Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng

Những Lời “Nói Dối” Cần Thiết Khi Phỏng Vấn Xin Việc

Chúng ta luôn được dạy rằng, nói dối là không tốt. Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn xin việc, đôi khi những lời nói dối lại trở nên hữu ích hơn sự thành thật. Hãy cùng tìm hiểu khi nào bạn có thể nói dối khi xin việc và tại sao chúng lại giúp cho bạn tạo được ấn tượng tốt trước nhà tuyển dụng.

Kỹ năng bạn không có

© Freepik.com

Lời nói dối đầu tiên trong lúc phỏng vấn xin việc mà bạn có thể nói chính là khẳng định sự thành thạo trong một kỹ năng mà bạn chưa thực sự có. Tất nhiên, khi nói rằng bạn biết một kỹ năng mà bạn không có, điều đó có nghĩa chắc chắn bạn có thể học.

Hãy nhớ rằng trong trường hợp này, bạn đang chấp nhận một rủi ro khá lớn trước nhà tuyển dụng và bạn không nên áp dụng nó thường xuyên. Một điều quan trọng đó chính là khi nói dối về một kỹ năng, bạn nên có những hiểu biết nhất định về nó và phải biết rằng bạn có thể tiếp thu kỹ năng đó một cách nhanh chóng nếu nhà tuyển dụng cần.

Bạn không nên tuyên bố biết về JavaScript khi bạn thậm chí chưa bao giờ nghe tới những thuật ngữ hoặc học những điều cơ bản. Bạn có thể khẳng định mình biết HTML và CSS nếu bạn đã học một chút nhưng không nhiều. Đừng cố gắng nói dối về những điều vượt quá khả năng và tầm hiểu biết của bản thân, dễ dẫn tới việc phỏng vấn không thành công.

Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?

Trong khi phỏng vấn xin việc, một trong những câu hỏi phổ biến nhất mà ứng viên nhận được là về điểm yếu lớn nhất của bản thân, và bạn luôn cần phải sẵn sàng cho nó. Khi người phỏng vấn đề cập tới vấn đề này, bạn không cần phải thành thật với họ về điểm yếu lớn nhất của mình. Người phỏng vấn đang cố xem xét cách bạn phân tích bản thân và cách bạn giải quyết những thiếu sót.

© Freepik.com

Hãy trả lời câu hỏi bằng cách nêu ra một điểm yếu nhỏ mà bạn thực sự có – một điểm yếu sẽ không ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành công việc hiện tại bạn đang ứng tuyển. Sau đó, bạn cũng cần chỉ ra cho nhà tuyển dụng thấy bạn đang cố gắng cải thiện hoặc loại bỏ nó.

Tham khảo:   25+ Câu Hỏi Phỏng Vấn Content Marketing & Cách Trả Lời “Ăn Trọn Điểm 10”

Trong trường hợp này, mặc dù bạn hoàn toàn không nên nói dối về điểm yếu của mình, nhưng cũng không cần thành thật chia sẻ điểm yếu lớn nhất mà có thể ảnh hưởng tới cơ hội được chọn. Dù bạn làm gì, đừng cố né tránh câu hỏi bằng cách nói rằng bạn không có bất kỳ điểm yếu nào.

Bạn sẽ làm gì trong 5 năm nữa?

Một trong những điều nhà tuyển dụng quan tâm nhất trong cuộc phỏng vấn xin việc chính là sự gắn bó của bạn với công ty. 

Tình trạng nhảy việc ngày càng phổ biến khiến cho các công ty thận trọng hơn trong việc tuyển người, vì không nhà tuyển dụng nào muốn dành thời gian và tiền bạc để đào tạo một nhân viên có khả năng sẽ rời đi trong vài tháng hoặc một năm. Vì vậy, câu hỏi này nhằm mục đích tìm ra mục tiêu nghề nghiệp của bạn và liệu bạn có thích thú với công việc hay không. 

Bạn không thực sự phải tiết lộ nơi bạn mong muốn sẽ làm việc trong 5 năm nữa. Hãy giữ cho câu trả lời chung chung nếu bạn chưa tính đến chuyện gắn bó lâu dài với vị trí này. 

Thay vào đó, bạn có thể nói về định hướng công việc mà bạn muốn phát triển trong 5 năm nữa. Hãy tập trung vào các điểm chung giữa công việc lý tưởng của bạn và công việc mà bạn đang ứng tuyển ở thời điểm hiện tại.

Tham khảo:   Kinh Nghiệm Phỏng Vấn Xin Việc Ở CGV 100% Đậu

Tại sao bạn nghỉ việc ở chỗ làm cũ?

Đây có lẽ là câu hỏi bạn không nên thành thật nhất trong khi phỏng vấn xin việc. Nếu văn hóa công ty hay việc xích mích với đồng nghiệp hoặc sếp cũ là một trong những lý do thực sự khiến bạn rời bỏ công việc trước đây, thì việc tiết lộ điều này với nhà tuyển dụng có thể không có lợi cho bạn.

© Freepik.com

Cho dù lý do được đưa ra là gì, bạn chắc chắn nên tránh nói xấu công ty, sếp và các đồng nghiệp cũ. Nhà tuyển dụng hiện tại có thể sẽ dựa vào đó để đánh giá về mức độ phù hợp của bạn đối với công việc nhóm. Họ cũng sẽ đặt câu hỏi về khả năng hợp tác và giao tiếp của bạn với những người khác.

Thay vào đó, hãy đề cập đến những vấn đề khách quan hơn, như khả năng thăng tiến, sự thử thách hay thay đổi trong mục tiêu nghề nghiệp để trả lời cho câu hỏi này.

Sở thích của bạn

Câu hỏi này thường được hỏi ở cuối buổi phỏng vấn xin việc và dễ khiến bạn lơ là vì nó mang thiên hướng “tám chuyện phiếm” nhiều hơn. Tuy nhiên, bạn cần phải đề cao cảnh giác. Người phỏng vấn vẫn đang cố gắng phân tích bạn và sự phù hợp của bạn với văn hóa công ty.

© Freepik.com

Khi trả lời về sở thích cá nhân, hãy tìm hiểu một vài thứ có thể liên quan đến công việc và văn hóa của công ty. Bạn nên nhắc đến những sở thích hay thói quen giúp bạn rèn luyện các kỹ năng liên quan đến vị trí đang được phỏng vấn, cho dù bạn có hay thực hiện nó hay không.

Hãy đảm bảo rằng bạn không nói dối về điều gì đó mà bạn không bao giờ làm. Đừng nói dối rằng bạn thích bơi lội trong khi bạn không thể bơi, hay thích đá banh khi bạn hoàn toàn không ưa các hoạt động ngoài trời.

Tham khảo:   Bạn Đã Biết Xu Hướng Mới Về Các Hình Thức Phỏng Vấn Chưa?

Nên nhớ với câu hỏi này, nhà tuyển dụng không quá quan tâm tới việc bạn thích làm gì trong khi rảnh rỗi. Điều họ muốn biết, chính là việc bạn có mang trong mình ADN của công ty hay không mà thôi!

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo