Trải nghiệm khách hàng

5 cách tối ưu quy trình nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng

Thương hiệu đã đầu tư rất nhiều thời gian và nguồn lực để hoàn thiện sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Chiến lược tiếp thị cũng đã được tối ưu hóa. Ở thời điểm hiện tại, khách hàng tiềm năng đã bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, số lượng khách hàng tiềm năng có thể chuyển đổi, đem lại doanh số bán hàng chưa nhiều như kỳ vọng. Nếu như có thể tối ưu quy trình chuyển đổi khách hàng tiềm năng, chắc chắn, doanh số bán hàng sẽ tăng vọt!

Câu chuyện trên nghe có quen thuộc không? Nếu vậy, hãy tiếp tục theo dõi những nội dung được chia sẻ dưới đây để hiểu thêm về năm cách chuyển đổi các khách hàng tiềm năng và tăng doanh số dưới đây nhé!

Trong quy trình nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng, đừng lạm dụng tự động hoá

Ở giai đoạn cuối của quy trình nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng, đừng lạm dụng tự động hoá

1. Đừng phụ thuộc vào tự động hóa

Chúng ta đang sống trong một thế giới mà tự động hóa đã được thực hiện trên hầu khắp các lĩnh vực của cuộc sống, đến cả xe ôtô cũng bắt đầu tự lái. Mặc dù tự động hóa có vẻ là một cách tuyệt vời để tiết kiệm thời gian và tiền bạc, nhưng có lẽ, nó không nên được tích hợp vào chiến lược tiếp theo của thương hiệu. Tại sao? Quá trình bán hàng, đặc biệt là gần cuối phễu chuyển đổi, đòi hỏi mức độ cá nhân hóa cao hơn.

Do đó, thương hiệu cần điều chỉnh các mẫu quảng cáo bán hàng của mình để phù hợp nhất với nhu cầu của từng tập khách hàng tiềm năng. Ở thời điểm này, tự động hóa sẽ không mang đến cho khách hàng những tương tác cá nhân hóa như giữa người với người. Chính điều này có thể khiến họ sợ hãi hoặc khó chịu mà rời đi ngay lập tức.

Tham khảo:   Đánh giá nhân viên và bài toán quản lý nhân sự

2. Thêm giá trị cho khách hàng

Khi khách hàng tiềm năng bắt đầu xuất hiện, nhiều người cho rằng, đã đến lúc cần đẩy mạnh quảng cáo để bán được nhiều hàng hơn. Điều đó không nhất thiết phải làm ngay lập tức. Một khách hàng tiềm năng mới chỉ là một người đang thử nghiệm, đang dành thời gian để tìm hiểu thêm thông tin về doanh nghiệp của bạn. Họ chưa quen thuộc và hoàn toàn có thể là chưa tin tưởng bạn. Do đó, đây chính là thời điểm quan trọng để xây dựng lòng tin bằng cách tăng thêm giá trị cho khách hàng trước khi thực hiện bất kỳ quảng cáo nào.

Giá trị này có thể ở dạng những đánh giá, báo cáo chính thức – hoàn toàn miễn phí đề cập đến nhu cầu của họ hoặc thậm chí là một tách cà phê bất ngờ (nếu thương hiệu của bạn là một cửa hàng hoặc quán cafe). Tặng thêm giá trị – đặc biệt là ở thời điểm khách hàng đang cần sẽ giúp bạn nhanh chóng nhận được tin tưởng của khách hàng tiềm năng mới. Chỉ khi bạn có được sự tin tưởng của họ thì bạn mới dễ bán được hàng.

Thương hiệu nên xây dựng cơ chế phản hồi khách hàng tích cực và nhanh chóng

Thương hiệu nên xây dựng cơ chế phản hồi khách hàng tích cực và nhanh chóng

3. Phản hồi càng sớm càng tốt

Dựa trên một nghiên cứu được thực hiện bởi bộ phận Quản lý phản hồi khách hàng tiềm năng, tỷ lệ khách hàng tiềm năng phản hồi lại sẽ giảm 100 lần nếu so sánh giữa mốc được chăm sóc trong vòng 5 phút và 30 phút. Nói một cách đơn giản, bạn càng lâu phản hồi khách hàng tiềm năng, khả năng họ chuyển đổi lại càng ít.

Các doanh nghiệp lớn trong ngành ngân hàng, chẳng hạn như Quicken và Citigroup, biết giá trị của việc phản hồi khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng và nhiều hơn một lần. Bên cạnh đó, một nghiên cứu được thực hiện bởi Tenfold cho thấy nhiều người cho vay thế chấp liên hệ với khách hàng tiềm năng của họ hơn 15 lần. Chìa khóa quan trọng – hãy kiên trì. Kiên trì không có nghĩa là “khó chịu” nhưng nó có nghĩa là đừng bỏ cuộc sau lần đầu tiên, thứ hai hoặc thứ ba.

Tham khảo:   Để giữ chân khách hàng, đừng phức tạp hoá

4. Thường xuyên cập nhật tiến độ với khách hàng

Như đã đề cập ở trên, một mối quan hệ thành công được xây dựng trên sự tin tưởng. Là con người, chúng ta vốn dĩ sẽ không tin tưởng ai đó đang chỉ nói những điều vì lợi ích cá nhân của họ. Một trong những cách tốt nhất để có được sự tin tưởng của khách hàng tiềm năng là lưu lại những gì bạn đã hứa hẹn với khách hàng và thường xuyên cập nhật kết quả – tốc độ, mốc thời gian hoàn thành, v.v. Một khi khách hàng tiềm năng có thể xác minh những gì bạn đang nói là sự thật, họ sẽ hoàn toàn tin tưởng bạn.

5. Hãy là chính mình

Nghe có vẻ sáo mòn nhưng đây là một yếu tố không thể bỏ qua. Mặc dù người đó có thể đang mua một sản phẩm hoặc dịch vụ, họ vẫn đang tiến hành kinh doanh với những cá nhân – “đại sứ thương hiệu” trong các tương tác. Đó là tâm lý cơ bản của con người – tất cả chúng ta đều có nhu cầu kết nối với những con người khác và quy trình bán hàng cũng vậy. Tuy nhiên, trên thực tế, việc thuyết phục một ai đó chi tiêu số tiền mà rất vất vả họ mới kiếm được thậm chí còn quan trọng hơn khi thể hiện cá tính và khía cạnh của cá nhân bạn. Hãy hành xử chuyên nghiệp, tất nhiên, nhưng phải thực tế và có tình người. Khách hàng tiềm năng của bạn sẽ cảm ơn bạn vì điều đó.

Tham khảo:   Thu thập thông tin khách hàng tự động: Tưởng khó mà dễ

Theo Forbes.com

Bài liên quan:

  • Khai thác Email “nhỏ giọt” để nuôi khách hàng tiềm năng
  • Thu hút khách hàng tiềm năng nhờ tối ưu từ nội dung tới live chat
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo