Quản lý hiệu suất nhân viên

Hiệu Ứng Domino Là Gì? Giải Mã Những Bài Học Giá Trị Qua Domino Effect

Hiệu ứng domino là gì? Hiệu ứng domino có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống hàng ngày? Để hiểu hơn về chủ đề này, mời bạn cùng Masterskills tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Hiệu ứng domino là gì? 

Hiệu ứng domino hay còn được biết đến là lý thuyết domino hoặc hiệu ứng gợn sóng là một chuỗi các phản ứng xuất hiện khi một sự kiện dẫn đến một chuỗi các sự kiện tương tự, hoặc có sự liên quan đến nhau. Nó ám chỉ đến một loạt quân domino đang đứng, khi một quân domino bị đổ, quân domino đứng kế sẽ bị đổ và tạo ra phản ứng dây chuyền.

Hiệu ứng dominoHiệu ứng domino
Domino effect được hiểu là gì?

Hiệu ứng domino thường được sử dụng để mô tả một mối quan hệ tương tác giữa các sự kiện hoặc nhân tố khác nhau. 

Ví dụ về thuyết Domino trong cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam. Điều này được thể hiện trong nỗi lo sợ của đế quốc Mỹ, nếu miền Nam Việt Nam thuộc về chủ nghĩa cộng sản thì các quốc gia như Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện (Myanmar), Indonesia, Malaysia cũng sẽ trở thành quốc gia theo chủ nghĩa cộng sản. Nhận thấy mối nguy cơ này, chính phủ Mỹ đã ban hành chính sách ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản.

2. Một số ví dụ về domino effect

Sau khi đã hiểu về khái niệm “Hiệu ứng domino là gì?”, trong phần tiếp theo, Masterskills sẽ chia sẻ đến bạn một vài ví dụ về hiệu ứng domino trong cuộc sống.

2.1 Hiệu ứng domino trong kinh tế

Cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 đã gây ra những tác động cho nền kinh tế toàn cầu. Theo đó, 10.000 tỷ USD tiêu tan, 30 triệu người lao động mất việc, 50 triệu người rơi vào cảnh nghèo khó. Mãi đến 10 năm sau cuộc khủng hoảng kinh hoàng này, nền kinh tế Mỹ mới khôi phục lại trạng thái ổn định nhờ các gói kích thích kinh tế. 

Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 bắt đầu từ đâu? Theo đó, nó bắt nguồn từ lĩnh vực tài chính, bao gồm bảo hiểm, chứng khoán, tín dụng, v.v vào giai đoạn năm 2007 – 2008 tại Mỹ. Nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng này là do sự phát triển quá mức của thị trường bất động sản ở Mỹ. Đây là khởi đầu cho một loạt các phản ứng dây chuyền khi một mắt xích trong hệ thống bị phá vỡ. 

hiệu ứng domino trong kinh tếhiệu ứng domino trong kinh tế
Hiệu ứng domino trong kinh tế được thể hiện như thế nào?

Liệu thế giới có tiếp tục đối mặt với một làn sóng khủng hoảng mạnh mẽ như năm 2008 hay không?

Tham khảo:   KPI Là Gì? Người Mới Đi Làm Cần Biết Gì Về KPI?

Theo đó, , nền kinh tế toàn cầu đối mặt với tình trạng lạm phát kỷ lục, các ngân hàng trung ương buộc phải tăng lãi suất để kiểm soát sự leo thang của giá cả.

Mặc dù, biện pháp này đang phát huy tác dụng nhưng cũng gây ra những tổn thất không nhỏ cho nền kinh tế toàn cầu vào năm . Theo ông Kay Daniel Neufeld – Giám đốc dự báo của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh (CEBR) chia sẻ “Có vẻ như nền kinh tế thế giới sẽ đối mặt với suy thoái trong năm như một hệ quả của lãi suất tăng để chống lạm phát”

2.2 Hiệu ứng domino trong tâm lý

Hiệu ứng domino trong tâm lý có thể ám chỉ sự lan truyền của tư duy, cảm xúc hoặc hành vi của một cá nhân hoặc tình huống đến người khác. Chẳng hạn, một cá nhân có thể có một tư duy tiêu cực hoặc tích cực, và tư duy này có thể lan truyền đến người xung quanh thông qua việc giao tiếp hoặc tương tác lẫn nhau. 

Hiệu ứng domino trong tâm lý thường được sử dụng để nói về sự truyền bá của ý thức, tác động xã hội và tác động tâm lý từ người này sang người khác.

2.3 Hiệu ứng domino trong cuộc sống thường ngày

Những thói quen tích cực hàng ngày sẽ biến thành quả cầu tuyết với những hành vi vi tích cực, và ngược lại nếu đó là những thói quen tiêu cực.

Tham khảo:   Supervisor là gì? Yêu cầu công việc supervisor?

Chẳng hạn, nếu hôm trước bạn ngủ đúng giờ, hôm sau bạn sẽ thức dậy đúng giờ. Việc ngủ đủ giấc giúp bạn có nhiều năng lượng để bắt đầu một ngày mới tích cực. Khi đó, các công việc trong ngày sẽ được hoàn thành một cách hiệu quả.

3. Hiệu ứng cánh bướm khác gì với hiệu ứng domino?

Hiệu ứng cánh bướm là gì? Theo đó, đây là một khái niệm dùng để mô tả một hành động hay sự kiện nhỏ có thể dẫn đến những kết quả bất ngờ và to lớn, thậm chí có thể thay đổi cả một cuộc đời hoặc lịch sử.

Vậy hiệu ứng domino và hiệu ứng cánh bướm khác nhau như thế nào? 

Theo đó, sự khác biệt cơ bản giữa hai hiệu ứng này là tiên lượng kết quả. Hiệu ứng domino có thể dự đoán chính xác kết quả, trong khi đó hiệu ứng cánh bướm chịu ảnh hưởng bởi nhiều biến số khác nhau khiến kết quả khó thể dự đoán. 

Hiệu ứng domino thường diễn ra liên tục, ngược lại, hiệu ứng cánh bướm xảy ra không liên tiếp và có thể dừng lại giữa chừng. 

4. Ứng dụng domino effect để cuộc sống của bạn tốt hơn

Hiện tượng domino không phải là một hiện tượng tự nhiên, mà bạn hoàn toàn có thể tạo ra nó. 

domino effectdomino effect
Ứng dụng domino effect vào thực tiễn để cuộc sống của bạn tốt hơn

Dưới đây là 3 lời khuyên dành cho bạn khi áp dụng hiệu ứng domino vào cuộc sống:

  • Bắt đầu với những điều mà bạn hứng thú: Bắt đầu từ những hành động nhỏ và lặp lại thường xuyên. Điều này không chỉ giúp bạn cảm thấy thỏa mãn mà còn giúp bạn thấy được hình mẫu mà bản thân có thể trở thành. 
  • Duy trì động lực và chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo mà bạn có động lực để hoàn thành ngay lập tức: Hãy để động lực hoàn thành một nhiệm vụ đưa bạn đến hành vi tiếp theo. Điều này lặp lại liên tục sẽ khiến bạn trở nên thân quen hơn với hình ảnh mới của bản thân. 
  • Khi bắt đầu hình thành một thói quen mới, hãy bắt đầu từ những thứ đơn giản và dễ quản lý: Hiệu ứng domino thể hiện sự tiến bộ chứ không phải là kết quả. 
Tham khảo:   Adhocracy Culture Là Gì? Tìm Hiểu Mô Hình Văn Hoá Mới Của Thời Hiện Đại

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ về hiệu ứng domino mà Masterskills muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về hiệu ứng domino là gì, và có thêm nhiều góc nhìn thú vị về chủ đề này.

Nếu bạn còn có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Masterskills hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo