Quản lý hiệu suất nhân viên

Chiến lược quan trọng để giữ chân nhân viên và tăng hiệu suất công việc

Giữ chân nhân viên là một trong những vấn đề thách thức nhất mà các chủ doanh nghiệp, nhà quản lý phải đối mặt.

Chi phí “thay ngựa” giữa dòng

“Quy trình” thay thế nhân sự cho một vị trí công việc thường là: đăng tuyển (có thể mất phí), tuyển lựa hồ sơ và phỏng vấn (mất thời gian của các cấp quản lý), thử việc (công việc bị gián đoạn ảnh hưởng tiến độ chung, có thể ảnh hưởng doanh thu), nhân viên mới chính thức làm việc (công việc tiếp tục bị gián đoạn thêm một thời gian).

Theo báo cáo của Hiệp hội Quản lý nguồn nhân lực Mỹ, tổng chi phí trực tiếp khi thay thế nhân sự cho một vị trí công việc có thể lên đến 200% mức lương của nhân viên này. Nếu mỗi năm công ty phải thay thế nhân sự cho 5 vị trí, con số này không hề nhỏ.

Chưa hết, việc không giữ được nhân viên (để phải tìm người thay thế) còn đi kèm với một số chi phí gián tiếp ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của công ty.

Có thể kể, mất các mối quan hệ mà nhân viên cũ có với khách hàng, đối tác và các bên liên quan quan trọng khác. Nếu nhân viên ra đi là người được yêu thích, tinh thần của những người ở lại sẽ giảm xuống, hay thậm chí người ra đi trong hoàn cảnh “cơm không lành canh không ngọt” thì những “điều tiếng” chắc chắn sẽ tác động tiêu cực lên những người còn lại.

Ngoài ra, với nhân viên mới, bạn có thể đào tạo họ về các kỹ năng, chính sách và quy trình, nhưng những bí quyết nội bộ, sự thấu hiểu giữa các thành viên hay cách hiệu quả nhất để hoàn thành công việc thì không dễ truyền đạt chút nào.

Chiến lược khôn ngoan và bền vững

Bằng cách giúp nhân viên suy nghĩ về mục đích của họ, công ty có thể gia tăng mức độ tham gia của họ, vai trò của họ đối với công việc và tạo ra tác động có thể đo lường được. Đây là kết quả nghiên cứu của mạng lưới dịch vụ chuyên nghiệp Deloitte Global về mối liên hệ giữa mục đích và hiệu suất.

Tham khảo:   Top 15 Mô Hình Làm Việc Nhóm Hiệu Quả Cao

“Văn hóa mục đích của một tổ chức trả lời các câu hỏi quan trọng về con người – chúng ta là ai và vì sao chúng ta tồn tại – thông qua các giá trị cốt lõi được xác định rõ ràng”, Punit Renjen – CEO của Deloitte Global nói.

Một nghiên cứu của Công ty tư vấn Gallup về mối quan hệ giữa sự cam kết của nhân viên với tín nhiệm khách hàng, lợi nhuận và năng suất cũng cho kết luận: sự cam kết của nhân viên giúp gia tăng tương tác và nhận thức của khách hàng; cải thiện niềm tin, chất lượng và năng suất; giảm thiểu sự thay đổi và vắng mặt, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân viên tại nơi làm việc.

Các nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ chặt chẽ và tác động sâu sắc giữa mục đích, sự cam kết và hiệu suất công việc của mỗi cá nhân. Có thể thấy, văn hóa mục đích là chiến lược quan trọng mà các công ty nên theo đuổi, xây dựng và nuôi dưỡng song hành cùng chiến lược phát triển doanh nghiệp.

Bắt đầu bằng cách tự hỏi “Tại sao”

Nghiên cứu từ Tiến sĩ Amy Wrzesniewski chỉ ra, việc nhấn mạnh ý nghĩa của công việc hoặc đề cao vai trò của nhân viên theo cách nói về một mục đích lớn hơn có sức mạnh to lớn.

Trong các nghiên cứu của mình, nữ tiến sĩ phát hiện ra những người chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện không phải tất cả đều hoạt động như nhau. Trong khi một số người làm việc theo đúng thời gian quy định, hoàn thành nhiệm vụ và ra về, những người khác đã đi xa hơn. Họ thay đổi cách trang trí trong phòng bệnh nhân hôn mê để kích thích hoạt động của não, hoặc sử dụng các chất tẩy rửa đặc biệt để tránh làm trầm trọng thêm bất kỳ điều kiện y tế nào. Họ không chỉ xem mình là người trông coi, mà còn là “các chuyên gia vệ sinh tạo ra các điều kiện vô trùng giúp bệnh nhân phục hồi nhanh hơn”.

Tham khảo:   Trước Khi Nghỉ Tết, Hãy Làm 4 Việc Này Để Tránh Nỗi Sợ Hãi Mang Tên “Ngày Trở Lại”

Không có gì đáng ngạc nhiên, những nhân viên đó là những người hạnh phúc nhất và có hiệu suất cao nhất, vì họ khai thác được ý nghĩa và mục đích sâu xa hơn đằng sau công việc của mình. Bằng cách đó, họ thay đổi cách nghĩ về công việc để nó cộng hưởng với mình sâu sắc hơn.

Luôn luôn có những phần công việc mà nhân viên không yêu thích. Nhưng các nhà lãnh đạo có thể tiếp cận sâu hơn một chút để tìm ra ý nghĩa và tầm quan trọng của mỗi công việc. Chẳng hạn, một người làm dịch vụ khách hàng đang nói chuyện điện thoại với một khách hàng tức giận, họ có thể cảm thấy khó chịu hoặc bực mình, thậm chí thể hiện qua giọng nói, nhưng nếu họ được khuyến khích rằng, cách trao đổi của họ có thể thay đổi một ngày của ai đó ở đầu dây đằng kia, họ chắc chắn sẽ điều chỉnh ngôn từ và âm lượng.

Hay, một kế toán viên đang trong mùa làm thuế, họ có thể nghĩ về sự lộn xộn của những con số và thấy thật căng thẳng, nhưng nếu họ nghĩ rằng mình đang giúp công ty và mọi người tuân thủ các quy định bằng những kỹ năng mà chỉ mình mới có, chắc chắn tâm trạng và hiệu suất công việc của họ sẽ khác hẳn.

Trong cuốn sách Bắt đầu với câu hỏi Tại sao, tác giả – diễn giả truyền động lực, cố vấn xây dựng tổ chức Simon Sinek cho biết, việc bắt đầu bằng cách xác định mục đích cuối cùng ngoài việc giúp công ty kiếm lợi nhuận (ngay cả trước khi xác định ai sẽ thực hiện công việc và công việc sẽ được thực hiện như thế nào), còn giúp xây dựng nền tảng cho văn hóa hướng đến mục đích cho công ty.

Tham khảo:   Doanh Nghiệp Cần Làm Gì Để Ngăn Chặn Tình Trạng “Chảy Máu Chất Xám”?

Sau tất cả, cho dù hoạt động trong lĩnh vực nào, dù ở quy mô lớn hay nhỏ, ổn định nhân sự và nâng cao hiệu suất làm việc cũng là điều mà các nhà lãnh đạo, nhà quản lý cần chú trọng. Sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực sẽ đến nếu họ biết cách giúp nhân viên kết nối với mục đích của họ.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo