Quản lý hiệu suất nhân viên

Zombie Công Sở Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Zombie Công Sở

Có một loại virut không gây nguy hiểm lập tức đến chúng ta như Covid-19 nhưng lại đáng sợ đến mức doanh nghiệp nào cũng phải dè chừng. Đó là “zombie công sở”

Loại virut này đang ngày càng lan rộng trong giới văn phòng. Những triệu chứng thường gặp ở zombie công sở là vật vờ làm việc qua ngày, không có động lực làm việc cũng không muốn nghỉ việc. 

Tình trạng này có thể đang âm ỉ trong mọi ngõ ngách của một công ty và lâu dần sẽ tạo nên những hậu quả khó lường. 

Zombie công sở là gì?

Zombie công sở là tên gọi dành cho những nhân viên văn phòng đi làm nhưng không thực sự gắn kết với công ty. Họ không làm việc hết sức mình, không có động lực làm việc, nhưng cũng không ra đi mà ở lại làm một cách hời hợt, cầm chừng. 

Hội chứng zombie công sở đang ngày càng phổ biến và là một bài toán khó giải đối với người làm nhân sự. Zombie công sở ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp, hiệu quả công việc, cũng như cuộc sống của nhân viên. 

Muôn hình vạn trạng zombie công sở

zombie công sởzombie công sở
Các dạng zombie công sở (theo Anphabe)

Dấu hiệu nhận biết zombie công sở rất đa dạng. Theo Anphabe, có 7 dạng thức zombie công sở phổ biến. Doanh nghiệp có thể dựa vào đây để nhận biết và nhanh chóng giúp đỡ họ: 

  • Mr. Right: Người luôn có lý do để biện hộ cho kết quả công việc kém 
  • Look Like Busy: Người với vẻ ngoài luôn bận rộn nhưng thực chất chỉ làm những việc ít quan trọng 
  • “Yes” Employee: Luôn nói có với mọi yêu cầu dù không thực sự hiểu hoặc không quan tâm
  • “No” Boss: Sếp không sẵn sàng giúp đỡ để nhân viên phát triển
  • Mrs. Know-It-All: Người thể hiện rằng mình biết tuốt, không chịu lắng nghe ai 
  • Lip Service: Người chỉ biết hứa hẹn mà không đem lại hiệu quả rõ rệt bằng hành động thực tế
  • Silent Resistor: Ngoài mặt thì đồng tình, ủng hộ nhưng trong lòng thì phản đối

Nguyên nhân nào dẫn đến hội chứng zombie công sở? 

Một khảo sát về nhân sự trên 26,000 người được Anphabe công bố vào tháng 10 cho thấy rằng có đến 38% trong số họ cảm thấy không gắn kết với công ty nhưng 67% vẫn ở lại làm việc. Gen Y chiếm tỷ lệ khá cao trong số đó (31%). 

Tham khảo:   10 Cách Giao Tiếp Với Khách Hàng Khó Tính

Nhìn chung, cứ 4 người thì có đến 3 người làm việc trong hình dạng một “zombie công sở”. Con số này làm giảm hiệu suất công việc đến 11,7%. 

Vậy do đâu mà hội chứng này xuất hiện? 

Nguyên nhân rất đa dạng và có thể xuất phát từ cả hai phía cá nhân và doanh nghiệp

Sau đây là một số nguyên nhân cơ bản:

1. Không có mục tiêu/đam mê công việc

Nguyên nhân sâu xa nhất có thể đến từ việc đi làm mà không có đam mê hay mục tiêu công việc. 

Việc lựa chọn một công việc tạm thời đủ để nuôi sống bản thân hay gia đình là quyết định thực tế. Tuy nhiên, về lâu dài, khi công việc không thể thoả mãn hết những giá trị vật chất hay tinh thần, nó khiến ta chán nản và dần trở thành những zombie. 

nguyên ngân của zombie công sởnguyên ngân của zombie công sở
Nhưngz Zombie công sở không có đam mê công việc

Bạn đã từng nghe đến câu “là nghề chọn người chứ không có ai lại chọn đi làm cả” chưa?

Nghe thì khá phiến diện nhưng trong trường hợp này nó chính xác để mô tả một zombie công sở. Người không muốn đi làm nhưng vẫn quyết định ở lại. Họ lặp đi lặp lại những chuỗi ngày 8 tiếng trên văn phòng như một “cái xác không hồn.” 

2. Đóng góp của nhân viên không được ghi nhận

Một người rất cố gắng làm việc chăm chỉ và đóng góp tích cực cho công ty. Đến một ngày, nếu bạn thấy họ không còn mặn mà với công việc nữa, rất có thể sự cống hiến của họ đang bị lãng quên. 

Nói cách khác, khi không còn cảm thấy được công nhận, nhân viên sẽ có cảm giác mình không còn là một phần của công ty nữa. Vị trí của họ có cũng được, không có cũng chẳng sao. 

Đây là một lý do tiêu biểu khiến nhân viên chán nản và không làm việc với 100% khả năng. 

3. Chế độ lương thưởng không hợp lý

Lương thưởng cũng như các chế độ phúc lợi là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ gắn bó của nhân viên với công ty. Nếu công ty trả lương quá thấp so với mặt bằng chung hoặc không xứng đáng với năng lực của nhân viên, họ sẽ sớm trở thành zombie công sở. Hậu quả cuối cùng là nghỉ việc. 

Tham khảo:   Body Doubling Là Gì? Thuật “Phân Thân” Giúp Bạn Làm Việc Hiệu Quả Hơn

4. Công ty không có lộ trình phát triển rõ ràng cho nhân viên

Không ai mong muốn mãi dậm chân tại chỗ, không phát triển và học hỏi được gì mới. Vì vậy họ luôn tìm kiếm những cơ hội để bản thân được chinh phục những cột mốc khác nhau trong sự nghiệp. 

Nếu làm việc một thời gian và không nhận thấy cơ hội phát triển nào, nhân viên sẽ dần mất đi sự gắn bó. 

Giải pháp loại bỏ zombie công sở cho doanh nghiệp

Từ những nguyên nhân trên, ta có thể suy ra một số giải pháp thiết thực nhất mà doanh nghiệp hay cá nhân có thể làm để đánh bại virut “zombie công sở”. 

1. Doanh nghiệp cần lắng nghe và chia sẻ với nhân viên

Trước khi trở thành những zombie công sở, nhân viên cũng đã gắn bó và đóng góp tích cực cho công ty. Vì thế, hãy giúp họ vượt qua tình trạng khó khăn này bằng cách lắng nghe và trò chuyện một cách chân thành. 

cách xử lý zombie công sởcách xử lý zombie công sở
Lắng nghe và chia sẻ với nhân viên

Hãy thường xuyên chia sẻ với nhân viên về giá trị của họ đối với công ty cũng như định hướng phát triển của công ty để họ không còn mơ hồ về tương lai mình trong đó. 

Việc này không chỉ cần làm khi phát hiện một ai đó đang dần kiệt quệ nơi công sở. Nói chuyện thường xuyên để gắn kết nhân viên giúp dập tan những triệu chứng đầu tiên của virut. 

Lắng nghe để thấu hiểu khó khăn cũng như nguyện vọng của nhân viên để dễ dàng giúp đỡ họ. 

2. Tạo một môi trường làm việc tích cực cho nhân viên

Một môi trường làm việc lý tưởng sẽ kéo theo rất nhiều lợi ích cho cả nhân viên và doanh nghiệp. 

Xây dựng một môi trường lý tưởng đồng nghĩa với việc cung cấp các chế độ, phúc lợi hợp lý, có định hướng phát triển cho nhân viên, v.v. Do đó, tình trạng zombie công sở sẽ được giải quyết đáng kể. 

Tham khảo:   Supervisor là gì? Yêu cầu công việc supervisor?

Kết luận

Nguyên nhân của hội chứng zombie công sở có thể ngày càng tăng do chúng ta liên tiếp trải qua những biến cố như dịch bệnh, khủng hoảng, thậm chí là chiến tranh. Tất cả những yếu tố này đều có thể tác động đến đời sống, tinh thần, và công việc của một ai đó. 

Mỗi cá nhân và doanh nghiệp hãy quan tâm hơn đến vấn đề này để kịp thời ngăn chặn những hậu quả không đáng có.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo