Quản lý hiệu suất nhân viên

Áp Lực Có Tạo Kim Cương? Nên Làm Gì Khi Gặp Áp Lực Công Việc?

Áp lực có tạo nên kim cương không? Áp lực trong công việc có phải là một liều thuốc kích thích tích cực cho nhân viên? Nên làm gì khi đối mặt với áp lực trong công việc? Đó là số ít trong rất nhiều thắc mắc liên quan đến chủ đề “Áp lực công việc” được người lao động quan tâm. Để hiểu hơn về chủ đề trên, mời bạn cùng Masterskills tham khảo chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Áp lực công việc là gì?

Áp lực công việc được hiểu là một trạng thái căng thẳng, lo lắng về công việc mà người lao động phải đối mặt. Tình trạng này làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tinh thần của họ.

áp lực công việc là gìáp lực công việc là gì
Áp lực trong công việc được hiểu như thế nào?

Khi rơi vào trạng thái áp lực với công việc, người lao động không còn đủ năng lượng và động lực để làm việc. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.

Áp lực công việc tiếng Anh là gì? Khái niệm này trong tiếng Anh được gọi là work pressure. 

2. Đâu là nguyên nhân khiến nhân viên gặp áp lực trong công việc?

Nguyên nhân nào dẫn đến áp lực trong công việc? Trước khi đi tìm giải pháp cho tình trạng này, bạn cần hiểu rõ đâu là lý do khiến bạn gặp áp lực mỗi khi đi làm.

2.1 Khối lượng công việc quá lớn

Có thể nói, đây là một trong nguyên nhân thường gặp nhất. Khi khối lượng công việc quá lớn khiến bạn không thể hoàn thành công việc đúng thời hạn, bên cạnh đó, khi phải làm việc trong thời gian dài và cường độ lớn bạn rất dễ rơi vào trạng thái kiệt sức mệt mỏi. 

Nếu điều này kéo dài, người lao động sẽ có thể đáp ứng được, dẫn đến cảm giác sợ, áp lực đè nén mỗi khi thực hiện công việc. Ngoài ra, chất lượng và hiệu quả của công việc cũng có thể bị giảm sút.

Trong những trường hợp, chính sách phúc lợi không tương xứng với nỗ lực của người lao động, điều này rất dễ tạo cho nhân viên cảm giác bất mãn về công việc và doanh nghiệp. Đây là một trong những lý do chính khiến người lao động rời bỏ công ty.

2.2 Môi trường làm việc toxic

Khi làm việc trong một môi trường quá toxic, chẳng hạn như đồng nghiệp nói xấu nhau, sếp thiên vị người nhà, đồng nghiệp chia bè kết phái, bị đồng nghiệp soi mói, v.v, cũng có thể là một lý do khiến người lao động gặp áp lực mỗi khi phải đi làm, phải đối mặt với những thứ toxic.

Nếu tiếp xúc trong thời gian dài, điều này có thể gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe tinh thần của nhân viên, gây ra trạng thái stress, căng thẳng, và mệt mỏi. Khi đó, hiệu quả công việc chắc chắn sẽ bị giảm sút. Ngoài ra, điều mà không ai mong muốn, đó chính là bản thân người lao động sẽ bị cuốn theo những thứ toxic này.

2.3 Áp lực từ cấp trên

Áp lực công việc cũng có thể đến từ cấp trên, chẳng hạn như:  người quản lý đặt ra kỳ vọng quá lớn cho bạn, quản lý theo phong cách micromanagement, v.v. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý, và dần tạo nên những áp lực vô hình khi làm việc. 

Tham khảo:   Net Sales Là Gì? Ảnh Hưởng Của Net Sales Trong Doanh Nghiệp
công việc áp lực quá có nên nghỉcông việc áp lực quá có nên nghỉ
Nguyên nhân dẫn đến áp lực trong công việc

2.4 Đặt ra kỳ vọng cho công việc quá lớn

Khi bạn đặt ra kỳ vọng quá lớn cho bản thân trong công việc nhưng lại không thể hoàn thành nó. Điều này gây ra cho bạn cảm giác thất vọng, và nghi ngờ về năng lực của bản thân. 

Việc đặt ra mục tiêu khi thực hiện mỗi công việc là tốt, nhưng đặt ra mục tiêu và kỳ vọng quá lớn, vượt quá năng lực của bản thân có thể khiến bạn luôn rơi vào trạng thái trăn trở liệu rằng mình có thực hiện được hay không, áp lực luôn phải làm tốt mọi thứ. 

2.5 Không đủ khả năng thực hiện công việc

Không có đủ năng lực để thực hiện công việc cũng là một lý do thường thấy gây ra tình trạng áp lực trong công việc. 

Bạn sẽ cảm thấy thật tồi tệ khi bản thân không thể hoàn thành các công việc được giao, bạn lo sợ sự phán xét từ đồng nghiệp, lo lắng rằng bạn có tiếp tục được thực hiện công việc nữa hay không, v.v. Tất cả những điều này, khiến bạn luôn cảm thấy áp lực khi làm việc.

3. Tác động của áp lực trong công việc đến người lao động

3.1 Tích cực

Áp lực đôi khi cũng là liều thuốc kích thích giúp người lao động làm việc hiệu quả và năng suất hơn. Cùng Masterskills khám phá những lợi ích mà áp lực công việc mang lại cho người lao động trong phần dưới đây nhé.

3.1.1 Nâng cao khả năng thích ứng với công việc

Công việc nào cũng có những áp lực nhất định mà người lao động phải đối mặt và vượt qua, đặc biệt khi bắt đầu với một công việc mới. Do đó, chịu được áp lực công việc cũng được coi là một kỹ năng quan trọng mà người lao động cần trang bị và rèn luyện cho bản thân. 

Hiện nay, một số vị trí tuyển dụng, doanh nghiệp ưu tiên các ứng viên có khả năng chịu được áp lực công việc. Do vậy, nếu bạn sở hữu khả năng này thì có thể coi là một lợi thế vượt trội.

3.1.2 Khuyến khích nhân viên học hỏi và nâng cao kỹ năng

Khi đối mặt với một khối lượng công việc lớn, người lao động sẽ cần phải học hỏi và trang bị thêm các kỹ năng để có thể giải quyết gọn gàng các nhiệm vụ được giao. Qua đây, có thể thấy, áp lực phải hoàn thành công việc cũng có thể là động lực thúc đẩy mỗi cá nhân tự học hỏi và nâng cao kỹ năng của mình.

3.1.3 Khám phá giới hạn bản thân

Được giao một nhiệm vụ mới mẻ có thể khiến bạn bị áp lực làm sao để hoàn thành tốt nhất. Tuy nhiên, đây là một cơ hội để bạn có thể thử sức và khám phá giới hạn của bản thân. 

Tham khảo:   10 Cách Làm Việc Nhóm Online Hiệu Quả

3.2 Tiêu cực

Mặc dù đem lại một số tác động tích cực cho người lao động, nhưng áp lực trong công việc cũng khiến họ phải đối mặt với nhiều ảnh hưởng tiêu cực.

3.2.1 Hiệu quả làm việc giảm sút

Work pressure là nguyên nhân dẫn đến chất lượng và hiệu quả công việc bị giảm sút. Bởi những áp lực trong công việc có thể làm giảm động lực và năng lượng của nhân viên, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả làm việc của họ. 

3.2.2 Mất động lực làm việc

Áp lực công việc đè nén, chính là nguyên nhân khiến người lao động không còn động lực để làm việc. Lúc này, việc phải đi làm như một cơn ác mộng mà họ phải đối mặt. 

3.2.3 Sức khỏe tinh thần giảm sút

Khi đối mặt với áp lực công việc trong thời gian dài, sức khỏe tinh thần lẫn thể chất của người lao động đều bị ảnh hưởng. Họ luôn trong trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, chán nản. 

3.2.4 Ngại giao tiếp với đồng nghiệp

 Áp lực trong công việc đến từ việc không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ, khiến người lao động rơi vào trạng thái nghi ngờ năng lực của chính mình và trở nên ngại giao tiếp hơn với đồng nghiệp.

Trong trường hợp làm việc trong một môi trường toxic, người lao động bị cô lập ra khỏi tổ chức và giảm dần các hoạt động tương tác với đồng nghiệp.

4. Làm gì khi gặp áp lực trong công việc?

Người lao động nên làm gì khi đối mặt với tình trạng áp lực trong công việc? Cùng tham khảo một số gợi ý cách để vượt qua áp lực dưới đây của Masterskills nhé.

4.1 Xác định nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này

Để chữa được bệnh bạn cần tìm được gốc rễ của vấn đề. Do đó, bạn cần phải xác định nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng áp lực trong công việc để có cách xử lý thích hợp.

4.2 Lên kế hoạch làm việc khoa học, hiệu quả

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc xử lý công việc, bạn cần phải lên một kế hoạch làm việc khoa học, chi tiết. Điều này giúp bạn hạn chế sợ mơ hồ, bối rối khi xử lý công việc. Khi đó, bạn sẽ biết cách để quản lý công việc, thời gian xử lý, cũng như biết được rằng bản thân nên trang bị thêm các kỹ năng gì để có thể hoàn thành công việc hiệu quả.

Làm gì khi gặp áp lực trong công việc?Làm gì khi gặp áp lực trong công việc?
Cách đối phó với áp lực trong công việc

4.3 Nâng cao kỹ năng xử lý công việc

Chủ động trong việc học hỏi và nâng cao kỹ năng xử lý công việc sẽ giúp bạn không ngại đối đầu với công việc mới, hay khối lượng công việc tăng lên. 

4.4 Chia sẻ vấn đề của mình với cấp trên

Nếu bạn không thể tự mình giải quyết vấn đề này, hãy chia sẻ thẳng thắn với cấp trên để nhận được sự giúp đỡ từ họ. Khi đó, bạn có thể nhận được lời khuyên trong cách quản lý công việc, hoặc được tạo điều kiện trong công việc, v.v. 

Nhà quản lý nên tạo một môi trường làm việc thân thiện và gần gũi, ở đó, nhân viên có thể thoải mái trao đổi và chia sẻ với họ. Điều này sẽ giúp người quản lý hiểu hơn về nhân viên và biết cách quản lý sao cho hiệu quả.

Tham khảo:   Bí Quyết Cân Bằng Cuộc Sống Với Quy Tắc 4 Lò Lửa

4.5 Cho bản thân một quãng thời gian để nghỉ ngơi

Hãy dành cho bản thân một chút thời gian để refresh trước khi quay trở lại công việc, đây là khoảng thời gian quan trọng để bạn nạp lại năng lượng và lấy lại động lực để tiếp tục chiến đấu với công việc.

Khi phải làm việc liên tục, có thể khiến bạn rơi vào trạng thái burn out, và ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của bản thân.

4.6 Thay đổi môi trường làm việc

Công việc áp lực quá có nên nghỉ không? Thay đổi môi trường làm việc cũng là một cách tốt giúp bạn vượt qua được tình trạng áp lực trong công việc, đặc biệt khi áp lực này trường làm việc toxic. Chuyển sang một chỗ làm mới có thể giúp bạn làm mới mình, và khám phá những cơ hội nghề nghiệp tốt hơn cho bản thân.

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề “Áp lực công việc” mà Masterskills muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về khía cạnh này, và biết cách đối mặt với thực trạng này một cách hiệu quả.

Nếu bạn có thêm bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Masterskills hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo