04. Quản Trị Bán Hàng, Thu hồi công nợ

​Phương pháp thu hồi công nợ khó đòi hiệu quả cho doanh nghiệp

Phương pháp thu hồi công nợ khó đòi hiệu quả cho doanh nghiệp

Trong quá trình thu hồi công nợ khó đòi, doanh nghiệp cần phải có phương pháp thu hồi nợ phù hợp và hiệu quả. Việc nắm chắc phương pháp thu hồi nợ sẽ giúp doanh nghiệp ứng biến linh hoạt, khéo léo trước những tình huống có thể xảy ra. Bài viết sau đây, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam gửi đến bạn phương pháp thu hồi nợ khó đòi hiệu quả cho doanh nghiệp.

 

1. Soạn thư, công văn yêu cầu khách nợ thanh toán

Ngoài việc nói chuyện qua điện thoại hoặc gặp nhau trực tiếp, doanh nghiệp có thể soạn thảo những bức thư, văn bản yêu cầu bên khách nợ thanh toán khoản nợ cho mình sao cho hiệu quả nhất.

Thư yêu cầu thanh toán nợ vừa giúp khách nợ nắm bắt được thông tin cần thiết về khoản nợ, thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán,… vừa là căn cứ để doanh nghiệp khởi kiện, xác định thời hiện khởi kiện và là căn cứ để tạo lợi thế trong việc cung cấp hồ sơ, chứng cứ trước Tào án sau này.

2. Đàm phán để thu hồi công nợ khó đòi

Quá trình đàm phán thu hồi nợ có thể được chia làm nhiều giai đoạn. Tùy từng giai đoạn chúng ta sử dụng các kỹ năng đàm phán khác nhau, cụ thể:

Tham khảo:   8 Bài học bán hàng đắt giá chỉ dân trong ngành mới biết

– Giai đoạn nhắc nhở: Khi sắp đến hạn thanh toán mà khách nợ vẫn chưa có dấu hiệu trả nợ. Doanh nghiệp sẽ gọi điện trao đổi với khách nợ nhằm nhắc nhở khoản nợ của họ đã gần đến thời hạn tối đa để thanh toán. Có thể hỏi khách nợ xem thời gian cụ thể họ có thể thanh toán khoản nợ cho mình, nếu khách nợ hẹn thời gian trả nợ muộn hơn so với kỳ hạn trả nợ (không quá 1 tuần), có thể gia hạn thêm cho khách nợ; tìm hiểu lý do trong trường hợp khách hàng nói chưa thể trả nợ để tìm phương án thu hồi nợ khác,…

– Giai đoạn hẹn gặp: Sau khi gọi điện nhắc nhở nhưng khách nợ vẫn chưa chịu thanh toán, doanh nghiệp có thể sắp xếp một buổi gặp gỡ với khách nợ để có thể trao đổi trực tiếp với khách nợ về khoản nợ. Trong quá trình nói chuyện, người phụ trách đàm phán thu hồi nợ nên tỏ ra thiện chí, tin tưởng vào khách nợ. Tuy nhiên, có thể nhắc nhở ở mức độ mạnh hơn nếu khách nợ vẫn không chịu thỏa hiệp.

Tham khảo:   Xây dựng kế hoạch bán hàng cho nhân viên Sales thị trường

– Giai đoạn Cảnh cáo: Nếu khách nợ vẫn tiếp tục thất hẹn, doanh nghiệp cần thể hiện thái độ đòi nợ nghiêm khắc hơn, đưa ra những hậu quả bất lợi cho khách nợ nếu họ không thanh toán. Lần này, doanh nghiệp nên đề nghị khách nợ cam kết thanh toán khoản nợ bằng văn bản.

3. Khởi kiện để thu hồi nợ khó đòi

Sau khi dùng mọi biện pháp trên mà khách nợ vẫn không có thiện chí trả nợ, doanh nghiệp tỏ thái độ đòi nợ dứt khoát và thông báo với khách nợ về khả năng đưa vụ việc ra tòa. Doanh nghiệp dành ra cho khách nợ một khoảng thời gian để xem xét phản ứng của khách nợ trước việc đưa vụ việc ra tòa. Nếu khách nợ vẫn không hợp tác trả nợ thì doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ, thủ tục cần thiết để khởi kiện lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết thu hồi nợ cho mình.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo