31. Kỹ năng làm việc

Kinh nghiệm tìm việc: 7 sai lầm không nên mắc phải

Bạn có muốn nhanh chóng có được việc làm? Nếu có, bạn nên biết kinh nghiệm tìm việc của những người tìm việc hiệu quả.

Dưới đây là 7 điều người tìm việc hiệu quả không làm trong quá trình tìm việc của họ. Hãy đọc kỹ chúng và bạn sẽ biết mình nên tránh hoặc loại bỏ những thói quen nào để tìm việc thông minh hơn.

Đánh giá thấp sự ảnh hưởng của thái độ

Những người tìm việc hiệu quả luôn chú ý đến thái độ bởi họ biết thái độ của họ quan trọng trong quá trình tìm việc.

Duy trì một thái độ tích cực là một trong những điều khó khăn nhất nhưng lại là yếu tố quan trọng nhất để tìm việc thành công. Nó ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong quá trình tìm kiếm việc làm và sẽ có tác động mạnh mẽ đến cách bạn được các nhà tuyển dụng tiềm năng đánh giá.

Vì vậy, hãy nuôi dưỡng một thái độ tích cực và không bao giờ nói bất cứ điều gì tiêu cực hoặc hành động thất vọng. Khi thị trường việc làm gặp khó khăn, các công ty có thể kéo dài quá trình tuyển dụng và việc tìm kiếm của bạn chắc chắn sẽ mất nhiều thời gian hơn mong đợi. Mặt khác, ngay cả khi chưa có việc làm, bạn vẫn còn có nhiều điều tuyệt vời khác trong cuộc sống, vì vậy hãy giữ tinh thần thật thoải mái.

Xem thường sức mạnh của ấn tượng đầu tiên

Trong quá trình ứng tuyển, hãy quan tâm nhiều hơn đến cách bạn tương tác với những người khác. Cố gắng để lại ấn tượng ban đầu tuyệt vời, cho dù đó là tiếp tân, người phỏng vấn hay các ứng viên khác. Nếu bạn muốn trở nên nổi bật và thu hút được sự chú ý, bạn phải tỏ ra háo hức, quyết tâm và nghiêm túc hơn với công việc bằng cách đến sớm, ăn mặc lịch sự, hoạt bát và có sự chuẩn bị chu đáo.

Tham khảo:   Top 15 Kiểu Nhân Viên Sếp Ghét – Dù Có Chăm Chỉ Cũng Không Thể Thăng Tiến

Nộp đơn xin việc và phỏng vấn một cách mù mờ

Người tìm việc hiệu quả không suy nghĩ theo kiểu “Tôi sẽ nộp đơn (và phỏng vấn) nhiều công việc nhất có thể để tăng cơ hội nhận được lời mời phỏng vấn”. Họ biết mình phải thực tế trong quá trình tìm kiếm việc làm. Họ cũng biết thời gian là rất quý giá nên sẽ không lãng phí cho việc nộp đơn xin việc một cách bất chấp.

Thay vì nộp đơn và phỏng vấn một cách mù quáng, bạn nên có mục tiêu trong quá trình tìm kiếm, bao gồm:

–       Xác định doanh nghiệp hoặc nghề nghiệp bạn quan tâm;

–       Nghiên cứu văn hóa công ty, sản phẩm và vị trí trên thị trường;

–       Cân nhắc xem bạn có thể phát triển trong công ty hay không;

–       Tìm hiểu các vấn đề hậu cần, chẳng hạn như lộ trình đi làm, giờ làm việc;

–       Đánh giá mức độ hạnh phúc tiềm năng của bạn tại công ty được nhắm mục tiêu.

Hãy chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển của bạn dựa trên những gì bạn đã biết được thông qua việc nghiên cứu. Bạn cũng nên biết mọi thứ bạn cần biết trước khi phỏng vấn.

Tạo một hồ sơ duy nhất cho nhiều công việc

Người có kinh nghiệm tìm việc thành công không chỉ có một bộ hồ sơ duy nhất. Họ sẽ chỉnh sửa CV và thư xin việc dựa trên mô tả công việc về vị trí mà họ đang ứng tuyển. Hãy loại bỏ thông tin không liên quan và điều chỉnh lại trách nhiệm của bạn sao cho phù hợp với các từ khóa được tìm thấy trong mô tả công việc. Điều chỉnh hồ sơ phù hợp với nhiệm vụ công việc cho thấy rằng bạn đã đọc kỹ tin đăng tuyển, thay vì nộp đơn hàng hoạt nhằm tìm được công việc bất kỳ.

Tham khảo:   7 cách thể hiện tinh thần ham học hỏi khi phỏng vấn

Một mẹo nhỏ là hãy ưu tiên liệt kê những kinh nghiệm hoặc kỹ năng quan trọng và cần thiết nhất đối với công việc. Trung bình, hồ sơ xin việc của bạn có 6 giây để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng, vì vậy hãy luôn mở đầu một cách mạnh mẽ.

Không mang đến một giải pháp hữu ích

Nhiều người tìm việc có xu hướng tập trung vào lợi ích mà công việc mang lại cho họ hơn là giá trị mà họ mang lại cho công ty. Để thực sự tạo được ấn tượng, hãy tìm ra những gì bạn có mà không ai khác có được. Nó không nhất thiết phải là một thứ gì đó nổi bật nhưng là điều phân biệt bạn với nhiều ứng viên khác và khiến nhà tuyển dụng cảm thấy sẽ là một tổn thất lớn nếu họ không tuyển dụng bạn.

Trì hoãn trả lời email và tin nhắn

Hầu hết chúng ta không phải là người siêu phàm, nhưng hãy cố gắng hết sức để xử lý các email nhận được từ nhà tuyển dụng. Điều này không chỉ thể hiện sự quyết tâm của bạn dành cho công việc, sự đánh giá cao đối với nhà tuyển dụng mà còn cho thấy bạn là người có khả năng hoàn thành công việc. Dĩ nhiên, sự thể hiện tích cực này sẽ giúp nâng cao cơ hội đạt được công việc mong muốn.

Không phân tích kết quả của bạn

Kinh nghiệm tìm việc cuối cùng là, thay vì chỉ chăm chăm tiến hành một cách mù quáng, thì vào cuối mỗi ngày, hãy dành một chút thời gian để suy nghĩ về những gì hiệu quả và những gì không được như mong đợi. Ghi nhớ (hoặc ghi chú nếu điều đó phù hợp hơn với bạn) để tiếp tục làm những việc đã hiệu quả và điều chỉnh những gì không hiệu quả. Nếu bạn thành thật với chính mình, bạn sẽ không lặp lại sai lầm và học được những điều giá trị.

Tham khảo:   Co-worker Là Gì? Các Đặc Điểm Của Co-worker Tốt & Cách Gây Dựng Mối Quan Hệ

         Pha Lê                                      

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo