Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng

Những Dấu Hiệu Nhận Biết Sếp Tồi

Chắc hẳn ai đi làm cũng mong muốn tìm kiếm công việc ổn định để gắn bó lâu dài, ai cũng mong mình có thể gặp được một người sếp tốt. Tuy nhiên, ranh giới giữa “sếp tốt” và “sếp tồi” thường rất mong manh. 

Làm việc với một người sếp tồi là một trải nghiệm mà chắc hẳn không ai muốn có. 

Hãy học ngay những cách nhận biết một người sếp tồi và cách đối phó để tránh những muộn phiền và rắc rối khi làm việc bạn nhé.

Những đặc điểm của một người sếp tồi 

Một tin vui là bạn không cần phải làm việc cùng với họ một thời gian dài mới có thể nhận ra đó là một người “sếp tốt” hay “sếp tồi”. Bạn có thể làm được điều đó bằng cách quan sát những đặc điểm sau qua buổi phỏng vấn xin việc.

Thái độ trịch thượng và thiếu tôn trọng nhân viên

Biểu hiện đầu tiên của một người sếp tồi chính là sự thiếu tôn trọng mà họ dành cho nhân viên. Họ có thể có những hành vi ứng xử thô lỗ, thiếu chuẩn mực ảnh hướng đến lòng tự trọng của nhân viên.

nhận biết tính cách của sếp

Bạn cũng có thể thường xuyên bị ngắt lời và nhận thấy họ đang không tập trung lắng nghe những gì bạn nói. Thái độ trong việc phân biệt cấp trên và cấp dưới được thể hiện rõ rệt, những người sếp này luôn tự cao và muốn người khác phải phục tùng mình.

Bảo thủ và không tiếp nhận quan điểm của nhân viên 

Sếp tồi sẽ là những người cố gắng để gạt bỏ quan điểm của bạn trong mọi hoàn cảnh và mong muốn bạn chỉ làm những gì họ đề xuất. Đây chắc chắn là một người sếp bảo thủ và sẽ kìm hãm không ít sự phát triển chuyên môn của bạn khi làm cho công ty.

Thiếu kiến thức chuyên môn

Nếu bạn gặp trường hợp sếp ấp úng, không truyền đạt tốt hay thậm chí đưa thông tin sai lệch về những kỹ năng chuyên môn hay kiến thức nền, đó có thể là biểu hiện của một vị sếp “thùng rỗng kêu to”.

sếp tồi hay sếp tốt
Thiếu kiến thức chuyên môn

Làm việc luôn đi đôi với học tập. Bạn cống hiến chất xám cho công ty, nhưng đổi lại, họ cũng có thể dạy cho bạn rất nhiều kiến thức quý giá. Thử hỏi liệu bạn có còn hứng thú nếu như làm việc lâu dài với một người không thể hướng dẫn cho bạn thêm kiến thức mới hay không? 

Chắc chắn câu trả lời là không, vì như cầu phát triển luôn được đề cao hơn cả. 

Ngoài ra, biểu hiện của một người sếp tồi trong trường hợp này còn là khi họ cố gắng tránh né việc hỏi và trả lời những câu hỏi chuyên môn, và chỉ trao đổi về các kỹ năng mềm cơ bản. 

Đối xử thiên vị với nhân viên

Dấu hiệu tiếp theo của một người sếp tồi là phân biệt đối xử với nhân viên. Sự công bằng vô cùng quan trọng trong môi trường công sở. Việc bị đối xử bất công không chỉ ảnh hưởng đến kết quả công việc, thành tích của nhân viên mà còn khiến họ mất niềm tin vào lãnh đạo của mình. 

Tham khảo:   Những câu hỏi phỏng vấn ReactJS dành cho mọi vị trí ứng tuyển

Nếu sếp luôn dành lời khen và ưu tiên cho đồng nghiệp mà bỏ qua những đóng góp và lời nói của bạn, hãy cân nhắc một cách giải quyết hợp lý để kết thúc tình trạng này.

Hay soi mói và quá quan tâm đến tiểu tiết

Những vị sếp này thường là người rất kỹ tính, đến mức khiến cho người khác cảm thấy ngột ngạt. Tuy nhiên, sự kỹ tính và để ý tiểu tiết (micromanagement) của họ không chỉ dừng lại ở phạm vi công việc, mà cả những thứ không liên quan khác.

sếp tồi hay soi mói
Hay soi mói nhân viên

Bạn có thể nhận được những câu hỏi liên quan đến cách bạn ăn mặc, trang điểm, hình xăm trên cánh tay, cách bạn xỏ khuyên, tình trạng hôn nhân hay con cái, v.v. 

Đây là biểu hiện cho thấy họ cố gắng tìm hiểu và can thiệp quá sâu một cách không cần thiết với nhân viên của mình, soi mói đến những chi tiết cá nhân và có thể đưa ra những đánh giá chủ quan.

Đổ lỗi cho nhân viên

Trường hợp này xảy ra khi cách duy nhất sếp của bạn có thể làm là đùn đẩy hết trách nhiệm cho nhân viên. Khi một vấn đề xảy ra, sự hợp tác để cùng tìm ra giải pháp là điều cần thiết nhất. Tuy nhiên, một người sếp tồi có thể chỉ nhìn ra cái sai của nhân viên mà không xem xét đến những nguyên nhân khác, bao gồm nguyên nhân từ chính họ. 

Không quan tâm đến mục tiêu nghề nghiệp của nhân viên 

Nếu sếp của bạn chỉ quan tâm đến mục tiêu kinh doanh của công ty và thờ ơ với nguyện vọng phát triển của nhân viên, hãy xem xét lại ngay nhé. 

Làm việc và cống hiến cho công ty là điều nên làm. Tuy nhiên, phải đánh đổi mục tiêu sự nghiệp của bạn để làm hài lòng một vị sếp tồi là không đáng chút nào. 

Nếu bạn có đóng góp tích cực cho công ty, bạn cũng xứng đáng được lắng nghe và có cơ hội phát triển.

Dấu hiệu nhận biết sếp tồi_page-0001
Dấu hiệu nhận biết một vị sếp tồi

Cách đối phó với sếp tồi

1. Hãy chắc chắn rằng sếp của bạn thực sự “tồi”

Hãy chắc  chắn là bạn nhận định đúng về cách cư xử không hợp lý của sếp trước khi tìm cách giải quyết. Hãy tìm hiểu kỹ nguyên nhân tại sao họ lại đối xử như vậy với bạn. Liệu có nguyên nhân gì sâu xa mà bạn không biết? Hay giữa hai người đang có hiểu lầm nào? 

Điều này không có nghĩa là bạn bị đổ lỗi nếu sếp cư xử thậm tệ với mình. Nhưng để chắc chắn, hãy suy xét thật thấu đáo để tránh những suy nghĩ và kết luận phiến diện. 

2. Hoàn thành tốt mục tiêu công việc của bạn

Cách để bạn tạm thời quên đi những khó chịu gây ra bởi người sếp tối là ưu tiên thời gian và sức lực của bạn cho công việc. Hãy làm nó một cách nghiêm túc và mang lại kết quả tốt nhất. Điều này khiến cho dù sếp có đối xử bất công hay thờ ơ với bạn, thì kết quả công việc sẽ là vũ khí bí mật giúp bạn phản kháng lại. 

đối phó với sếp tồi
Cách đối phó với sếp tồi

3. Thẳng thắn nêu quan điểm với sếp 

Sau khi đã tìm hiểu kĩ và thấy không thể ngồi yên với cách làm việc và cư xử của sếp, hãy thẳng thắn lên tiếng. Sự im lặng và chịu đựng của bạn sẽ khiến vấn đề mãi ở đó không được giải quyết. Điều tồi tệ hơn là vị sếp tồi của bạn sẽ nghĩ đó là điều đương nhiên và không có gì to tát với bạn. 

Tham khảo:   Bí Quyết Chinh Phục Các Câu Hỏi Khi Phỏng Vấn Câu Lạc Bộ

Hãy thẳng thắn nói lên suy nghĩ của bạn để xem sếp trả lời như thế nào. Phản ứng tích cực là bạn được lắng nghe và sếp của bạn chấp nhận cải thiện. Ngược lại nếu sếp khăng khăng phản bác và đổ lỗi cho bạn, hãy xem xét đến lựa chọn tiếp theo .

4. Quyết định ở lại hay rời đi

Nếu bạn cảm thấy tình hình quá tồi tệ, ảnh hưởng đến tinh thần và công việc của mình, hãy tìm một môi trường khác lành mạnh hơn. 

Nếu vẫn tiếp tục ở lại, hãy tìm ra cách giải quyết cho chính mình để chấm dứt hoặc giảm thiểu ảnh hưởng của vị sếp tồi đó tới bạn.

Những loại câu hỏi giúp bạn nhận biết “sếp tồi” trong buổi phỏng vấn

Để củng cố cho những cảm nhận và đánh giá của bạn về việc người phỏng vấn có phải là một người sếp tồi hay không, bạn có thể thử các câu hỏi dưới đây. 

Hỏi về một ví dụ điển hình mà thái độ của nhân viên khiến họ cảm thấy phù hợp với văn hóa của công ty

Một cách dễ dàng để đánh giá người sếp tiềm năng trong tương lai của bạn là hỏi ví dụ cụ thể về một nhân viên có thái độ phù hợp với công ty.

Câu hỏi này không chỉ giúp bạn khai thác thêm thông tin về văn hóa trong doanh nghiệp, mà còn chỉ ra được những giá trị nào của một nhân viên được người sếp này coi trọng. 

Bạn cũng có thể sẽ nhận ra vị sếp này có thực sự quan tâm đến nhân viên của họ hay không, hay đối với họ, thế nào cũng được. 

Hỏi về một ví dụ điển hình mà thái độ của nhân viên khiến họ cảm thấy không phù hợp với văn hóa của công ty

Câu hỏi này hoàn toàn trái ngược với câu hỏi trước, giúp bạn khai thác lại thông tin và so sánh cả hai xem liệu tiêu chuẩn đánh giá của người sếp có đồng nhất hay không. 

như thế nào là sếp tồi hay sêp tốt
© Freepik.com

Bạn cũng có thể xem xét tiếp cách họ nhìn nhận về những điểm tiêu cực của nhân viên dưới quyền.

Thái độ không chuẩn mực đó được đánh giá dựa trên tiêu chuẩn nào? Liệu vị sếp đó có đang quá khắt khe với nhân viên của mình hay không? Họ đã làm gì để giúp đỡ người nhân viên đó tiến bộ?

Nếu câu trả lời của sếp mang nhiều suy nghĩ chủ quan và thể hiện cái tôi cá nhân quá lớn, bạn sẽ rất khó làm vừa lòng vị sếp tương lai này.

Tham khảo:   Tỉnh Táo Với Những Câu Hỏi Phỏng Vấn “Bẫy” Của Nhà Tuyển Dụng

Hỏi về tiêu chuẩn đánh giá của họ như thế nào là một nhân viên giỏi tại công ty?

Bạn có thể xem xét khả năng thăng tiến trong tương lai thông qua câu hỏi trên. Những kỳ vọng hay đánh giá mà sếp cung cấp cho bạn sẽ là thước đo của riêng họ, sử dụng để cân nhắc hiệu suất lao động của nhân viên. 

Nếu kỳ vọng của họ quá cao hay không liên quan đến chuyên môn, đây chắc chắn là một người sếp thiếu kinh nghiệm và chưa có tiêu chuẩn đánh giá phù hợp. 

Làm việc ở môi trường này, bạn sẽ rất dễ cảm thấy chán nản bởi mọi sự cố gắng đều khó có thể được ghi nhận, dễ khiến cho nhân viên mất động lực phấn đấu. 

Để đánh giá một người “sếp tồi” không hề dễ, vì tiêu chuẩn thay đổi tùy theo hoàn cảnh và con người. Điều này phụ thuộc vào chính những đánh giá của bản thân bạn. Nhu cầu của bạn là gì? Bạn thích làm việc với người có tính cách ra sao? Từ đó bạn có thể khai thác tính cách sếp thông qua buổi phỏng vấn để đưa ra câu trả lời cho chính mình.

Kết

Có được một người sếp giúp bạn tiến bộ và học hỏi được nhiều là rất quan trọng, nhất là đối với công việc đầu tiên. Vì vậy, ngày từ những ngày đầu tìm việc, hãy nghiên cứu và lựa chọn một môi trường tốt, nơi bạn có thể gặp gỡ và làm việc với những người tuyệt vời.

Nguồn tham khảo

6 Strategies to handling a bad boss

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo