31. Kỹ năng làm việc

Trong công việc, ai có tính kỷ luật cao hơn – người đó thắng!

Kỷ luật hả? Mệt lắm. Nhưng không có nó thì đời ta mãi chỉ là kẻ thất bại.

Nếu để ý một chút bạn có thể nhận ra rằng trong tập thể, người có tính trì hoãn thường là người vô hình trên phương diện năng lực làm việc. Ngược lại, những ai có sự nghiệp rực rỡ thì 99,9% là người có tính kỷ luật cực kỳ cao.

Tại sao người có tính kỷ luật luôn là người chiến thắng?

Michael Phelps được cả thế giới biết đến là vận động viên Olympic có nhiều huy chương nhất từ ​​trước đến nay. Điều đáng kinh ngạc nhất là anh ấy đã tích lũy được thành tích này chỉ trong 5 kỳ Thế vận hội. Để đạt được mục tiêu này, Phelps đã tập luyện 6 giờ/ngày, 7ngày/tuần, 365 ngày một năm trong gần hai thập kỷ. Anh ấy chưa bao giờ bỏ lỡ một ngày tập luyện nào dù là Chủ nhật, ngày sinh nhật hay những ngày lễ như Giáng sinh, trừ khi bị chấn thương. Anh ấy muốn trở thành người giỏi nhất và đã làm được điều đó nhờ làm việc chăm chỉ và kỷ luật bản thân.

Trong thế giới kinh doanh, Warren Buffett nhà đầu tư vĩ đại nhất thế giới cũng nổi tiếng là tấm gương về tính kỷ luật. Ông không bao giờ mua cổ phiếu của một công ty trừ khi ông có thể viết ra lý do tại sao ông sẵn sàng trả một mức giá cụ thể cho mỗi cổ phiếu. Ông thích những công ty có vốn dự trữ lớn và ít nợ dài hạn, tránh những công ty có thể lỗi thời sau 20 năm cũng như luôn có danh mục đầu tư đa dạng để phân tán rủi ro và tối đa hóa lợi tức đầu tư.

Vậy tính kỷ luật đã giúp họ và sẽ giúp bạn như thế nào?

Đầu tiên, kỷ luật khiến một người tập trung và tận tâm với mục tiêu. Nó giúp chúng ta ưu tiên các nhiệm vụ, đặt ra lịch trình làm việc khoa học, tuân thủ thời gian, những quy tắc, quy trình nhất định để sử dụng thời gian một cách hiệu quả và hoàn thành công việc đúng hạn. Nếu bạn có kỷ luật, bạn sẽ ít bị phân tâm hơn, điều này làm tăng cơ hội thành công của bạn.

Ngoài ra, khi tuân theo kỷ luật, bạn sẽ biết cách kiểm soát bản thân đối với những thứ không cần thiết. Bạn sẽ nhận thức được thời gian của mình và sẽ cố gắng tận dụng tốt nhất có thể để không trì hoãn. Thay vì nản lòng và từ bỏ, bạn không ngừng nỗ lực, tìm mọi biện pháp để đương đầu với thử thách, chiến thắng chúng và ngày càng tiến bộ hơn.

Tham khảo:   Xua tan căng thẳng trong những ngày cuối năm bận rộn

Bạn có muốn rèn luyện tính kỷ luật không? Nếu có thì cần làm gì?

Trong cuốn Leading an Inspired Life, Jim Rohn nói rằng “Kỷ luật giống như chiếc chìa khóa ma thuật có thể mở mọi cánh cửa của sự giàu có, hạnh phúc, văn hóa, niềm tự hào, niềm vui, thành tựu, sự hài lòng và thành công”.

Điều đó hoàn toàn đúng. Sống một cuộc sống vô kỷ luật thì đừng mong nhận được bất kỳ kết quả tích cực nào. Vậy làm thế nào để bản thân trở nên kỷ luật hơn?

“Rèn luyện tính kỷ luật có thể mang đến sự hài lòng cho bạn trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, từ các mối quan hệ, sức khỏe đến sự nghiệp.”

Cuộc hành trình ngàn dặm bắt đầu bằng một bước duy nhất

Một trong những lý do khiến chúng ta gặp khó khăn với kỷ luật là vì muốn làm quá nhiều việc cùng lúc và nhanh chóng bị choáng ngợp. Những nhiệm vụ lớn giống như những tảng đá khổng lồ sẽ cần bạn nỗ lực nhiều hơn. Nếu bắt đầu với những mục tiêu lớn lao và lỡ thất bại, điều đó có thể khiến chúng ta mất động lực rất dễ dàng. Thế nên, hãy bắt đầu với từng thói quen một và thay đổi từ những điều nhỏ nhất.

Một trong những mục tiêu của mình trong năm qua là có thể yên vị lúc 8 giờ và bắt đầu công việc (chứ bình thường thì phải dạo internet đến 9 giờ). Ngày đầu tiên mình đặt chuông báo giờ làm là 8h 55 phút, ngày hôm sau là 8h 50 phút. Cứ thế trong vài ngày mình đã tập được thói quen bắt tay vào việc lúc 8 giờ 30 một cách tự nhiên. 30 phút đó đã tạo nên một thế giới khác biệt và cũng không quá khó để thực hiện.

Tương tự như vậy, nếu mục tiêu cuối cùng của bạn là làm việc 2 giờ không ngừng nghỉ, hãy đặt mục tiêu ban đầu là làm việc 15 phút không dừng và từ từ tăng lên.

Việc đạt được những mục tiêu nhỏ như thế này có thể tạo ra cảm giác đạt được thành tựu và nâng cao sự tự tin của chúng ta về việc hình thành tính kỷ luật.  

Ngừng viện cớ

Thành thật mà nói, nhiều người trong chúng ta rất giỏi bào chữa, từ việc đưa ra các lí do thuyết phục đến những nguyên nhân rất lãng xẹt. Chúng ta làm điều này để thoát khỏi trách nhiệm hoặc để giải thích lý do tại sao chúng ta không hoàn thành nhiệm vụ của mình. Nhưng những lời bào chữa là khắc tinh của tính kỷ luật. Chúng khiến chúng ta trở nên lười biếng và bắt đầu mong đợi người khác làm những việc mà chúng ta cần làm cho bản thân. Vì vậy, một bước quan trọng trong việc rèn luyện kỷ luật là tránh những lời bào chữa, đổ lỗi cho hoàn cảnh và thực hiện nhiệm vụ của mình như mong đợi.

Tham khảo:   Thông thái là gì? Đặc điểm dễ nhận thấy của người thông thái

Hãy tưởng tượng bạn có một ý tưởng kinh doanh tuyệt vời nhưng chỉ vì bạn có thói quen viện cớ nên đã không thể tiến thêm được bất kỳ bước nào. Sau 2-3 năm bạn biết được một người có ý tưởng giống bạn giờ đã trở thành tỷ phú vi vu siêu xe trong khi bạn vẫn hàng ngày cưỡi con ngựa sắt cà tàng, bạn sẽ cảm thấy thế nào? Tiếc đứt ruột phải không? Thế nên, nếu bạn có một mục tiêu ý nghĩa, hãy ngừng viện cớ và bắt tay vào thực hiện ngay lập tức. Còn nếu vẫn day dưa thì hãy thử chiến lược đếm ngược.

Đếm ngược rồi hành động

Khi bạn cảm thấy lười biếng hoặc do dự trong việc thực hiện mục tiêu của mình, hãy tiến hành đếm ngược. Đếm ngược từ mười đến một có thể giúp chúng ta có khoảng thời gian đệm trước khi bắt đầu hành động, có thể là thực hiện cuộc gọi cho khách hàng, viết mail giải thích về một lỗi sai trong báo cáo hay trình bày lí do vì sao doanh thu tháng này không đạt chỉ tiêu… Đôi khi tất cả những gì chúng ta cần là một chút thúc đẩy để thực hiện bước tiếp theo – đó là lúc việc cải thiện tính kỷ luật chính thức bắt đầu.

Tự nhắc nhở bản thân mọi lúc mọi nơi

Nếu bạn mới bắt đầu rèn luyện tính kỷ luật thì điều quan trọng là phải nhắc nhở bản thân nhiều lần về lợi ích của nó. Mình đã viết những câu nói hay về tính kỷ luật và dán khắp mọi nơi mà mình nhìn thấy. Mình cũng ghi nhớ các mục tiêu vào điện thoại, đặt ở bàn làm việc để không cho phép bản thân quên đi lí do vì sao mình đã bắt đầu. Điều này đã giúp mình có động lực để thực hiện các bước tiếp theo ngay cả khi cơ thể hoặc tâm trí của mình đang gào thét “Làm ơn dừng lại đi”.

Nhờ sự giúp đỡ của những người có kỷ luật

Nếu chống chọi một mình có vẻ hơi khó khăn thì bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của người bên cạnh, lý tưởng nhất là họ là người có tính kỷ luật cao. Sự hỗ trợ từ bên ngoài sẽ giúp bạn tìm lại quyết tâm của mình. Họ sẽ thúc đẩy bạn và thúc đẩy những nỗ lực của bạn để bạn có thể duy trì bước đi hướng tới mục tiêu đã đặt ra. Hãy để một người bạn, thành viên gia đình hoặc đồng nghiệp làm người chịu trách nhiệm loại bỏ mọi lý do cản đường bạn, theo dõi và khen ngợi sự tiến bộ của bạn.

Tham khảo:   7 lỗi cần tránh khi viết thư cảm ơn

Rất nhiều người chúng ta sẽ cảm thấy ngượng ngùng khi phải nhờ cậy đến người khác nhưng hãy can đảm lên vì tương lai rạng ngời phía trước.

Nếu bạn không có tính kỷ luật, rất có thể bạn sẽ bị người khác kỷ luật. Bạn không tin vào điều này à? Vậy thì hãy thử đến văn phòng muộn mười phút mỗi ngày, giao sản phẩm trễ hạn để xem sếp và khách hàng sẽ cho bạn biết kỷ luật là như thế nào! Nói vui thôi chứ mình tin rằng ai ai cũng biết tầm quan trọng của kỷ luật và đang ra sức rèn luyện.

Tuy nhiên, vẫn câu nói cũ: nói thì dễ hơn làm. Suy cho cùng tính kỷ luật đến từ bên trong. Vì vậy, nếu bạn chưa sẵn sàng thay đổi thì hầu như không gì có thể lay chuyển được. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn chỉ trích bản thân mà điều cần làm là hít một hơi thật sâu và tin vào chính mình.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo