31. Kỹ năng làm việc

Cạnh Tranh Không Lành Mạnh Chốn Công Sở & Cách Để Đối Mặt

Cạnh tranh là yếu tố thúc đẩy sự phát triển. Tương tự, để doanh nghiệp càng ngày càng phát triển cần có sự cạnh tranh lành mạnh trong môi trường làm việc. Tuy nhiên, ranh giới giữa cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh rất mong manh. 

Trái ngược với cạnh tranh lành mạnh, cạnh tranh thiếu lành mạnh gây ra những tác động tiêu cực cho tổ chức. Do vậy, doanh nghiệp và người lao đồng cần hiểu rõ về loại cạnh tranh này và biết cách xử lý kịp thời. Trong bài viết dưới đây, Masterskills sẽ chia sẻ đến bạn tất tần tật về chủ đề thú vị này.

Cạnh tranh không lành mạnh là gì?

Cạnh tranh lành mạnh và không lành mạnh là gì? Trên thực tế, môi trường nào muốn phát triển cũng cần có sự cạnh tranh. Tuy vậy, nó chỉ thật sự hiệu quả khi đó là cạnh tranh lành mạnh và ngược lại.

Để phân biệt cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh bạn có thể dựa vào mục đích mà từng hình thức này hướng đến. Nếu như cạnh tranh lành mạnh đề cập đến nỗ lực phấn đấu để khẳng định bản thân của các nhân viên theo hướng tích cực. Họ tập trung vào việc hoàn thành tốt công việc được giao, sẵn sàng học tập để nâng cao trình độ. 

ví dụ về cạnh tranh không lành mạnhví dụ về cạnh tranh không lành mạnh
Cạnh tranh không lành mạnh được hiểu như thế nào?

Trong khi đó, cạnh tranh không lành mạnh đề cập đến những hành vi cạnh tranh tiêu cực, thậm chí vi phạm pháp luật và trái với chuẩn mực đạo đức. Ví dụ về cạnh tranh không lành mạnh có thể kể đến như: chơi xấu đồng nghiệp, đổ lỗi cho người khác, hối lộ để được thăng chức, v.v. 

Các hành vi cạnh tranh tiêu cực trong tổ chức có thể phá hủy môi trường làm việc tiêu chuẩn, nguyên nhân khiến các nhân sự tài năng bỏ đi, v.v. 

Tham khảo:   Thuyên chuyển công tác người lao động – những kiến thức cần biết

Biểu hiện hiện của cạnh tranh không lành mạnh chốn công sở

Dấu hiệu của một môi trường làm việc cạnh tranh không lành mạnh bao gồm: 

  • Có các hành vi phân biệt đối xử như chủng tộc, giới tính, tuổi tác, khiếm khuyết của người khác
  • Có các hành vi quấy rối, xúc phạm 
  • Có sự thiên vị với nhân viên dựa có mối quan hệ đặc biệt
  • Thiếu sự minh bạch trong quá trình thăng tiến, khen thưởng
  • Nhân viên nói xấu đồng nghiệp và cấp trên
  • Hành vi chơi xấu đồng nghiệp, đổ lỗi lẫn nhau
  • Nhân viên ganh ghét, đố kỵ lẫn nhau
  • Không có sự giúp đỡ lẫn nhau, thiếu sự gắn kết tại nơi làm việc
để phân biệt cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnhđể phân biệt cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh
Dấu hiệu cho thấy bạn đang làm việc trong môi trường không lành mạnh

Tác hại của cạnh tranh không lành mạnh tại nơi làm việc

Một môi trường làm việc có sự cạnh tranh thiếu lành mạnh rất khó để phát triển, dưới đây là một số tác hại mà loại cạnh tranh này ảnh hưởng lên tổ chức.

  • Gây mất đoàn kết nội bộ doanh nghiệp.
  • Nhân viên cảm thấy thiếu an toàn khi làm việc trong môi trường làm việc cạnh tranh tiêu cực.
  • Các nhân viên không có lòng tin với nhau.
  • Tạo ra một môi trường làm việc căng thẳng, điều này tác động tiêu cực đến hiệu quả làm việc của tổ chức.
  • Gây ra áp lực cho nhân viên.
  • Giảm động lực làm việc của nhân viên.
  • Không thể làm việc chung và cộng tác với nhau.
  • Hạn chế sự sáng tạo và đổi mới trong tổ chức.
  • Các nhân sự tài năng thực sự rời bỏ doanh nghiệp.

Cách để hạn chế tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh tại nơi làm việc

Để giảm thiểu tình trạng cạnh tranh không lành mạnh tại nơi làm việc cả doanh nghiệp và người lao động cần có trách nhiệm gìn giữ môi trường làm việc tích cực.

Tham khảo:   Tỉ mỉ, cẩn thận: tầm quan trọng và cách cải thiện hiệu quả

Doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp, khi phát hiện ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh cần:

  • Kịp thời xử lý trước khi gây ra hậu quả nghiêm trọng.
  • Đề cao giá trị của sự cạnh tranh lành mạnh, hướng dẫn nhân viên cách phát triển đúng đắn và xử lý nghiêm các hành vi cạnh tranh tiêu cực. 
  • Xây dựng cơ chế khen thưởng minh bạch, công bằng cho các nhân viên.
tính chất của cạnh tranh là gìtính chất của cạnh tranh là gì
Cách để hạn chế tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh tại nơi làm việc

Nhân viên

Để đóng góp vào việc xây dựng một môi trường làm việc tích cực, mọi người cùng phát triển các nhân viên cần:

  • Không ngừng học tập và nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn của mình.
  • Luôn đề cao sự công bằng, văn minh.
  • Làm việc hướng đến mục tiêu chung của tổ chức, gắn liền mục tiêu của tổ chức với mục tiêu cá nhân.
  • Sẵn sàng đứng ra chịu trách nhiệm trước những lỗi sai, và không đổ lỗi cho bất kỳ ai.
  • Sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp khi họ cần. Khi đó, nếu bạn không may gặp khó khăn trong tương lai bạn cũng sẽ nhận được sự giúp đỡ ngược lại từ họ. 
  • Tôn trọng người khác, coi thành tựu của người khác là động lực để bạn cố gắng.
  • Biết cách đặt ra mục tiêu cho bản thân.
  • Chia sẻ thẳng thắn với quản lý khi thấy các hành vi cạnh tranh không lành mạnh tại môi trường công sở. 

Tạm kết

Trên đây là chia sẻ về cạnh tranh không lành mạnh tại môi trường công sở mà Masterskills muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về cạnh tranh tiêu cực, và cách để giảm thiểu tình trạng này xảy ra trong tổ chức.

Tham khảo:   6 ngôn ngữ cơ thể nên có trong mọi buổi phỏng vấn

Nếu bạn có thêm bất kỳ đóng góp nào về chủ đề này, đừng ngần ngại để lại bình để được Masterskills hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo