04. Quản Trị Bán Hàng, Giám sát bán hàng

Giám sát bán hàng là gì?

1. Nghề bán hàng – đi lên từ sự đổi mới

Nghề bán hàng – đi lên từ sự đổi mới

“Bán hàng”, tên gọi của một nghề chẳng hề xa lạ dù nó chưa bao giờ được liệt vào danh sách những nghề cao quý. Nói tới việc làm bán hàng người ta sẽ thường nghĩ ngay đến một công việc chẳng cần bằng cấp và cũng chẳng cần học vấn quá cao. Nhất là khi cách đây khoảng 20 năm, thì chẳng mấy ai có thể nghĩ đến việc bán hàng sẽ được thay đổi theo một hình thức chuyên nghiệp hơn, nghề bán hàng khi ấy chỉ là những người bán hàng dạo hay những tiểu thương mở cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ. Nhưng nay với sự phát triển của cơ chế thị trường cùng chính từ những thay đổi trong tư duy của xã hội mà nghề bán hàng nay đã được thổi một làn gió mới từ một nghề thấp kém, không được xã hội coi trong thì nay nó đã nhanh chóng thành một nghề chuyên nghiệp và phản ánh được tầm quan trọng của mình trong sự phát triển của xã hội hiện nay.

Và khi nó đã khẳng định được tầm quan trọng của mình với xã hội thì điều này cũng đồng nghĩa sự thăng tiến và phát triển, mở rộng của nghề bán hàng cũng sẽ được nên một tầm cao mới. Nghề bán hàng không còn phải là công việc được nhắc tên của những người thiếu kỹ năng mà nó đòi hỏi những người bán hàng phải là người chuyên nghiệp với những tiêu chí và hình thức đánh giá đầy thách thức.

Trong sự phát triển của xã hội hiện đại, nghề bán hàng được phân chia thành nhiều vị trí công việc với nhiều các cấp độ khác nhau, trong đó vị trí thấp nhất là nhân viên sales sau đó đến giám sát và dần cao hơn nữa là cửa hàng trưởng, vùng, miền… và phụ trách cao nhất thường là giám đốc bán hàng. Trong đó vị trí giám sát bán hàng thường là vị trí được các bạn trẻ lấy làm mục tiêu để hướng tới trong công việc sale. Vậy giám sát bán hàng là gì? Bạn đã hiểu về vị trí công việc này chưa?

2. Giám sát bán hàng là gì? Vai trò của giám sát bán hàng r?

Giám sát bán hàng là gì? Vai trò của giám sát bán hàng ra sao?

Trong ngành bán hàng, giám sát bán hàng là một trong những vị trí quan trọng có trách nhiệm đảm nhận và triển khai thực hiện công việc giám sát các hoạt động kinh doanh trên địa bàn, khu vực được giao phó. Người làm giám sát bán hàng sẽ là người có vai trò trực tiếp trong việc lên kế hoạch và tiến hành thực hiện các hoạt động phát triển kinh doanh và đảm bảo tốc độ tăng trưởng chỉ số bán hàng và sự phân phối của sản phẩm hàng hóa của cửa hàng thông qua tối ưu hóa đội ngũ nhân viên bán hàng.

Tham khảo:   ASM là gì? Vai trò, chức năng, kỹ năng của Area Sales Manager

Trong bối cảnh hiện nay, sự thay đổi của cơ chế thị trường cùng với sự xuất hiện và ra đời của vô vàn các doanh nghiệp mới, điều này cũng đồng nghĩa miếng bánh thị phần khách hàng cũng đang ngày càng bị xâu xé và tranh giành quyết liệt. Bởi thế để có thể tồn tại, và đạt được mục tiêu chiếm được miếng bánh thị phần ấy buộc các doanh nghiệp đẩy nhanh việc tăng số lượng giám sát bán hàng, đây là những người mà có thể được ví như những vị tướng ngoài biên ải, những người sẽ tham gia trực tiếp “chiến đấu” và cố gắng bành trướng thuộc địa của mình hết sức có thể. Chính vì thế mà nhu cầu tuyển dụng công việc giám sát bán hàng hiện nay đang có xu hướng tăng.

3. Chức năng chính của một giám sát bán hàng là gì?

 Chức năng chính của một giám sát bán hàng là gì?

– Xây dựng kế hoạch bán hàng

Đi cùng các hoạt động quản lý bán hàng và quản lý nhân viên thì việc lên ý tưởng xây dựng kế hoạch bán hàng cũng là một trong những nghiệm vụ quan trọng. Đối với công việc xây dựng kế hoạch bán hàng nó sẽ bao gồm các công việc như: xây dựng tuyến bán hàng cho nhân viên bán hàng, quản lý danh sách khách hàng; cập nhập các xu hướng thị trường và thu thập các thông tin về thị trường (bao gồm các hoạt động kinh doanh của các đối thủ, các chương trình khuyến mãi); thực hiện báo cáo theo định kỳ (báo cáo về kết quả kinh doanh đạt được, thông tin về thị trường, đối thủ, các nhà phân phối, quản lý nhân sự và nhân viên bán hàng) và thực hiện và kiểm tra bảng theo dõi hoạt động bán hàng.

Tham khảo:   Storytelling – Nghệ thuật kể chuyện chạm cảm xúc khách hàng

– Bảo đảm độ bao phủ

Giám sát bán hàng sẽ phải cập nhật toàn bộ các kế hoạch bao trùm theo định kỳ 2 lần/năm, bên cạnh đó họ còn phải thực hiện việc quản lý, giám sát, đôn đốc đội ngũ nhân viên bán hàng theo Kế hoạch bao trùm và thực hiện việc phân tích, sắp xếp, tố chức lại kế hoạch bao trùm để có thể đạt được hiệu quả tối ưu nhất.

– Đảm bảo nguồn hàng tồn kho, cung ứng và trưng bày hàng hóa

Thực hiện việc đảm bảo hàng hóa được giao đầy đủ, đúng giá và đúng thời hạn theo kế hoạch; thực hiện việc quản lý hàng hóa tồn kho chặt chẽ để hạn chế tối đa tình trạng thiếu hàng, không đủ hàng cung ứng; thực hiện việc theo dõi và tiến hành hỗ trợ cho nhân viên trong việc bày biện hàng hóa một cách khoa học, đẹp mắt

– Đảm bảo chỉ số KPI

Giám sát bán hàng sẽ là người chịu trách nhiệm trực tiếp về các chỉ số KPI do cấp trên đề ra và phân bổ chỉ số đó đến từng nhân viên khách hàng. Bởi thế bên cạnh việc quản lý thì giám sát bán hàng sẽ phải thực hiện việc xây dựng kinh doanh nhằm tăng lợi nhuận và tiết kiệm tối ưu các chi phí phải bỏ ra, thực hiện việc theo dõi, đôn đốc và khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên để đạt chỉ tiêu doanh số nhanh nhất và có thể hỗ trợ họ tháo gỡ những vướng mắc trong công việc hàng ngày.

– Xây dựng mối quan hệ với khách hàng:

Ngoài việc quản lý, giám sát thì người làm giám sát bán hàng cũng cần phải tạo được mối quan hệ tốt với các khách hàng và đáp ứng kịp thời những thắc mắc của họ thông qua việc thường xuyên nhắc nhở đội ngũ nhân viên trong việc cập nhật thông tin trong danh sách khách hàng và đảo đảm thực hiện việc đối xử công bằng với khách hàng trong tất cả các hoạt động chăm sóc cũng như áp dụng các chương trình khuyến mãi.

Tham khảo:   VAI TRÒ CẦN CÓ CỦA GIÁM ĐỐC KINH DOANH

– Xây dựng và phát triển đội ngũ Nhân viên Bán hàng

Giám sát bán hàng sẽ phải thường xuyên thực hiện việc đào tạo thêm kiến thức, kỹ năng bán hàng cho đội ngũ nhân viên cũ và mới, thực hiện tuyển dụng đáp ứng nhu cầu nhân lực cần thiết cho cửa hàng; đề đạt các mục tiêu và đánh giá tiến trình thực hiện mục tiêu của từng nhân viên và có hướng khắc phục kịp thời; xây dựng cơ cấu lương hợp lý, khen thưởng kịp thời đối với những nhân viên đạt kết quả cao; thông báo, truyền đạt đến toàn thể đội ngũ nhân viên của cửa hành những chủ trương, chính sách, quyết định, quy định của Công ty, doanh nghiệp.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo