31. Kỹ năng làm việc

Lấy lại tinh thần trước những lời phê bình thiếu thiện chí

Dù bạn có là ai, làm việc miệt mài đến đâu thì cũng có lúc nào đó phải nhận những lời phê bình thiếu thiện chí? Làm sao để lấy lại tinh thần và vượt qua khó khăn đó?

Hẳn bạn đã từng học qua Triết học? Hẳn bạn còn nhớ quan điểm của Mác-Lênin: các sự vật, hiện tượng trong thế giới đều tồn tại các mặt đối lập? Vậy nên bạn ơi, việc khen – chê chỉ là chuyện thường tình trên đời. Một người dù siêng năng đến đâu thì đến một lúc nào đó họ cũng sẽ phải nhận những phản hồi tiêu cực trong sự nghiệp. Cho dù đó là một khách hàng không hài lòng, một người quản lý khó chịu hay một tình huống căng thẳng với đồng nghiệp, bạn không thể khiến tất cả mọi người hài lòng 100% thời gian.

Người nhà chúng ta có thể chê sương sương vì sợ chúng ta tổn thương nhưng đối tác, cấp trên hay đồng nghiệp của chúng ta thì không như thế. Chúng ta có thể nhận về những lời chỉ trích gay gắt nhất khiến chúng ta suy sụp.

Vậy làm sao để lấy lại tinh thần, đứng vững trước những lời phê bình thiếu thiện chí? Bạn sẽ chọn hướng đi nào trong 3 con đường mà mọi người thường đi sau đây?

Lấy lại tinh thần trước những nhận xét thiếu thiện chí

Trái tim mong manh: Nghỉ việc vì không thể tổn thương thêm nữa

Cấp độ đầu tiên có thể coi là biện pháp giải quyết nhanh gọn nhất nhưng cũng bất ổn nhất. Mắt không nhìn thì tim sẽ không đau. Thế nhưng chẳng lẽ đến bất cứ công ty nào, chỉ cần phải nghe những lời phản hồi thiếu thiện chí thì bạn lại tiếp tục nộp đơn nghỉ việc?

Với kinh nghiệm kinh qua 5,6 công ty khác nhau của mình thì chỉ có đối tác, sếp và đồng nghiệp tệ hơn, tuyệt không có đối tác, sếp và đồng nghiệp tệ nhất. Bạn cho rằng đó đã là giới hạn chịu đựng của bạn, nào ngờ bước vào một công ty khác bạn lại phải thêm một lần thử thách giới hạn chịu đựng của chính mình.

Tham khảo:   Thương thuyết là gì? Tố chất của một nhà thương thuyết giỏi

Bạn có tin là có nhiều người quản lý thẳng thừng tạt vào mặt nhân viên những gáo nước lạnh như  Đầu óc bã đậu đến thế là cùng. Cảm giác thật khó nói nên lời đúng không? Nhưng chính xác đó là những điều mà mình và đồng nghiệp của mình từng được nghe, thậm chí phải nghe mỗi ngày. Vậy nên, nếu bạn có thể nhịn thì nên nhịn, xin đừng bốc đồng vì một phút yếu lòng. Nhưng nếu những lời đánh giá thiếu thiện chí đã được nâng tầm đến mức độ khiến bạn cảm thấy bị xúc phạm, hãy để quá trình làm việc dừng lại ở đây vì bạn bán sức lao động, không phải bán lòng tự trọng của bản thân.

“Những lời phê bình hay chỉ trích thiếu thiện chí chưa bao giờ là thứ dễ nuốt. Khi có thể lấy lại tinh thần và vượt qua nó, bạn đã chứng tỏ bản lĩnh của mình.”

Nhớ đến lý do mà bạn bắt đầu

Mỗi chúng ta đều có một lý do khác nhau để cố gắng làm việc mỗi ngày. Có người đi làm chỉ vì đam mê chứ nào thiếu gì tiền nên họ sẵn sàng nghỉ việc khi cảm thấy tổn thương mà chẳng buồn đắn đo suy nghĩ. Nhưng, rất nhiều người trong chúng ta đi làm vì đồng lương, vì mưu sinh, vì gánh nặng gia đình, con cái.

Nếu bạn thuộc nhóm đối tượng thứ 2, hãy luôn nghĩ về lý do mà bạn bắt đầu để lấy lại tinh thần mỗi khi phải tiếp nhận lời chê bai thiếu thiện chí từ ai đó. Liệu nó có xứng đáng để bạn vứt bỏ công việc này? Có xứng đáng để bạn và gia đình phải rơi vào vòng luẩn quẩn của cơm ăn áo mặc, của những hóa đơn cần được thanh toán?

Nếu bạn sớm biết văn hóa công ty không phù hợp với bản thân nhưng vẫn chấp nhận gắn bó vì mức lương ở đó đáp ứng được mong muốn của bạn thì hãy nghĩ về tiền lương và cố gắng nhẫn nhịn. Cái gì có thể thì tiếp nhận và sửa đổi, cái gì chỉ là góc nhìn phiến diện thì cứ thế lẳng lặng cho qua, không cần quá bận tâm làm gì. Chừng nào mức lương đó còn khiến bạn hài lòng thì chừng đó bạn còn tiếp tục cố gắng.

Tham khảo:   50+ Gợi Ý Món Quà Giáng Sinh Ý Nghĩa Tặng Cho Đồng Nghiệp, Bạn Bè, Người Thân

Gương mặt vàng trong làng không cảm xúc: Nghe lời chê bai như gió thoảng qua tai

Bạn nên hiểu rằng cuộc sống này luôn có người thích bạn, yêu quý bạn và cũng luôn có người vô duyên vô cớ ghét bạn, chê bai bạn. Vậy nên thiện chí hay không thiện chí thì bạn đều phải sẵn sàng đón nhận. 

Khi bạn tích lũy kinh nghiệm đủ nhiều (vừa là kinh nghiệm làm việc, vừa là kinh nghiệm tiếp nhận những lời chê bai thiếu thiện chí), bạn sẽ luyện được tâm tính vững vàng đến trình độ thượng thừa: xem lời phê bình thiếu thiện chí của đối phương như gió thoảng qua tai – không để ý, không bận tâm, không đọng lại bất cứ điều gì.

Đến trình độ này thì bạn đã trở thành gương mặt vàng trong làng không cảm xúc, khi đó não bộ của bạn sẽ bật cơ chế tự động sàng lọc thông tin: chỉ tiếp nhận những thông tin phù hợp và loại bỏ những điều tiêu cực, ngăn chặn nó tác động không tốt đến tâm lý của bản thân.

Vững vàng như bàn thạch – không gì có thể lay chuyển được. Đối phương nghĩ rằng có thể dùng những phản hồi thiếu thiện chí để công kích bạn, nhưng sự thực thì lời họ nói bạn chẳng buồn để vào tai.

Một khi bước chân vào con đường mưu sinh thì chúng ta đều là người trưởng thành, phải tự chịu trách nhiệm cho cuộc đời, cho tương lai của bản thân, xa hơn nữa là tương lai của cả gia đình. Bạn phải thôi xốc nổi, thôi mềm yếu, phải gạt bỏ những cảm xúc tiêu cực để lấy lại tinh thần tiếp tục tiến bước về phía trước. Có thể sếp của bạn sẽ bảo bạn hãy coi công ty như ngôi nhà thứ 2, nhưng bạn biết đấy, đã là số 2 thì làm gì có thể bằng số 1?! Đối tác, sếp và đồng nghiệp không có trách nhiệm yêu thương bạn, bảo bọc bạn, đối xử nhẹ nhàng với bạn như người nhà, vậy nên hãy luyện cho mình một trái tim mạnh mẽ để không phải mất tinh thần khi đối diện với những lời phê bình thiếu thiện chí chốn công sở.

Tham khảo:   Dự đoán công danh sự nghiệp của 12 chòm sao trong năm

Trang Đoàn

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc