31. Kỹ năng làm việc

6 Cách Tạo Dựng Tác Phong Chuyên Nghiệp Trong Công Việc

Dù ở bất kì vị trí nào thì mỗi cá nhân đều muốn xây dựng cho mình một hình ảnh riêng mang tên “chuyên nghiệp”. Trong môi trường làm việc năng động và hiện đại như ngày nay, tính chuyên nghiệp được coi là một trong những tiêu chí hàng đầu quyết định sự thành công của một doanh nghiệp hay khả năng thăng tiến của một cá nhân.

Để làm được điều đó, bạn cần kết hợp nhuần nhuyễn các kỹ năng cứng và các kỹ năng mềm để tạo nên một phong thái chuyên nghiệp trong cách giao tiếp và làm việc. Dưới đây là 6 bí quyết CareerLink.vn chia sẻ giúp bạn thực hiện được điều này.

1.Cập nhật các xu hướng ảnh hưởng đến công việc và lĩnh vực của bạn

Đây là một phần quan trọng trong việc tạo nên sự chuyên nghiệp trong quá trình làm việc. Việc nắm bắt các xu hướng sẽ giúp bạn có nhận định đúng đắn về khâu lập kế hoạch, xác định được mục tiêu và dễ dàng thực hiện mọi việc theo những gì đã đề ra. Ngoài ra, việc chủ động trong mọi việc khiến bạn có trách nhiệm hơn với công việc của bạn và công việc chung.

Trong thời đại mọi thứ đều thay đổi chóng mặt, điều bạn cần làm là chú ý đến các tin tức, những gì khách hàng và các nhà phân tích đề cập trong thời gian qua. Đừng chỉ nghe mà hãy “lắng nghe”, ghi chép và áp dụng trong lĩnh vực, công việc của mình. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho mọi kế hoạch, công việc của bạn, thậm chí còn giúp bạn đưa ra những sáng kiến, ý tưởng mới và hiệu quả cho công ty.

Tham khảo:   Cách rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo

2.Không ngừng học hỏi và trau dồi kỹ năng, kiến thức chuyên môn

Cho dù bạn đang ở vị trí nào thì việc không ngừng học hỏi là điều cần thiết để không ngừng tiến bộ và vươn tới đỉnh cao. Cuộc sống, trình độ công nghệ thông tin phát triển liên tục kèm theo những đòi hỏi, yêu cầu trong công việc sẽ ngày càng khắt khe, đa dạng hơn. Nếu như bạn không trang bị cho mình kiến thức phù hợp với thời đại thì sẽ không tránh khỏi việc bị đào thải vì sự tụt hậu, lỗi thời.

Vì vậy, để trở nên ngày càng chuyên nghiệp, đừng ngại ngần học hỏi từ cấp trên, các đồng nghiệp thâm niên hay thậm chí là cấp dưới của mình. Bạn sẽ có được những bài học và trải nghiệm vô giá từ chính nỗ lực này.

3.Tham gia vào cuộc đối thoại

Để theo kịp với xu hướng công nghiệp và xã hội, bạn cần thường xuyên theo dõi các bản tin, tham gia vào các cuộc thảo luận trực tuyến, thiết lập thông báo của Google cho các từ khóa ngành công nghiệp. Từ đó, bạn có thể tiếp cận những tin tức mới nhất. Với một số ngành nghề, việc cập nhật thông tin chiếm vị trí trọng yếu trong thành công của các doanh nghiệp. Vì vậy, đừng quên trau dồi khả năng giao tiếp, đàm phán và đưa ra ý kiến nhằm rèn luyện bản thân mình qua từng ngày.

4.Kết nối giữa các thế hệ

Đừng cho rằng bạn không có điểm gì chung với các đồng nghiệp lớn tuổi hoặc trẻ hơn bạn. Việc giao tiếp, làm bạn với những người không nằm trong nhóm tuổi của bạn có thể giúp bạn phát triển kỹ năng giao tiếp một cách khéo léo, linh hoạt hơn. Từ chia sẻ của họ, bạn có thể học tập được nhiều kinh nghiệm trong công việc, mở rộng các mối quan hệ xã hội và nắm bắt nhanh chóng các cơ hội để đi đến thành công. Bên cạnh đó, thông qua giao tiếp, bạn có thể nắm bắt quan điểm của họ, đưa ra cách nhìn mới về công việc, kinh doanh. Cuối cùng, họ có thể giúp bạn tạo ra sự thay đổi lớn về mặt hình ảnh, cũng như cung cấp các công cụ và cách tiếp cận giải quyết vấn đề mới.

Tham khảo:   AIFTA là gì, các lĩnh vực hợp tác và kết quả đạt được?

5.Định hướng phát triển nghề nghiệp rõ ràng

Rào cản lớn nhất trong sự nghiệp của bạn chính là không có một định hướng cụ thể cho sự nghiệp, cho tương lai của mình. Hãy nhìn nhận rõ ràng về những gì bạn đang tìm kiếm để có được thành công trong sự nghiệp. Cánh cửa sự nghiệp mở rộng đến đâu? Nếu bạn có một định hướng rõ ràng, bạn sẽ biết được mình cần làm gì tiếp theo trên hành trình phát triển sự nghiệp.

6.Chuyên nghiệp trong cách ăn mặc và giao tiếp

Cũng giống như khi bạn đi phỏng vấn, ấn tượng về bề ngoài, cách nói chuyện, ăn mặc sẽ để lại những dấu ấn khó quên nhất. Một trang phục phù hợp sẽ tạo được sự tự tin rằng bạn sẽ đảm nhận tốt nhất vai trò của mình. Đồng thời, bạn nên có thái độ thân thiện, hòa đồng với đồng nghiệp, biết học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh để cùng nhau tiến bộ. Đó chính là phong cách làm việc chuyên nghiệp.

Hy vọng những gợi ý trên đây sẽ giúp bạn tạo dựng cho mình một phong cách chuyên nghiệp và tạo được thiện cảm tốt trong mắt đồng nghiệp và đối tác.

Tham khảo:   Pipeline là gì? 5 bước xây dựng pipeline trong kinh doanh

Phương Thảo

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo