31. Kỹ năng làm việc

Thế Nào Là Người Nóng Tính? Cách Làm Việc Hiệu Quả Với Người Nóng Tính

Dù tất cả chúng ta đều muốn có một môi trường làm việc hài hoà và tích cực, sẽ luôn có những người phải vật lộn để kiểm soát sự nóng nảy của mình. Những người nóng tính có thể khó làm việc cùng và điều quan trọng là phải biết cách đối phó với họ một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. Trong bài viết này, Masterskills sẽ cùng bạn thảo luận về các cách hiệu quả để làm việc và công tác với những người đồng nghiệp nóng tính, cách giao tiếp với họ và giảm khả năng xảy ra xung đột.

Đặc điểm của người nóng tính

Dưới đây là một số đặc điểm chung của những người nóng tính:

  • Dễ nổi giận: Những người nóng nảy thường tỏ ra thiếu kiên nhẫn và dễ bị kích động. Họ thường tỏ ra tức giận hoặc hung hăng khi đối mặt với các thách thức khó khăn hoặc một việc gì đó khiến bản thân họ thất vọng.
  • Dễ cáu kỉnh và ủ rũ: Người nóng tính thường biểu hiện tâm trạng thất thường không thể đoán trước. Họ có thể đột nhiên tỏ ra cáu kỉnh và rồi một lúc sau lại trông rất ủ rũ.
  • Hành vi bốc đồng: Những người nóng tính có thể hành động bốc đồng mà không suy nghĩ thấu đáo về hậu quả hành động của họ. Điều này có thể dẫn đến xung đột hoặc hiểu lầm tại nơi làm việc.
  • Kỹ năng giao tiếp kém: Họ có thể gặp khó khăn trong việc giao tiếp hiệu quả, dẫn đến hiểu lầm và gây ra xung đột tại nơi làm việc.
  • Thiếu đồng cảm: Những người nóng tính có thể gặp khó khăn trong việc hiểu hoặc đồng cảm với quan điểm của người khác, dẫn đến thiếu hợp tác và thiếu hiệu quả khi làm việc nhóm.
  • Có xu hướng đổ lỗi cho người khác: Họ có thể nhanh chóng đổ lỗi cho người khác về những vấn đề của bản thân họ.
  • Khó chấp nhận phản hồi: Những người nóng tính có thể gặp khó khăn trong việc chấp nhận những lời chỉ trích hoặc phản hồi mang tính xây dựng.
Tham khảo:   Gaslighting là gì? Dấu hiệu và cách để không bị thao túng

Cách làm việc với người nóng tính

Tìm hiểu về những điều có thể khiến họ kích động

dong-nghiep-nong-tinhdong-nghiep-nong-tinh
Nắm rõ những điều khiến đồng nghiệp dễ bị kích động

Khi bạn làm việc chung với một người nóng tính — đó có thể là đồng người, giám sát hoặc sếp của bạn — điều quan trọng là phải tìm hiểu điểm kích hoạt của họ là gì. Hay dễ hiểu hơn, hãy tìm hiểu xem điều gì khiến cho họ bị kích động. Sau đó, mỗi khi có mâu thuẫn xảy ra, hay giải quyết vấn đề thông qua một cuộc thảo luận cởi mở lành mạnh và không phán xét. Vì lợi ích của chính bạn, bạn phải hiểu điều gì khiến họ cảm thấy khó chịu nhất.

Khi họ đả kích, nổi giận hay không khống chế được cơn tức giận, đừng tham gia với họ. Nếu bạn phản ứng, mọi thứ có thể trở nên rất tồi tệ. Thay vào đó, hãy giữ bình tĩnh và để mọi thứ tự giải quyết. Khi người kia đã hết bộc phát, rất có thể họ sẽ nhận ra sai lầm, phản ứng thái quá của mình và tự mình xin lỗi. Cho đến lúc đó, hãy lùi lại một bước.

Kiên nhẫn là chìa khoá

Bạn cũng là một con người và được phép mất bình tĩnh. Nhưng, bạn cần phải giữ được sự kiên nhẫn của bản thân khi làm việc với người nóng tính. Điều này không có nghĩa là bạn không được phép thể hiện bản thân, nhưng hãy làm như vậy khi cơn giận dữ của họ đã qua đi và bạn cảm thấy chắc chắn hơn với quan điểm của mình. Nếu bạn trả đũa, hoặc phản ứng theo cách khó chịu không kém, tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, hãy kiên nhẫn nhất có thể.

Cho họ không gian để giải tỏa

Khi đồng nghiệp hoặc sếp tỏ ra nóng giận, hãy chắc chắn rằng bạn không tương tác với họ. Nếu bạn phản ứng trong sự tức giận, mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ. Tốt hơn là bạn nên để người đó bình tĩnh lại và sau đó xử lý tình huống. Một khi người đó bình tĩnh, rất có thể họ sẽ tự nhận ra sai lầm của mình. Dù họ có xin lỗi bạn và mọi người hay không, đây mới là thời điểm để bạn dùng lý lẽ để thuyết phục và tranh luận. Vì vậy, điều quan trọng là cung cấp cho họ không gian để giải tỏa.

Tham khảo:   Cách viết thư xin lỗi để sếp “hạ hỏa”

Đừng cố gắng dành chiến thắng trong cuộc tranh luận

cach-ung-xu-voi-dong-nghiep-nong-tinhcach-ung-xu-voi-dong-nghiep-nong-tinh
Không cố chấp tranh luận với đồng nghiệp nóng tính

Người nóng tính sẽ lao vào tranh luận chỉ để giành chiến thắng. Hãy chắc chắn rằng bạn không làm như vậy. Ngay cả khi bạn biết mình “đúng”, hãy cố gắng đừng bảo vệ quan điểm của mình vào lúc đó vì điều này chỉ khiến mọi việc trở nên tồi tệ hơn. Trong cơn tức giận, họ thường không suy nghĩ lý trí và sẽ không lùi bước, vì vậy tốt hơn hết là bạn để họ thắng. Cách này tốt hơn rất nhiều so với việc bị lôi kéo vào một trận chiến mà tất cả mọi người đều thua cuộc.

Đặt ra giới hạn 

Điều quan trọng là phải thiết lập ranh giới với những đồng nghiệp nóng tính để bảo vệ hạnh phúc của chính bạn. Nếu hành vi của đồng nghiệp đang trở nên áp đảo hoặc ảnh hưởng đến khả năng làm việc hiệu quả của bạn, bạn có thể cần phải nói chuyện với người quản lý hoặc đại diện nhân sự của mình.

Không ngừng khuyến khích và hỗ trợ họ

Nếu bạn biết rằng ai đó có vấn đề về tính khí tại nơi làm việc, hãy hỗ trợ họ vượt qua thói quen này. Bạn có thể khuyến khích hành vi tốt của họ và yêu cầu họ tự giám sát hành vi đó.

Ngoài ra, họ cũng có thể chọn một số kỹ thuật như thiền định và/hoặc các buổi tập thể dục có thể cho phép giải tỏa cơn giận hiệu quả hơn. Ngoài ra, nếu họ đặc biệt yêu thích và giỏi một thứ gì đó, bạn có thể thúc đẩy họ theo hướng đó – có thể là âm nhạc, mỹ thuật, khiêu vũ hoặc bất kỳ niềm đam mê nào khác.

Tham khảo:   5 lí do nên ngừng so sánh công việc của mình với người khác

Kết

Vậy là Masterskills đã cùng bạn tìm hiểu thế nào là người nóng tính và cách hiệu quả để giao tiếp với các đối tượng tương tự tại nơi làm việc. Lao vào một cuộc tranh luận trong cơn nóng giận là một điều vô nghĩa, vì vậy, hãy sử dụng các tips trên một cách hài hoà nhằm kiểm soát bầu không khí tại văn phòng một cách tích cực nhất có thể. Nếu bạn cảm thấy hứng thú với các chủ đề tương tự, hãy ghé qua Blog của Masterskills để tìm hiểu thêm nhiều bài viết thú vị khác nhé!

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo