Chu trình PDCA, Quản lý sản xuất

Chu trình PDCA là gì ? Áp dụng thực tế ?

PDCA hay Chu trình PDCA ( Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Điều chỉnh ) là chu trình cải tiến liên tục được Tiến sĩ Deming giới thiệu cho người Nhật trong những năm 1950. Mặc dù lúc đầu ông gọi là Chu trình Shewart để tưởng nhớ Tiến sĩ Walter A. Shewart – người tiên phong trong việc kiểm tra chất lượng bằng thống kê ở Mỹ từ những năm cuối của thập niên 30. Tuy nhiên Người Nhật lại quen gọi nó là chu trình Deming hay vòng tròn Deming.

Nội dung của các giai đoạn của chu trình này có thể tóm tắt như sau:

Chu trình PDCA

Cải tiến chất lượng liên tục với PDCA

Plan: lập kế hoạch, xác định mục tiêu, phạm vi, nguồn lực để thực hiện, thời gian và phương pháp đạt mục tiêu.

Do: Đưa kế hoạch vào thực hiện.

Check: Dựa theo kế hoạch để kiểm tra kết quả thực hiện.

Action: Thông qua các kết quả thu được để đề ra những tác động điều chỉnh thích hợp nhằm bắt đầu lại chu trình với những thông tin đầu vào mới.

Với hình ảnh một đường tròn lăn trên một mặt phẳng nghiêng (theo chiều kim đồng hồ), chu trình PDCA cho thấy thực chất của quá trình quản lý chất lượng là sự cải tiến liên tục và không bao giờ ngừng. Trên thực tế việc thực hiện chu trình PCDA phức tạp hơn nhiều so với tên của nó. Tuy nhiên, chu trình PDCA là nền tảng cho các chu trình cải tiến trong ISO 9001. Khi một tổ chức thực hiện được chu trình PDCA cũng sẽ làm chủ được hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001.

Tham khảo:   Nội dung và yêu cầu của TPM là gì?

Áp dụng thực tế PDCA

Nếu bạn cố gắng áp dụng PDCA bằng cách thông thường sẽ rất khó khăn để có cơ sở cho việc tiếp tục nó một cách liên tục. Ở đây, cái gì là quan trọng để rút ra kinh nghiệm thực sự cho việc áp dung PDCA dạng mềm.

Cần một dự án thử nghiệm tại một khu vực mẫu sẽ là cơ hội tốt để đi vào bước thứ nhất. Trong quá trình của dự án, bạn phải được yêu cầu lên một kế hoạch chuẩn bị cho hoạt động 5S thực hành và phát triển quan điểm Kaizen. Tất cả các cái đó là kế hoạch (P). Trên cơ sở kế hoạch này bạn sẽ thực hiện thử (D). Bạn sẽ kiểm tra (C) xem có bất kỳ vấn đề hay khó khăn nào hay không trong khi thử và để đưa ra các tác động (A) cần thiết để cho cuộc thử nghiệm thành công. Qua kinh nghiệm này, bạn sẽ thu được sự hiểu biết thấu đáo về PDCA dạng mềm là gì và ích lợi của nó như thế nào.

Các kỹ thuật thực hành PDCA

Trên cơ sở thử nghiệm, dựa trên khu vực sản xuất mẫu, trong tâm là con người, lập ra kế hoạch có thể đạt được , lập ra kế hoạch thử thách, tất cả 5 điều này rất quan trọng với các hoạt động KAIZEN. Đối với sản xuất, kế hoạch đặt ra cũng quan trọng như với trọng tâm là con người và dựa trên khu vực sản xuất.

  1. Cơ sở thử nghiệm
  2. Dựa trên khu vực sản xuất và tập trung vào con người
Tham khảo:   5S là gì? Lý do nên áp dụng 5S

Đó là phát triển kế hoạch phải quan sát sự thử nghiệm tại khu vực sản xuất, phải xem xét nó với mọi người của khu vực sản xuất và phải phục hồi kế hoạch trên cơ sở của điều kiện khu vực sản xuất.

3. Lập ra kế hoạch có thể đạt được

Một kế hoạch có thể đạt được cần phát triển dựa trên cơ sở thực hiện trong quá khứ và nâng cấp từng bước một. Với KAIZEN được khuyên là cao 30% so với quy luật. Với sản xuất tốt có thể là 3 lần so với quy luật.

4. Lập ra kế hoạch thử thách

Điều này cần được phát triển cân nhắc với môi trường kinh doanh như yêu cầu thị của trường và mức độ của đối thủ cạnh tranh

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo