Chiến Lược Kinh Doanh, Kỹ năng Tư duy chiến lược

11 bài học thành công của Netflix

Vậy bài học thành công của Netflix là gì?  Cùng tìm hiểu lý do tại sao Netflix thành công và các bài học rút ra qua bài viết chia sẻ sau.

Netflix là một trong những câu chuyện thành công đáng kinh ngạc, từ một dịch vụ nhỏ bé thành một đế chế truyền hình được sử dụng nhiều nhất tại Mỹ. Để có được thành quả ấy, không thể không nhắc tới “cha đẻ” của thương hiệu này – Reed Hastings, người không chỉ xây dựng mà còn kiến tạo tương lai cho Netflix.

Netflix được biết đến như là một trong những câu chuyện về thành công quản trị tuyệt vời nhất trong suốt 2 thập kỷ qua. Từ một công ty cho thuê băng đĩa nhỏ ra mắt vào năm 1998, nhưng chỉ sau 7 năm, Netflix đã có mặt trên hơn 190 quốc gia, vươn lên trở thành một đế chế giải trí đầy quyền lực.

Cùng tham khảo các bài học thành công của Netflix.

11 bài học thành công của Netflix

bài học thành công của Netflix

1. Nắm bắt thời cuộc

Ý tưởng thành lập Netflix đến vào năm 1997, sau khi Hastings nhận được thông báo trả khoản phí 40 đô la quá hạn thuê DVD từ hệ thống cửa hàng Blockbuster. Hasting cùng với người đồng sáng lập, Marc Randdolph ngay sau đó đã cùng nhau nuôi ý tưởng thành lập một công ty cho thuê DVD qua thư tín. Và đó là cách mà đế chế truyền thông Netflix ra đời.

Tuy nhiên, sự phát triển bùng nổ của công nghệ đầu thế kỷ XX, mà đặc biệt là sự tiếp cận Internet ngày càng gia tăng đã ảnh hưởng rất nhiều đến ngành kinh doanh ban đầu của Netflix là cho thuê DVD qua email.

Nắm bắt xu thế sắp tới sẽ là công nghệ và Internet, Hastings đã quyết định chuyển hướng hoạt động của Netflix, đổi từ ngành kinh doanh chủ chốt là DVD thành dịch vụ truyền hình trực tuyến Internet, sản xuất cả phim và show truyền hình.

Chính tầm nhìn của Hastings đã giúp Netflix thành công và vững mạnh. Trong khi đó, gã khổng lồ cạnh tranh một thời là Tập đoàn Blockbuster vẫn kiên trì bám trụ vào dịch vụ cho thuê DVD và video trò chơi trong suốt thời kỳ mà Internet bùng nổ, đã phá sản vào năm 2010.

Tuy vậy, Netflix không phải là bằng chứng đầu tiên về tài năng của Reed Hastings. Ông tốt nghiệp Trường Bodoin College, với tấm bằng cử nhân toán học và làm Chủ tịch Club Outing, nơi ông tự lên kế hoạch tổ chức các chuyến leo núi và trèo thuyền.

2. Phá vỡ những nguyên tắc

Từ trước tới nay các quy tắc được tạo ra nhằm bảo vệ tính nhất quán và mức lợi nhuận khi một công ty phát triển. Nhưng ở Netflix thì hoàn toàn ngược lại, yếu tố làm nên thành công ở đây chính là sự thiếu nguyên tắc.

Các nhà lãnh đạo của Netflix nhận định việc quá tập trung vào quá trình sẽ loại bỏ mất những nhân viên có kỹ năng mà công ty muốn giữ lại. Khi thị trường luôn luôn thay đổi nếu các công ty, doanh nghiệp không chủ động nắm bắt xu hướng rất dễ bị mất khách hàng và tụt hậu hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Với Netflix cho rằng trong môi trường càng “nặng” về quy tắc thì khiến bộ máy hoạt động càng trì trệ và ép buộc.

3. Tập trung chiêu mộ nhân tài và xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Thay vì tạo ra rất nhiều quy tắc và quy trình, như cách mà phần lớn các công ty áp dụng với sự tăng trưởng lớn, Netflix khẳng định rằng một doanh nghiệp nên đặc biệt tập trung vào hai điều:

  • Đầu tư vào việc tuyển những nhân viên tài năng.
  • Xây dựng và duy trì một văn hóa công bằng, ghi nhận người có thành tích cao, và loại bỏ những người liên tục có biểu hiện không tốt.

Netflix cho rằng những nhân viên có trách nhiệm, người mà mọi công ty đều muốn tuyển không chỉ xứng đáng được tự do làm việc, họ thậm chí còn phát triển mạnh hơn trong môi trường thoải mái.

Lãnh đạo hay giám đốc nhân sự nên cân nhắc việc tạo nên một môi trường lý tưởng cho tổ chức mình, nơi mà các cá nhân không bị áp chế bởi vô số quy tắc để giúp họ có thể phát huy tối đa giá trị của bản thân.

Ví dụ tại Netflix có “chính sách nghỉ phép không giới hạn”. Thay vì đặt ra chính sách nghỉ phép theo quy định, họ quyết định để cho nhân viên muốn nghỉ bao nhiêu tùy ý.

Tuy nhiên, việc này chỉ áp dụng cho vài bộ phận chứ không áp dụng hoàng loạt. Thêm vào đó, bất cứ ai muốn nghỉ hơn 30 ngày thì phải đến gặp bộ phận nhân sự.

Chính văn hóa không quy tắc tại tổ chức này đã thu hút lượng độc giả trên Harvard Business Review về bài viết do McCord tổng hợp.

“Nếu công ty cẩn thận tuyển những người luôn đặt lợi ích của công ty lên đầu, luôn thấu hiểu và mong muốn có một nơi làm việc hiệu suất cao thì 97% nhân viên sẽ làm điều đúng đắn.

Đa số các công ty chi rất nhiều thời gian và tiền bạc để vạch ra các chính sách nhân sự đối phó, điều này thật không hiệu quả. Mà hãy thay vào đó nên cố gắng chọn lọc ứng viên nào phù hợp với tổ chức hơn là chọn người tài, người giỏi.”

4. Văn hóa tự do và trách nhiệm

CEO của Netflix có phong cách quản lý khác biệt. Hastings không có một văn phòng riêng tại trụ sở chính của công ty, quản lý nhân viên bằng cách đi lang thang và hội họp bất kỳ khi nào cảm thấy thuận tiện.

Chính sự tự do trong tính cách của Hastings đã ảnh hưởng lên văn hóa doanh nghiệp của Netflix.

Business Insider dẫn lời Reed Hastings trong lần phỏng vấn về văn hóa Netflix, “mô hình tương lai của chúng tôi là tăng quyền tự do trong nhân viên cũng như cách chúng tôi phát triển, chứ không hạn chế nó, để tiếp tục thu hút nhân tài và nuôi dưỡng cá nhân sáng tạo. Chúng tôi sẽ có cơ hội thành công cao hơn một khi theo đuổi chiến lược này”.

Tham khảo:   Kinh nghiệm chuyển đổi số từ các tập đoàn lớn trên thế giới

Để thu hút và giữ chân những nhân viên tiềm năng, Hastings sẵn sàng trao cho họ những quyền lợi và sự hỗ trợ tốt nhất mà ông có thể làm cho họ.

Khi một nhân viên nữ trong Netflix lên chức mẹ, Hastings sẽ cung cấp chính sách nghỉ phép “không giới hạn” trong vòng một năm sau khi sinh mà vẫn giữ nguyên mức lương cho họ. Một nhân viên lên chức cha cũng có thể nghỉ tùy thích trong vòng một năm và vẫn nhận lương thưởng đầy đủ.

Ngoài ra, Netflix cũng không giới hạn ngày nghỉ phép cho nhân viên của mình. Công ty sẽ không gò bó và không theo dõi ngày nghỉ của nhân viên. Thay vào đó, nhân viên và người quản lý của họ sẽ cần có những cuộc trò chuyện về những gì là thích hợp cho sự phát triển và đảm bảo đặc quyền này sẽ không bị lạm dụng hoặc sử dụng không hiệu quả.

“Tại Netflix, chúng tôi nghĩ rằng các nhân viên có thể tự xây dựng một ý thức trách nhiệm khi họ thực sự yêu công việc họ làm. Điều chúng tôi cần là hiệu quả công việc, chứ không quan tâm số giờ nhân viên có mặt ở công ty. Vì thế, Netflix sẵn sàng tạo điều kiện để tài năng của nhân viên được ươm mầm, phát triển, từ đó gắn bó lâu dài với công ty”, Hastings cho biết trên Business Insider.

Không chỉ “hào phóng” với nhân viên, Hastings cũng sử dụng cách thức này để tạo ra một chiến lược tăng trưởng cho công ty.

Để thu hút những khách hàng tiềm năng, Netflix luôn chào mời các “thượng đế” một tháng thử dùng dịch vụ không mất phí. Trong khi nhà đài thường phát sóng chỉ 1 hoặc 2 tập của một bộ phim hoặc show truyền hình trên tivi (TV) và sẽ công chiếu tập tiếp theo vào tuần tới, thì Hastings lại tung ra tất cả các tập phim cùng một lúc.

Đơn cử là loạt phim truyền hình House of Cards. Đây là bộ phim đầu tay của Netflix sản xuất vào năm 2013, phim nhận được 9 giải đề cử Primetime Emmy và là một trong những bộ phim dài tập có lượng người xem cao nhất tại Mỹ.

Bộ phim có 13 tập và được tung ra tất cả cùng một lúc, và người xem cũng không bị quảng cáo làm gián đoạn. Netflix đã thực sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

Reed Hastings cho biết lý do của động thái này: “Tung ra 13 tập phim liên tiếp lên TV không phải là sự đánh bạc. Đây là cách để khách hàng thoải mái kiểm soát việc họ giải trí khi nào và như thế nào”.

Chiến lược tạo nhiều thiện cảm hơn là cố gắng sử dụng mánh khóe đã làm tăng số lượng người dùng đăng ký Netflix. Khách hàng đã phản ứng tích cực trước sự tự do và hào phóng của Hastings đối với những điều mà họ coi trọng. Điều này đã tạo tiền đề cho thành công của dịch vụ truyền hình trực tuyến Netflix.

Hiện Netflix đang có khoảng 62 triệu thuê bao tại hơn 50 quốc gia trên thế giới. Đó không phải là một con số dễ đạt tới.

Nhìn lại câu chuyện khởi sự kinh doanh của Netflix, chúng ta có thể thấy bốn bài học kinh doanh nổi bật và thiết yếu cho việc cách tân trong kinh doanh.

5. Đừng để những lời dị nghị đánh đổ bạn

Việc khởi sự kinh doanh đòi hỏi rất kiên nhẫn, suy nghĩ sáng tạo và thái độ “đừng bao giờ nghĩ rằng bạn sẽ thất bại”. Rất nhiều chủ doanh nghiệp có kinh nghiệm dễ dàng đưa ra một danh sách dài các lý do giải thích tại sao ý tưởng kinh doanh nào đó của bạn sẽ không thành công.

Tại sao mọi người sẵn sàng chờ đợi các bộ phim được gửi đến qua đường thư tín trong khi họ có thể xuống phố ghé vào cửa hàng Blockbuster để mua? Việc gửi các bộ phim qua đường thư tín có hiệu quả không? Liệu nó có bị vỡ, ăn cắp hay hư hỏng? Để nhìn thấy những điều tiêu cực thường rất dễ nhưng việc giải quyết tốt các vấn đề khúc mắc thì mới đòi hỏi các kỹ năng và sự sáng tạo thực thụ.

Netflix vạch ra quá trình xử lý cho từng gói hàng vận chuyển. Cả Jim Cook và Suzanne Taylor có kiến thức khá tốt về hoạt động dịch vụ bưu chính của Mỹ, sau đó họ biến các phần mềm và công nghệ của Netflix để có thể tự động thu nhận/đóng gói/vận chuyển và cuối cùng là kết nối công việc này với trang web giao tiếp với khách hàng.

Netflix đã xác định văn hoá kinh doanh nhờ vào các yếu tố:

  • tốc độ
  • trọng lượng
  • cải thiện quy trình hàng ngày

Nói tóm lại, hãng xác định ra một cách thức để đảm bảo mọi công việc đều hiệu quả nhất. Rõ ràng nếu Jim Cook và Suzanne Taylor quá để tâm đến những lời dị nghị và thiếu kiên trì để tìm ra phương thức thay đổi, chắc chắn sẽ không có Netflix ngày nay.

6. Xây dựng những trải nghiệm khách hàng tuyệt vời

Jim Cook và Suzanne Taylor biết rằng nếu họ không thể tìm thấy một phương cách làm việc với các hệ thống bưu điện Mỹ, họ sẽ không thể thành công.

Giải pháp ba bước của Netflix đã trở nên hết sức nổi tiếng ngày nay và được đăng ký bảo hộ với nhãn hiệu Subscription Queue. Jim Cook và Suzanne Taylor biết rằng thành công của hãng sẽ bị giới hạn nếu họ yêu cầu các khách hàng quay trở lại trang web hết lần này đến lần khác để đặt hàng thuê đĩa tiếp theo.

Nghiên cứu của Netflix cho thấy một khách hàng thuê trung bình từ 5-7 đĩa mỗi tháng. Tại sao phải buộc khách hàng quay trở lại trang web từng lần một để thuê tiếp một bộ phim nào đó mà họ muốn trong khi chỉ cần ghi tất cả vào một danh sách?

Vì vậy, vào năm 1999, Netflix đã xây dựng hệ thống xếp hàng trực tuyến đầu tiên trên thế giới – lên danh sách các bộ phim mà khách hàng biết rằng họ muốn xem. Chỉ trong vòng vài tháng, số lượng đĩa phim trung bình mà một khách hàng thuê trong một tháng đã tăng lên thành 20-25. Như vậy nghiên cứu của Netflix đã đúng!

Tham khảo:   9 Bước xây dựng chiến lược kinh doanh thực chiến

Đương nhiên, cùng với thời gian, Netflix đã nâng cấp hệ thống công nghệ để tối ưu hoá quy trình này tốt nhất. Theo đó, hãng có thể tự động gửi đi những bộ phim tiếp theo trong danh sách để đảm bảo rằng khách hàng lúc nào cũng có ít nhất một bộ phim của Netflix. Rõ ràng đây là một dịch vụ mà các khách hàng không thể nhận được ở bất cứ đâu khác ngoài Netflix. Nó rất nhanh chóng và tiện lợi. Như vậy, để thành công trong kinh doanh, Netflix đã có những giải pháp sáng tạo, mang lại cho khách hàng các ích lợi tối đa.

7. Sao chép những gì tốt nhất

Tại sao lại phải phát minh lại những bánh xe trong khi một ai đó đã sở hữu những chiếc bánh xe đẹp mắt, tiện lợi và dễ sử dụng?

Khi xây dựng trang web của Netflix, Jim Cook và Suzanne Taylor đã nhìn vào “đại gia” lớn nhất: Amazon.

Một vài yếu tố nổi bật từ Amazon đã được đưa vào trang web của Netflix:

  • Cách bố trí sản phẩm và nút bấm;
  • Khung màu tổng thể;
  • Kích cỡ hình ảnh DVD để đảm bảo tốc độ duyệt tốt nhất;
  • Các đánh giá của khách hàng và nhận xét của những người xem phim;
  • Công cụ tìm kiếm dễ sử dụng với các phân mục cụ thể;
  • Duyệt web dễ dàng.

8. Những giải pháp sáng tạo là vô cùng cần thiết

Thật khó để tin nhưng Netflix hoạt động tốt trong 5 năm đầu tiên mà không cần bất cứ đồng USD nào chi tiêu cho quảng cáo phổ thông. Hãng có hai vũ khí bí mật:

Thứ nhất, Netflix biết cách liên kết với những người xem DVD trong các cộng đồng trên Internet, các diễn đàn thảo luận trực tuyến,… Khi khai trương trang web, hãng không có một công bố nào trên các phương tiện truyền thông mà chỉ thông báo trên các diễn đàn này một cách thân thiện.

Hãng hy vọng rằng sẽ có khoảng 10 đơn đặt hàng trong ngày đầu tiên. Bất ngờ thay, họ đã có hơn 500 đơn đặt hàng trong ngày đầu tiên, chủ yếu từ các thành viên tại các cộng đồng và diễn đàn trực tuyến mà Netflix thường xuyên giao tiếp.

Các thành viên này thông báo cho các thành viên khác. Cứ thế, trong vòng 30 ngày sau, kết quả thật tuyệt vời khi trung bình Netflix nhận được 1.000 đơn đặt hàng/ngày. Con số này sau 3 tháng là 2.000 đơn đặt hàng/ngày.

Vũ khí then chốt thứ hai của Netflix đó là đảm bảo khuyến mãi “10 đĩa phim miễn phí” được đặt trong bất cứ đầu DVD nào bán ra bởi ba nhà sản xuất lớn: Panasonic, Sony và Toshiba.

Tính toán sơ bộ, ba nhà sản xuất này chiếm tới 85% thị phần đầu đĩa DVD thế giới.

Ban đầu, rất khó thuyết phục ba nhà sản xuất lớn này đặt các cuống phiếu khuyến mại của Netflix vào sản phẩm của họ. May mà vào thời điểm đó, các nhà sản xuất DVD thực sự lo ngại vướng vào những thất bại như của LaserDisc hay Betamax. Họ hiểu rằng cũng cần một giải pháp nào đó để khích lệ khách hàng mua sắm. Thế là Netflix được lựa chọn.

Bằng việc đưa ra khuyến mại 10 đĩa phim miễn phí cho các khách hàng khi họ mua một đầu đĩa DVD mới, Netflix đã thực hiện một bước đi quảng cáo và tiếp thị vô cùng hiệu quả.

Netflix bắt đầu với mục tiêu nội bộ là trở nên lớn hơn hệ thống cửa hàng băng đĩa Blockbuster lớn nhất nước Mỹ. Song ngày nay, giá trị thị trường của công ty đã lớn gấp đôi người khổng lồ bán lẻ phim ảnh Blockbuster. Netflix giờ đây đã có thể kiêu hãnh với trên bốn triệu khách hàng và giá trị trường lên tới 1,5 tỷ USD. Tám năm tới, Netflix sẽ vẫn là một công ty trẻ và dự tính dịch vụ của họ mới có chưa đầy 4% hộ gia đình Mỹ sử dụng.

Jim Cook và Suzanne Taylor vẫn đang và sẽ phải đối mặt với rất nhiều sức ép cạnh tranh và những thanh đổi của ngành công nghiệp phân phối điện ảnh. Tuy nhiên có một điều rất rõ ràng là: trọng tâm không ngừng nghỉ của Netflix vào những cách tân hướng tới khách hàng sẽ tiếp tục đem lại các chìa khoá vàng mở ra những cánh cửa kinh doanh mang tính cách mạng cho hãng.

Truyền thông thường khiến chúng ta dễ tin vào những câu chuyện thần kỳ và khoảnh khắc vinh quang, vốn cũng là điều ta luôn muốn biết và muốn tin. Trong cuốn tự truyện mới đây của mình “That Will Never Work”, CEO đầu tiên và cũng là nhà đồng sáng lập của thương hiệu này – Marc Randolph đã hoàn toàn xoá bỏ những thần thoại về sự ra đời đầy thần kỳ ấy, ông cũng phá vỡ nhiều nhầm tưởng về sáng tạo thông qua câu chuyện về sự ra đời và phát triển của ý tưởng tỷ đô là Netflix.

9. Duy trì thói quen luyện tập sáng tạo liên tục

Mỗi ngày mới của hai nhà đồng sáng lập Netflix đều bắt đầu theo một công thức chung: Reed và Marc sẽ thay phiên nhau lái xe đến chỗ làm. Hành trình 30 phút tới buổi họp sáng lúc 7 giờ sáng này là nơi để Marc đưa ra những ý tưởng kinh doanh mới của mình với Reed ở vị trí đánh giá.

Trong khoang chiếc Toyota Avalon ấy, nhiều ý tưởng đã lần lượt xuất hiện và chết yểu. Đó có thể là một thương hiệu kinh doanh mũ bóng chày được thiết kế riêng theo đơn đặt hàng, một nhãn hiệu dầu gội thảo dược hay nhà sản xuất ván trượt mới tinh.

Những ý tưởng này dù không thể được triển khai, nhưng chính Marc cũng thừa nhận anh trân trọng sự ra đời (và kết thúc) của các ý tưởng này như thế nào: “Nó rèn cho tôi phản xạ của việc tư duy liên tục, tìm kiếm các cơ hội mới và không nản chí trước mỗi ý tưởng thất bại”. Duy trì thói quen luyện tập tư duy cũng là cách để qua thời gian mài dũa những ý tưởng mới, khắc phục dựa trên những khiếm khuyết của ý tưởng cũ – điều không thể hoàn thiện một sớm một chiều.

Tham khảo:   Bí quyết xây dựng chiến lược giá hiệu quả CEO cần biết

“Làm việc sâu”, một khái niệm nổi tiếng mới ra đời từ Cal Newport và ngày càng được chú ý trong những năm vừa qua, cũng đưa ra ví dụ của việc luyện tập hàng ngày như thói quen làm việc sâu cho người làm trong ngành sáng tạo.

Dành mỗi ngày một khoảng thời gian nhất định để tập trung cao độ cho việc sáng tạo và duy trì trong thời gian dài, chính là thói quen nổi tiếng của nhiều nhà biên kịch nổi tiếng – những công việc đòi hỏi quá trình sáng tạo phi thường.

Netflix không thành công chỉ nhờ 1 ý tưởng tỷ đô: 7 bài học thực tế về sự sáng tạo và cách để có nó – Ảnh 4.

10. Tranh luận luôn tạo ra những ý tưởng tốt hơn

Chúng ta luôn tự nhận mình là những con người yêu hòa bình, cũng như trong nền tảng văn hoá Á Đông thì là “dĩ hoà vi quý” – một văn hoá tránh đối đầu va chạm, vẫn luôn là tôn chỉ được ưu tiên. Mặc dù vậy, nhắc đến sự thành công của Netflix lại không thể không nhắc đến văn hoá tranh luận quan trọng của thương hiệu này, xuất phát từ chính những ngày đầu.

Dẫu Reed là người có nhiều kinh nghiệm hơn nhưng Marc cũng có thâm niên dày dặn trong ngành truyền thông nên mỗi buổi “thuyết trình ý tưởng trong khoang xe” của họ luôn diễn ra theo cả hai chiều, phản hồi – tiếp nhận – tranh luận đã trở thành thói quen của cả hai. Nhắc về nó, Marc hồi tưởng: “Chúng tôi cao giọng và kịch liệt, tranh luận nhưng không cãi nhau. Cả hai đều muốn chứng minh là mình thuyết phục hơn, rằng ý tưởng này nên được triển khai hoặc ý tưởng này chỉ nên ở trên giấy.”

Theo một góc nhìn khách quan, tranh luận thậm chí còn nên là tôn chỉ tối thượng của quá trình sáng tạo trong làm việc nhóm: một góc nhìn khác sẽ luôn bổ sung để hoàn thiện hơn cho bức tranh toàn cảnh, khi một sản phẩm được nhắm tới tất cả mọi người thì chính sự đa dạng từ cách mà nó được nhìn nhận cũng tạo ra sự đủ đầy cho bản thân chất lượng của ý tưởng. Từ bản chất của mỗi cá nhân, tranh luận cũng là quá trình thúc đẩy mỗi cá nhân bộc lộ những phẩm chất tốt nhất của mình, vì ai cũng muốn thắng. Mà sau cùng, khi một ý tưởng tốt ra đời sẽ đem về chiến thắng cho tất cả.

11. Sự kiểm tra thực tiễn là điều quan trọng với một ý tưởng

Trước khi là nền tảng streaming trực tiếp như hiện nay, Netflix khi ra đời là nền tảng cho thuê DVD không thời hạn, không trễ phạt dựa trên cơ sở của nhà sản xuất là chi phí vận chuyển tối thiểu hoá: chỉ cần qua thư, DVD sẽ là món quà mà Netflix gửi đến qua đường bưu phẩm đến tận cửa nhà bạn. Nhưng liệu gửi đĩa qua thư có phải một ý tưởng khả thi?

Đây là câu hỏi lớn trong những ngày đầu của những nhà sáng lập, chỉ có một cách để biết là phải trực tiếp kiểm tra. Họ đã thử gửi một đĩa DVD tới bưu cực và vô cùng bất ngờ khi nhận được chiếc đĩa nguyên của mình vào sáng hôm sau, đây chính là dấu hiệu quan trọng để họ biết rằng mình đã đúng và có thể bắt đầu triển khai.

Chúng ta luôn có thể cảm thấy hợp lý về cách thức tư duy, sự thuyết phục luôn là điều có thể được cảm giác. Nhưng cảm giác thì không phải là thực tiễn và chính nhờ thực tiễn mà những ý tưởng mới có thể phát triển. Quy tắc về sự kiểm tra này đúng với mọi ý tưởng quá khứ của hai nhà đồng sáng lập Netflix khi họ luôn kiểm tra kĩ lưỡng, để xem và để biết không đủ nhu cầu cho những chiếc mũ bóng chày thiết kế riêng hay người ta không cần dùng dầu gội quá nhiều để bắt đầu đi vào sản xuất mặt hàng này. Đặc biệt là với bối cảnh xã hội hiện đại ngày nay với sự xê dịch và biến đổi liên tục cùng những quy tắc lý thuyết đã ngày càng mai một theo thời gian, duy trì sự kiểm tra bắt buộc sẽ luôn là cách một ý tưởng tốt ra đời.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo