Quản lý hiệu suất nhân viên

Workshop Là Gì? 9 Yếu Tố Mà Một Workshop Hay Và Hiệu Quả Sở Hữu

Chắc hẳn bạn đã nghe qua những câu như “đi workshop” và “dự các buổi workshop” không chỉ một lần. Rất có thể bạn cũng đã nhìn thấy hình ảnh một vài workshop chủ đề đa dạng được tổ chức ở các quán cà phê hay lớp học nhỏ. Vậy bạn đã thật sự biết workshop là gì chưa? Tham khảo các thông tin trong bài viết sau nhé.

Workshop là gì?

Hiện tại, workshop khi dịch ra ngôn ngữ tiếng Việt được hiểu là các buổi hội thảo, đào tạo, trao đổi kiến thức và thử nghiệm các hoạt động được dẫn dắt bởi chuyên gia hoặc người có kinh nghiệm trong lĩnh vực nhất định.

Workshop được tổ chức ở nhiều môi trường với các chủ đề rất đa dạng, ví dụ như:

  • Workshop đào tạo (training workshop) tại văn phòng: cách phát triển kỹ năng mềm, đào tạo chuyên sâu về kiến thức chuyên môn, chăm sóc sức khỏe tinh thần và thể chất, kiến thức làm đẹp cho chị em phụ nữ, v.v.
  • Workshop nghệ thuật: dạy vẽ (art workshop), dạy nhảy (dance workshop), nấu ăn, thêu thùa, v.v. 
workshop nghĩa là gìworkshop nghĩa là gì
Workshop là các buổi chia sẻ, đào tạo, thử nghiệm theo chủ đề.

Các buổi workshop có thể kéo dài từ vài tiếng cho đến vài ngày, phụ thuộc vào quy mô mà người tổ chức muốn. Khi tham gia workshop, mọi người được khuyến khích tương tác và tích cực trao đổi ý kiến. 

Dù là workshop chủ đề gì, những buổi chia sẻ thông tin và thử nghiệm các hoạt động mới này giúp những người tham gia có thêm các kiến thức hữu ích từ những người nhiều kinh nghiệm.

Bài viết của Masterskills sẽ tập trung hơn vào workshop ở nơi công sở và những yếu tố cần thiết nào làm nên một workshop hiệu quả ở môi trường đi làm nhé!

Các hình thức workshop phổ biến

Tổ chức workshop tại nơi công sở là cách khá hiệu quả giúp nhân viên học hỏi và phát triển bản thân, cũng như có thêm kết nối với công ty. Vậy những hình thức thường gặp của workshop là gì? Chúng ta có 3 loại:

1. Workshop chia sẻ kiến thức

Kiểu hình workshop chia sẻ kiến thức có quy mô từ vài chục đến vài trăm người, thời gian kéo dài kéo dài từ 2 – 4 tiếng. Chuyên gia hoặc diễn giả trong lĩnh vực nhất định sẽ chia sẻ các kinh nghiệm và kiến thức đã được tổng hợp và chắt lọc.

Tham khảo:   10 Cách Trở Nên Nổi Bật Hơn Khi Mới Gia Nhập Công Ty

Thời gian còn lại sau màn chia sẻ kiến thức sẽ dành cho chuyên mục hỏi đáp của khán giả cũng như chuyên gia. Sau khi lĩnh hội các kiến thức mới và được giải đáp băn khoăn một cách đáng tin cậy, người tham gia sẽ tích lũy thêm được kinh nghiệm cho mình và áp dụng vào thực tế.

2. Workshop thực hành

Các buổi workshop đào tạo và thực hành thường diễn ra trong nội bộ công ty với mục đích nâng cao trình độ cho tập thể nhân viên.

Thay vì chỉ ngồi nghe giảng, training workshop sẽ bao gồm hoạt động thực hành công việc để quá trình huấn luyện có hiệu quả tức thì.

workshop thực hànhworkshop thực hành
Workshop thực hành thường yêu cầu người tham gia thử nghiệm ngay trong thời gian diễn ra workshop.

3. Workshop Marketing

Workshop với mục đích marketing được tổ chức để quảng bá sản phẩm/dịch vụ mới hoặc thương hiệu. Buổi hội thảo này có quy mô khá lớn và được chuẩn bị rất kỹ càng.

Loại hình workshop này sẽ có sự tham gia của đại diện nhãn hàng, chuyên gia tư vấn sản phẩm và các đối tượng khách hàng và đối tác mục tiêu. Mục tiêu lớn nhất là truyền tải thông tin và tạo ra tiềm năng bán hàng, cộng tác với nhiều bên.

Buổi workshop hiệu quả có các yếu tố nào?

Một hội thảo có hiệu quả khi người tổ chức đạt được mục đích đã đặt ra và có thể mang lại trải nghiệm giá trị cho những người tham dự. Chi tiết hơn, những workshop hay và hiệu quả sẽ có:

Quảng bá hội thảo rộng rãi

Bước đầu tiên để workshop hiệu quả đến từ cách quảng bá tới đối tượng mục tiêu. Bạn có thể sử dụng nhiều kênh truyền thông khác nhau như email, mạng lưới nội bộ, poster, banner, treo áp phích, v.v.

những workshop haynhững workshop hay
Workshop có hiệu quả hay không còn đến từ bước quảng bá.

Chủ đề rõ ràng, đáp ứng nhu cầu

Một hội thảo nên có mục tiêu rõ ràng, cụ thể được thông báo trước cho những người tham gia và phù hợp với những gì mà đối tượng tham gia đang cần. Chẳng hạn như kiến thức bổ sung để quá trình làm việc hiệu quả hơn, hoặc kỹ năng quản lý công việc và thời gian mà nhân viên nào cũng cần có và rèn luyện.

Tham khảo:   Nên Làm Gì Khi Đi Làm Trễ? 5 Cách Khắc Phục Tình Trạng Đi Làm Trễ

Điều này sẽ giúp những người tham gia có hứng thú và tập trung vào mục tiêu chính, sau đó sử dụng chúng vào công việc của họ.

Cách dẫn lôi cuốn

Ngoài kiến thức chính xác, người diễn giả và hướng dẫn workshop còn cần có khả năng thu hút khán giả qua phong cách dẫn chuyện của mình. Họ cũng cần biết tạo điều kiện và khuyến khích khán giả thảo luận, chia sẻ ý kiến một cách năng nổ. 

Tài liệu hữu ích

Yếu tố tạo nên sự thành công của workshop là gì? Để làm hội thảo thu hút hơn, người điều hành workshop nên chuẩn bị cả tài liệu và hình ảnh minh hoạ như slide, brochure có các thông tin vắn tắt và sống động.

Vấn đề chính được trao đổi trong khung thời gian

Do buổi workshop chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định. Vì vậy, bạn không nên để phí thời gian học hỏi ấy cho những vấn đề ngoài lề. Mỗi buổi workshop diễn ra trong một khoảng thời gian đã được đặt ra trước.

Vì vậy, workshop không lan man mà tập trung cao độ vào chủ đề và hoạt động chính sẽ nhận được phản hồi tốt.

workshop ngắn gọnworkshop ngắn gọn
Làm workshop cần có sự tập trung, không lan man.

Tổng kết và đồng thuận cuối cùng

Một buổi workshop thành công tốt đẹp khi người tham gia được giải đáp nhữnh thắc mắc liên quan đến chủ đề mà học có. Ngoài ra, trước khi kết thúc còn cần đến sự thống nhất kiến thức giữa các bên. 

Hỗ trợ hậu workshop

Sau khi buổi workshop kết thúc, người tổ chức có thể hỗ trợ những người tham gia bằng cách gửi các thông tin cần thiết, quyền truy cập vào các tài nguyên hữu ích, v.v.

Đánh giá

Để làm nên các workshop hiệu quả hơn, buổi hội thảo nên được đo lường dựa trên các mẫu phản hồi, khảo sát hoặc đánh giá đến từ người tham gia. Điều này cũng thể hiện nỗ lực làm tốt hơn của bên tổ chức và gây ấn tượng tích cực tới khán giả.

Các quy tắc khác

Ngoài các mặt kỹ thuật và khâu chuẩn bị, trong quá trình thực hiện workshop, mọi người cần:

  • Tôn trọng ý kiến của nhau
  • Tinh thần học hỏi, chia sẻ tích cực
  • Không đả kích hay bày tỏ thái độ tiêu cực
Tham khảo:   Hướng Dẫn Cách Viết Bản Tự Nhận Xét Đánh Giá Cá Nhân

Với các yếu tố trên, một workshop sẽ đảm bảo được sự có ích và tính tương tác cao, từ đó đạt được những mục tiêu mà các bên hướng tới ngay từ đầu.

tổ chức workshoptổ chức workshop
Khi tổ chức workshop, sự thiện chí và tôn trọng nhau là rất cần thiết.

Tạm kết

Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu thêm về định nghĩa workshop là gì cũng như cách để đánh giá các workshop hay, hiệu quả. Đừng quên đến với các cập nhật của Masterskills để tìm hiểu các xu hướng mới nhất nhé!

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo