Trải nghiệm khách hàng

6 cách thông minh để khai thác lợi thế của Chatbots

Chatbots chỉ mới bắt đầu xuất hiện cách đây vài năm nhưng đã nhanh chóng “nổi tiếng” nhờ khả năng hỗ trợ khách hàng nhanh chóng, sáng tạo trải nghiệm thú vị trong quá trình hỗ trợ khách hàng. Chính vì lẽ đó, giờ đây chatbot hiện diện ở khắp mọi nơi, trên rất nhiều lĩnh vực và được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng theo những cách hiệu quả.

Nếu vẫn chưa thử nghiệm chatbots cho doanh nghiệp thì dưới đây là một số cách thông minh để có thể ứng dụng ngay hôm nay!

Chatbots hỗ trợ khách hàng

Chatbots hỗ trợ khách hàng

1. Hỗ trợ khách hàng nhanh hơn

Một trong những lợi thế hàng đầu của chatbots là tăng tốc độ hỗ trợ khách hàng cho doanh nghiệp. Có thể bất kỳ ai cũng hiểu, hỗ trợ khách hàng tốt quan trọng như thế nào đối với sự sống còn doanh nghiệp.

Đồng thời, doanh nghiệp có thể đã đưa ra nhiều lựa chọn khác nhau để khách hàng liên hệ với mình, chẳng hạn như qua điện thoại, email hay mạng xã hội. Bên cạnh đó, livechat cũng là một tùy chọn khá phổ biến hơn nhờ khả năng đẩy nhanh quá trình và cho phép khách hàng nhận được câu trả lời cho vấn đề của họ ngay lập tức.

Nhưng chatbot còn đặc biệt hơn thế. Với chatbot trên website, khách hàng có thể nhận được phản hồi cho những câu hỏi cấp bách nhất của họ trong vài giây mà không cần chờ đợi. Đồng thời, doanh nghiệp cũng không cần phải tốn quá nhiều chi phí nhân sự thường xuyên có mặt để trò chuyện với khách truy cập trên trang. Đó cũng chính là lý do vì sao, mọi người hay gọi chatbots là agent 24/7 – không bao giờ ngủ.

Chatbots là lựa chọn hoàn hảo để trả lời các câu hỏi phổ biến mà khách truy cập website hay hỏi. Đôi khi được gọi là bot Câu hỏi thường gặp, những chatbot này có tất cả câu trả lời cho các câu hỏi mà nhân viên phòng Dịch vụ khách hàng thường được hỏi hàng trăm lần mỗi ngày.

Nhờ khả năng đó, chatbots sẽ giúp nhóm hỗ trợ tiết kiệm vô số thời gian trong việc trả lời các câu hỏi thường gặp để họ có thể tập trung vào các câu hỏi, những vấn đề phức tạp hơn, nâng cao năng suất và trải nghiệm khách hàng. Cùng lúc đó, khách truy cập vào website sẽ không phải mất quá nhiều thời gian để tìm kiếm câu trả lời vì đã có bot chuẩn bị sẵn.

Gợi ý sản phẩm phù hợp cho khách truy cập cũng là một tính năng quan trọng của chatbot

Gợi ý sản phẩm phù hợp cho khách truy cập cũng là một tính năng quan trọng của chatbot

2. Gợi ý sản phẩm phù hợp/ Sản phẩm mới cho khách truy cập

Khi ai đó truy cập website, thương hiệu có thể sử dụng chatbot để đề xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ. Đây có thể là một lựa chọn quan trọng để các website thương mại điện tử bán được nhiều sản phẩm hơn, đặc biệt nếu thương hiệu của bạn chỉ bán online.

Tham khảo:   Sự khác biệt giữa tập trung khách hàng và lấy khách hàng làm trung tâm

Hoặc, thay vì phải mất thời gian tìm kiếm các sản phẩm trên trang web, họ có thể hỏi chatbot để được hướng dẫn nhanh chóng. Đó có thể là một chiếc áo mà khách hàng không biết chính xác những gì cần mô tả để có thể tìm kiếm nhanh hơn. Một chatbot luôn trực sẵn có thể đề xuất các chủng loại, nhãn hiệu, màu sắc, v.v. để cung cấp cho khách hàng thông tin họ cần.

H&M là một trong những thương hiệu thời gian tiên phong trong việc sử dụng một chatbot để làm việc này. Khách hàng chỉ đơn giản nói với bot về một món đồ họ sở hữu, ngay lập tức nó có thể gợi ý một số món đồ có thể kết hợp cùng. Sử dụng một chatbot thông minh sẽ giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, cải thiện trải nghiệm và đồng thời giúp thương hiệu bán được nhiều hàng hơn.

Thu hút khách hàng tiềm năng

Thu hút khách hàng tiềm năng

3. Thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn

Thu hút khách hàng tiềm năng là một quá trình phát triển không ngừng nghỉ và chatbot với lợi thế đặc biệt của mình cũng đang tham gia vào quá trình này. Để có thêm khách hàng tiềm năng là rất khó. Rốt cuộc, có bao nhiêu người truy cập vào website sẽ thực sự trở thành khách hàng tiềm năng?

Bên cạnh đó, ngay cả khi đã có thể điều hướng một lượng lớn truy cập đến trang web của mình, việc “tác động” để mọi người đăng ký nhận bản tin hoặc mua sản phẩm cũng là một thách thức.

Một chatbot có thể hỗ trợ bằng cách gợi ý cho khách truy cập các câu hỏi và đề xuất khi họ truy cập website. Nó có thể hỏi các câu hỏi khác nhau tùy thuộc vào trang mà họ đang hiện diện. Ví dụ: nếu khách truy cập vào một trang sản phẩm cụ thể, thì chatbot có thể đề nghị trả lời các câu hỏi về sản phẩm cụ thể đó.

Tham khảo:   “Nghệ thuật” theo đuổi khách hàng khi họ từ chối mua

Đây là loại công việc thường quá tốn kém và mất thời gian đối với nhân viên – nhưng một chatbot làm cho quá trình trở nên dễ dàng hơn.

Giảm tỷ lệ bỏ giỏ hàng, tăng doanh thu

Giảm tỷ lệ bỏ giỏ hàng, tăng doanh thu

4. Thông báo về việc bỏ giỏ hàng

Không có một doanh nghiệp thích tỷ lệ bỏ giỏ hàng cao. Mọi người đến trang web của bạn, tìm thứ gì đó họ thích, thêm nó vào giỏ hàng… và sau đó biến mất. Nếu có thể ngăn việc này xảy ra, thương hiệu sẽ kiếm được nhiều tiền hơn.

Thông thường, bạn có thể khuyến khích nhiều người mua các mặt hàng mà họ đã bỏ qua bằng cách gửi email được nhắm mục tiêu để nhắc nhở họ. Những thứ này có thể hiệu quả – nhưng chatbot cũng có thể được khai thác theo một cách khác nữa.

Lần tới khi người đó truy cập trang web, hãy thiết lập chatbot để nhắc họ rằng đã quên một số sản phẩm trong giỏ hàng và hỏi xem họ có cần xem lại không. Bạn thậm chí có thể đưa ra một ưu đãi đặc biệt hoặc thúc đẩy họ đưa ra quyết định bằng cách thông báo rằng giá sẽ sớm tăng/ sản phẩm sắp hết hàng. Hãy thử nghiệm và xem liệu chatbot có hoạt động hiệu quả hơn email nhắm mục tiêu không nhé!

5. Tăng mức độ tương tác khách hàng

Chatbots có thể là robot, nhưng chúng cũng có thể được sử dụng để tăng mức độ tương tác của khách hàng – nếu được khai thác đúng cách. Ví dụ: bạn có thể xây dựng kịch bản để chatbot trở nên hài hước và phù hợp với giọng điệu thương hiệu hơn.

Bên cạnh đó, một số chatbot thông minh có thể thay đổi câu trả lời dựa trên câu trả lời chúng nhận được, tất cả đều theo thời gian thực, thu hút khách truy cập trang web và khuyến khích họ ở lại trang web lâu hơn.

Hỗ trợ sales đặt lịch gọi khách hàng

Hỗ trợ sales đặt lịch gọi khách hàng

6. Lên lịch trò chuyện

Nếu bạn bán một sản phẩm mà khách hàng cần được tư vấn kỹ hơn bởi các nhân viên bán hàng thì một chatbot cũng có thể sẽ rất hiệu quả.

Thương hiệu hoàn toàn có thể thiết lập để chatbot đưa ra gợi ý về một cuộc gọi sau cuộc chat. Điều này có thể rất hiệu quả trong việc giúp khách truy cập có thêm động lực trong quá trình ra quyết định mua bằng cách nói chuyện với ai đó am hiểu hơn trong nhóm bán hàng.

Tham khảo:   6 bí quyết giữ chân khách hàng

Chatbot thậm chí có thể lên lịch cho họ bằng cách đề xuất ngày giờ và gửi lời nhắc. Điều này có thể hấp dẫn, thuận tiện và cá nhân hoá hơn là chỉ điền vào biểu mẫu.

Vai trò của Chatbot ngày càng trở nên rõ ràng và hiệu quả hơn bao giờ hết. Sau tất cả, chúng có thể giúp kết nối, xây dựng trải nghiệm khách hàng ấn tượng hơn. Thông thường, sẽ có sự đánh đổi giữa việc hợp lý hóa hoạt động kinh doanh của thương hiệu và duy trì sự hài lòng cao của khách hàng. Lúc này, Chatbots là lựa chọn hoàn hảo trong việc tiết kiệm nguồn lực và tăng năng suất đồng thời cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Đây thực sự là một kết quả đôi bên cùng có lợi.

Theo Victoria Greene

Bài liên quan:

  • 10 cách để Chatbot “bắt chuyện” tự nhiên nhất với khách hàng
  • Chatbot Hybrid – lựa chọn lý tưởng cho tương tác cá nhân với khách hàng 
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo