiện.

2.2 Cách thu hồi nợ qua phương pháp đàm phán

Trước khi tiến hành đến việc khởi kiện, người thu hồi nợ nên tiến hành bước đàm phán để thể hiện sự thiện chí cho đôi bên. Thông thường cách này là phương pháp thương lượng nhằm giữ mối quan hệ hợp tác lâu dài của các bên, đồng thời sẽ không tốn nhiều thời gian hay công sức để khởi kiện nếu như bên có nghĩa vụ trả nợ chấp nhận thanh toán các khoản nợ sau đàm phán.

2.3 Cách thu hồi nợ qua việc khởi kiện lên cơ quan có thẩm quyền

Sau khi tiếp cận các phương án trên nhưng bên có nghĩa vụ trả nợ vẫn không trả, thì đây là cách thu hồi nợ xấu có khả quan nhất, cụ thể như sau:

Tham khảo:   Khái niệm bán hàng và các hình thức bán hàng

+ Bên phụ trách thu hồi nợ xấu sẽ làm đơn khởi kiện lên Tòa án hoặc đề nghị Tòa án mở thủ tục phá sản trong trường hợp bên không có khả năng trả nợ là Doanh nghiệp;

+ Soạn thảo thông báo khởi kiện gửi đến bên nợ;

+ Nộp đơn khởi kiện;

+ Làm đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để tránh bên nợ tẩu tán tài sản;

+ Tham gia vụ kiện.

+ Nếu bên nợ nhất quyết không trả và có ý định chiếm đoạt khoản tiền cho vay, có một cách thu hồi nợ xấu khác là gửi đơn tố giác cơ quan Công an điều tra về hành vi “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung .

3. Thành phần hồ sơ thu hồi nợ xấu không trái pháp luật 

Thành phần hồ sơ thu hồi nợ cần có:

+ Hợp đồng hoặc giấy tờ, bằng chứng có giá trị minh chứng cho quyền đòi nợ;

+ Giấy tờ chứng minh chủ nợ đã hoàn thành nghĩa vụ liên quan đến khoản nợ trước khi phát sinh quyền đòi nợ;

+ Các văn bản xác nhận nợ giữa các bên hoặc các thư từ, văn bản,… giữa chủ nợ và bên nợ.

Bên cạnh đó, để thực hiện việc khởi kiện đối với bên nợ, cần có những giấy tờ như:

Tham khảo:   BÍ QUYẾT GIÚP NHÀ QUẢN LÝ KIẾN TẠO ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN NHIỆT HUYẾT

+ Thông báo khởi kiện đến bên nợ;

+ Đơn khởi kiện lên Tòa án;

+ Đơn yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo