Trải nghiệm khách hàng

Đặt mục tiêu cho đại diện dịch vụ khách hàng

Năm mới vừa đến và theo lẽ thường, chúng ta sẽ đặt ra những đích đến cho cá nhân trong năm mới: học thêm ngoại ngữ, đặt chân tới nơi mình chưa từng đến hay bắt đầu chơi một môn thể thao. Vậy trong công việc thì sao? Nếu đang làm việc ở vị trí đại diện dịch vụ khách hàng, tôi sẽ đặt ra cho mình 4 mục tiêu quan trọng dưới đây:

1. Tôi sẽ trở nên tử tế hơn với khách hàng

Nghe có vẻ đơn giản nhưng việc này thực sự không dễ dàng duy trì. Nhiều công ty có dịch vụ khách hàng rất kém và các nhân viên vô cùng thô lỗ, bất lịch sự. Trở nên thân thiện, đầy thiện chí đối với khách hàng là điều đơn giản khiến cho việc hỗ trợ họ dễ dàng và hiệu quả hơn. Ngay cả khi phải giải quyết vấn đề với một khách hàng rắc rối hoặc không thể đáp ứng được các đòi hỏi của họ, mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng nếu cho khách hàng thấy bạn sẵn sàng lắng nghe, rộng lòng giúp đỡ và đồng cảm sâu sắc với họ.

Lắng nghe khách hàng là điều thiết yếu trong dịch vụ khách hàng

Tôi sẽ cố gắng luôn lắng nghe khách hàng, còn bạn?

2. Tôi luôn cố gắng giao tiếp tích cực

Mục tiêu hàng đầu của dịch vụ khách hàng là giải quyết vấn đề. Các khách hàng sẽ không liên hệ với bạn chỉ bởi họ muốn có một cuộc trò chuyện thân tình. Họ cần được nghe giải thích, sửa chữa hoặc bạn làm một điều gì đó khác cho họ, tựu trung lại là các rắc rối không mong muốn khi sử dụng hay thắc mắc trong quá trình đặt mua. Đôi khi, khách hàng của bạn còn có thể thất vọng hoặc giận dữ khi trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ.

Đó là nguyên nhân tại sao sử dụng cách thức giao tiếp tích cực rất quan trọng cả cho bản thân agent lẫn khách hàng. Nó sẽ giúp bạn giảm căng thẳng và các cảm xúc tiêu cực, đồng thời khiến khách hàng cảm thấy thoải mái hơn. Bạn đang làm dịch vụ khách hàng: chăm sóc họ, khiến họ hài lòng về sản phẩm và công ty.

Tham khảo:   3 bước làm hài lòng khách hàng

Do đó, hãy loại bỏ hoàn toàn thái độ: “Tôi không thể làm được/ Việc đó nằm ngoài phạm vi trách nhiệm của tôi”. Khi bạn lắng nghe khách hàng nói, hãy cố gắng nghĩ cách để giúp họ, thậm chí ngay cả khi bạn đã tự nhủ với chính mình: “Sẽ chẳng có cách khắc phục” ngay từ đầu. Tư duy tích cực, không sớm thì muộn sẽ trở thành thói quen của một nhân viên chăm sóc khách hàng hoàn hảo!

3. Tôi sẽ bình tĩnh khi làm việc với khách hàng kém văn minh

Khách hàng thường có “dăm bảy kiểu” khác nhau. Bạn đã cố gắng hết sức, bạn tỏ ra vô cùng tử tế và giải quyết vấn đề tích cực nhưng lần này không hề đem lại kết quả gì. Khách hàng bạn hiện trò chuyện cùng đang không thể giữ được bình tĩnh bởi họ quá thất vọng hoặc hung hăng.

Sẽ không có gì khó hiểu nếu trong trường hợp này bạn mất bình tĩnh và bắt đầu nổ ra tranh cãi với khách hàng thay vì cố gắng hòa giải và tìm ra phương thức giải quyết tối ưu. Trong lĩnh vực dịch vụ khách hàng, trở nên cáu giận khi cố gắng giúp đỡ một khách hàng thiếu tôn trọng là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên, đây là công việc của bạn: một người làm dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp cần giữ thái độ vượt lên trên mọi cảm xúc tiêu cực cá nhân và điều chỉnh được tông giọng của cuộc hội thoại.

Luôn cố gắng giữ bình tĩnh khi làm việc với khách hàng

Tôi sẽ cố gắng giữ bình tĩnh khi làm việc với khách hàng

4. Tôi sẽ tham gia tích cực hơn vào công việc của chính mình

Nhiều người làm trong lĩnh vực chăm sóc khách hàng thường không thích (hoặc thậm chí là ghét) công việc này vì một số lý do khác nhau. Họ không thích sếp quá khó tính, đồng nghiệp không hỗ trợ, bản thân tính chất công việc hay những người phải làm việc cùng – chính là khách hàng.

Tham khảo:   Quản lý khách truy cập website bằng phần mềm chat trực tuyến

Một trong số những phương pháp tốt nhất giúp chúng ta thích thứ mình làm và những người gặp hàng ngày trong môi trường công việc chính là hãy thật sự tham gia vào công việc đó. Có rất nhiều cách khác nhau để bạn hiện thực hóa điều này, từ việc chú ý hơn đến công việc, nhận nhiều đầu mục công việc hơn cho đến xây dựng một mối quan hệ hòa nhã với đồng nghiệp.

Nếu bạn tham gia vào công việc một cách tích cực, bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích. Nó không chỉ nằm ở việc tăng năng suất mà còn giúp bạn học hỏi nhiều thứ, hoàn thiện bản thân để trở nên chuyên nghiệp hơn và yêu thích công việc mình làm hàng ngàyn.

Hãy biến  thành năm tuyệt vời cho chính bạn

Hàng triệu người mỗi năm liệt kê các mục tiêu phải đạt được nhân dịp năm mới nhưng chỉ có rất ít người đạt được nó. Lý do chính nằm ở việc chúng ta thường đặt ta các gạch đầu dòng “không tưởng”, không có kế hoạch và dễ dàng từ bỏ.

Để việc thực hiện mục tiêu trở nên dễ dàng, hãy viết toàn bộ những điều bạn muốn đạt được trong năm mới và đặt nó ở những nơi dễ thấy nhất: bàn phím laptop, cửa tủ lạnh hay thậm chí là trong nhà vệ sinh. Nói với những người khác về mong muốn của bạn và đề nghị họ truyền động lực bất cứ khi nào bạn có dấu hiệu muốn buông xuôi. Điều cuối cùng, cũng là điều thú vị nhất, hãy trao thưởng cho bản thân ở mỗi dấu mốc quan trọng hay hoàn thành được một chặng nhỏ trên hành trình lớn.

Những mục tiêu kể trên sẽ giúp bạn cảm thấy vui vẻ hơn trong công việc, giải quyết vấn đề thuần thục và nhanh nhạy hơn đồng thời khiến cho khách hàng hài lòng hơn rất nhiều. Không quan trọng là bạn bắt đầu làm vào đầu tháng 1 hay cuối tháng 9, chỉ cần bạn quyết tâm và xây dựng lộ trình thực hiện phù hợp, thì vẫn luôn có một con người khác của bạn – phiên bản hoàn hảo hơn đang chờ ở cuối con đường!

Tham khảo:   Khách hàng tiềm năng là gì? Làm sao để tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Theo Justyna Polaczyk

Bài liên quan:

  • Thắt chặt mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp
  • Những thói quen cần biết của thế hệ khách hàng “mạng xã hội”
  • Khách hàng hiện nay mong muốn điều gì?
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo