01. Quản Trị Sản Xuất, Chu trình PDCA

Doanh nghiệp rệu rã khi không biết áp dụng PDCA

Nguyên lý của tự nhiên là vòng tuần hoàn. Nguyên lý của sự sống là sự tiến hóa. Nhưng để tiến hóa cần phải có sự tích lũy và di truyền. Doanh nghiệp cũng không thoát ra khỏi những nguyên lý đó. Muốn tồn tại và phát triển con người và doanh nghiệp phải có sự tiến hóa và tạo ra những vòng lặp tích lũy. Cũng không quá khi nói PDCA là sự sống còn của tổ chức

Tình trạng nhân sự của doanh nghiệp khi không biết áp dụng PDCA

Rất nhiều doanh nghiệp nhỏ hiện nay đang gặp tình trạng trì trệ, không phát triển được và dần rơi vào tình trạng suy thoái.

Bạn có bao giờ tự hỏi: Tại sao doanh nghiệp của mình mãi lẹt đẹt, không phát triển được dù đã hoạt động lâu năm? Tại sao doanh nghiệp không thể thu hút và giữ chân được nhân sự? Tại sao doanh nghiệp hoạt động nhưng lại rời rạc và thiếu gắn kết?…

Tôi đã gặp tình trạng công ty mất sạch nhân sự chỉ sau hơn 1 tuần dù trước đó trông khá đông đảo.

Tôi cũng gặp tình trạng ma cũ bắt nạt ma mới phổ biến trong nhiều doanh nghiệp.

Tôi cũng đã gặp nhân sự vào ra như đi chợ khiến tư tưởng của những nhân sự cốt lõi bị lung lay.

Nhiều nhân sự cũng tâm sự với tôi về môi trường của doanh nghiệp gò bó, không giúp bạn phát triển => Chính điều đó cũng là lý do họ nghỉ việc.

Hậu quả

Giống như thủy triều, mỗi cơn sóng nhỏ sẽ tạo ra 1 tác động nhỏ đến bở cát dài nhưng nếu như hàng vạn con sóng  có thể biến đổi cả 1 địa hình.

Tham khảo:   Áp dụng phương pháp quản lý TPM: Hai đối tượng quan trọng cần cải tiến là con người và máy móc thiết bị

Một giọt nước không thể xi nhê gì so với 1 hòn đá lớn, nhưng nước nhỏ giọt lâu ngày sẽ xuyên thủng hòn đá đó.

Một tin xấu có thể không khiến bạn xao động nhưng nếu là 10, 20 tin xấu sẽ dễ dàng khiến bạn đổ sụp.

Công ty cũng vậy. Từng sự việc nhỏ tưởng như không có gì nhưng lại tác động đến toàn bộ công ty theo 1 cách không ai ngờ nhất: Đó là sự tích lũy.

Nói đến đây tôi lại nghĩ ngay đến công thức:

1^365 = 1

(1-0,1)^365 = 0,025

(1+0.1)^365 = 37,8

Mỗi ngày chúng ta chỉ cần cải thiện một chút thôi ( 0,1) thì sau 1 năm chúng ta sẽ tiến bộ 37,8 lần. Nhưng nếu chúng ta không quan tâm đến sự phát triển của bản thân thì sau 1 năm bạn biết kết quả rồi đấy.

Nếu công ty không có sự cải thiện, chắc chắn sẽ rơi vào vòng thoái trào mặc dù chưa kịp lớn.

Nhưng có vẻ những tín hiệu gây ảnh hưởng lớn đó không hẳn là tín hiệu xấu. Đó là điềm báo cho các Founder về 1 sự thay đổi cần diễn ra.

Xét về tâm lý và thói quen, chúng ta chỉ có thể thay đổi nếu rơi vào tình huống bắt buộc phải thay đổi.

Giống như con ếch trong nồi nước. Nếu nhiệt độ trong nồi nước tăng từ từ, ếch sẽ chết nhưng nếu tăng nhanh, nó sẽ tìm cách thoát khỏi cái nồi.

Tham khảo:   Nguồn gốc hình thành phương pháp quản lý TPM

Cách cải thiện

Bánh xe chỉ có thể lăn bánh nếu nó hình tròn hoặc tiệm cận hình tròn. Bánh xe càng tròn thì lực tác động ban đầu càng nhỏ và tốc độ lăn càng cao.

Áp dụng nguyên lý này vào trong doanh nghiệp ta cũng có thể giúp doanh nghiệp vận hành ổn định. Điều tôi muốn nói ở đây chính là khái niệm “Bánh đà” và vòng lặp PDCA.

Vòng lặp PDCA ( Plan – Do – Check – Action ) sẽ giúp nâng cao hiệu quả của từng quá trình và năng lực của nhân sự. Còn Bánh Đà thì tác động ở cấp độ cao hơn là toàn bộ doanh nghiệp.

Nếu coi doanh nghiệp là sự kết hợp của các thành phần nhỏ hơn là các bộ phận, phòng ban và nhân sự thì muốn khối tổng thể có thể lăn bánh tiến lên phía trước thì các khối nhỏ hơn cần được vận hành theo nguyên lý Bánh Đà. Và lõi của nguyên lý đó chính là vòng lặp PDCA.

Nhân sự khi áp dụng PDCA sẽ giúp nâng cao năng lực và tích lũy những kỹ năng, kinh nghiệm. Phòng ban khi áp dụng PDCA sẽ giúp hoạt động hiệu quả, tinh gọn và có sự kết hợp nhuần nhuyễn hơn.

Ở cấp độ tổ chức cũng cần áp dụng PDCA nhưng sẽ kết hợp với “Bánh Đà tăng trưởng” để giúp doanh nghiệp đi đúng hướng.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo