Trải nghiệm khách hàng

10 cách để Chatbot “bắt chuyện” tự nhiên nhất với khách hàng

Tại thời điểm mà khách hàng có quá nhiều lựa chọn về sản phẩm, dịch vụ, mỗi website của thương hiệu nên được tối ưu đúng cách để nhanh chóng và sẵn sàng hỗ trợ khách hàng ngay từ khi họ mới vào trang. Trong đó, Chatbot được coi là một trong những lựa chọn hỗ trợ khách hàng thuận tiện và hiệu quả nhất.

Chatbot là gì?

Chat bot là gì?

Chatbot là gì?

Khi khách truy cập vào một website cụ thể, sau đó “gõ cửa” để được chào đón/ hỗ trợ,  chatbot xuất hiện như một quản gia tận tuỵ và thạo việc, nhanh chóng mở cửa, đưa ra câu trả lời mà khách hàng cần nhất.

Chatbot là một chức năng trò chuyện được lập trình và thiết kế để sử dụng trí thông minh nhân tạo (A.I) với mục đích duy nhất là tương tác với bất kỳ tin nhắn nào từ khách hàng. Theo đó, Chatbot sẽ đưa ra phản hồi hoặc hành động theo kịch bản dựa trên trải nghiệm khách hàng cũng như quy trình hỗ trợ của doanh nghiệp.

Tất nhiên, một khía cạnh quan trọng của chatbot là tạo ấn tượng đầu tiên (tốt hoặc xấu) trong mắt khách hàng. Trong bài đăng này, hãy cùng Masterskills phân tích mười lựa chọn để giúp Chatbot bắt đầu câu chuyện chuyện với khách hàng một cách tự nhiên nhất:

#1 “Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?”

Một câu hỏi rất đơn giản, nhưng hiệu quả chưa khi nào giảm sút. Chủ động hỏi khách hàng, trước cả khi họ cần trợ giúp để đưa ra hướng giải quyết nhanh hơn. Trong đó, giải pháp có thể là dịch vụ hoặc sản phẩm mà doanh nghiệp đang cung cấp.

#2 “Cảm ơn bạn đã liên hệ! Lý do nào đưa bạn đến website của chúng tôi hôm nay?”

Đây là một lời chào tuyệt vời, bao gồm hai phần để nhanh chóng chứng tỏ thương hiệu đánh giá cao việc khách hàng đã ghé thăm và có thể tiếp cận khách hàng đang có nhu cầu một cách thân thiện nhất. Cách làm này không chỉ thể hiện thể hiện lòng biết ơn mà còn tiếp cận hợp lý để tìm ra giải pháp có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả.

Chatbot sẽ hỗ trợ doanh nghiệp để đưa ra những phản hồi nhanh chóng, tích cực nhất

“Điều gì khiến bạn ghé thăm website của chúng tôi?”

#3 “Điều gì khiến bạn ghé thăm website của chúng tôi?”

Tham khảo:   Khách hàng mục tiêu là gì? Phân biệt khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu

Tìm hiểu lý do khách hàng đến trang web là cách chatbot có thể nhanh chóng phân nhóm cuộc hội thoại tới các phòng ban phù hợp. Đồng thời, đây cũng là cách giúp doanh nghiệp hiểu được mục đích thực sự đằng sau việc truy cập website của khách hàng. Những dữ liệu giá trị về mong muốn, nhu cầu của các thượng đế có thể giúp một doanh nghiệp điều chỉnh hoặc đưa ra những chiến lược tiếp thị kỹ thuật số hiệu quả nhất.

#4 “Tôi muốn tặng bạn một [sản phẩm] miễn phí. Liệu anh/ chị có muốn nhận?”

Cung cấp giá trị ngay lập tức cho khách hàng để họ thấy rằng đây sẽ là một món hời cho giao dịch lần này. Người dùng nhận được ưu đãi từ trước mà không phải trả bất cứ loại phí nào, đây là một trong những điểm cộng khiến họ có nhiều khả năng chi mạnh tay để đổi lấy những quà tặng đặc biệt khác trong những giao dịch tới. Tạo ra giá trị trước cho khách hàng là một cách hiệu quả để định vị thương hiệu như một chuyên gia đáng tin cậy trong lĩnh vực của mình.

#5 “Chào mừng đến với website của chúng tôi! Bạn có bất kỳ câu hỏi nào về tính năng, ưu điểm hoặc giá cả của sản phẩm không?”

Đây là cơ hội để khách hàng nghĩ về lần giao dịch cuối cùng và tất cả những lợi thế tuyệt vời mà sản phẩm có thể giúp họ. Khi Chatbot đưa ra lời chào ở trên, nếu có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào về giá cả sẽ khiến họ ngay lập tức tương tác.

Tham khảo:   5 cách sáng tạo trải nghiệm cho Gen Z – khách hàng chủ lực của tương lai

#6 “Tôi ở đây để giúp bạn ….”

Điều này đảm bảo với khách hàng rằng bất kỳ vấn đề nào họ có thể gặp phải sẽ được chatbot giải quyết – hoặc hướng dẫn đến đúng nơi nếu cần.

“Xin chào, tôi là [Tên Chatbot] và tôi ở đây để hỗ trợ [chức năng / dịch vụ]”

“Xin chào, tôi là [Tên Chatbot] và tôi ở đây để hỗ trợ [chức năng / dịch vụ]”

#7 “Xin chào, tôi là [Tên Chatbot] và tôi ở đây để hỗ trợ [chức năng / dịch vụ]”

Đây là một biến thể của lời chào cuối cùng, theo một cách cụ thể hơn. Lời chào này cho phép người dùng biết vai trò của chatbot là gì. Lời chào này  có thể củng cố mục đích của website hoặc sản phẩm đang được bán bởi thương hiệu. Nếu khách hàng đang tìm kiếm một dịch vụ cụ thể này, Chatbot sẽ nhắc nhở họ thêm một lần nữa về quyết định khi ghé thăm website.

#8 “Bạn muốn giành được [ưu đãi / mã giảm giá]?”

Mọi người đều thích những thứ miễn phí (hoặc giảm giá). Vì vậy, nếu một trang web đưa ra ưu đãi hoặc giảm giá, thì việc thêm nó vào lời chào của chatbot là một cách tuyệt vời để giới thiệu với bất kỳ khách truy cập nào.

#9 “Địa chỉ email tiện nhất mà tôi có thể gửi [sản phẩm] này là gì?”

Có email khách hàng (hoặc khách hàng tiềm năng) là yếu tố cần thiết để theo dõi hành trình khách hàng của họ hoặc đảm bảo mọi vấn đề đã được giải quyết. Cung cấp cho họ một số loại sản phẩm/ mẫu thử/ ưu đãi là cách tốt nhất để có được địa chỉ email.

#10 “Rất vui được gặp lại bạn [Tên khách hàng]!”

Chatbots có khả năng “ghi nhớ” những khách hàng đã từng ghé thăm trong quá khứ. Điều này trấn an khách hàng rằng đây không phải là lần tương tác đầu tiên của họ và họ có thể tiếp tục hành trình ở nơi họ đã dừng lại. Nó tạo sự quen thuộc, ghi nhớ giữa thương hiệu và khách hàng.

Tham khảo:   Khai thác Social listening để kết nối và thấu hiểu khách hàng

Chatbot của trang web phải dễ tiếp cận và nhanh chóng đưa ra trợ giúp. Đồng thời thương hiệu cũng nên thiết kế Chatbot để bắt đầu cuộc trò chuyện và cung cấp cho khách truy cập lời kêu gọi hành động rõ ràng nhất. Hy vọng mười lời chào tự nhiên và phổ biến nhất ở trên sẽ mang lại cho Chatbot của bạn một khởi đầu tuyệt vời và được khách hàng nhớ mãi.

Theo Joshua Hay

Bài liên quan:

  • Masterskills Chatbot Là Gì? Các Mẫu Sử Dụng
  • Chatbot hybrid là gì? Những điểm mạnh của chatbot hybrid
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo